Gặp bà chủ tiệm gạo Đà Nẵng khuyên khách không nên… mua nhiều gạo: “Giá có tăng thì cô vẫn sẽ cố gắng bán mức thấp nhất cho bà con mình”
Sợ nhiều người đổ xô đi mua gạo trong dịch Covid-19 sẽ khiến thị trường hỗn loạn và giá gạo sẽ bị đẩy lên cao, 1 bà chủ tiệm gạo ở Đà Nẵng lại làm việc “ngược đời” là treo tấm bảng đặc biệt để khuyên khách không nên… mua nhiều gạo.
Những ngày qua, khi những thông tin về các ca bệnh Covid-19 xuất hiện ở Đà Nẵng, nhiều người dân đã đổ xô đi mua gạo, mì tôm để dự trữ. Nhiều cửa hàng, tạp hóa vì thế mà cũng “tranh thủ” ra sức bán càng nhiều hàng càng tốt. Có tiệm còn lợi dụng thời điểm này, “đội giá” gạo lên cao 1 tí để kiếm lời.
Thế nhưng, trái ngược với các tiểu thương khác, bà Bùi Thị Hồng (67 tuổi), chủ tiệm Gạo Hồng (đường Nguyễn Lương Bằng, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) lại gây xôn xao mạng xã hội với tấm bảng có dòng chữ “Gạo Hồng, khuyến cáo: 1. Đất nước Việt Nam ta không thiếu gạo, do vậy mỗi gia đình nên mua vừa đủ lượng gạo để dùng như thường ngày, không nên dự trữ quá nhiều dẫn đến việc lo lắng quá mức để ảnh hưởng đến tình hình chung – 2. Cam kết bán đúng giá, đảm bảo đủ số lượng cung cấp để góp phần ổn định thị trường. Trân trọng cảm ơn!”.
Tấm bảng đặc biệt tại 1 tiệm gạo ở Đà Nẵng khiến nhiều người ấm lòng.
Cô Bùi Thị Hồng là chủ nhân của những tấm bảng “dễ thương” này.
Trao đổi với PV, bà Hồng cho biết, bản thân bà từng cán bộ Sở Công thương Đà Nẵng, sau khi nghỉ hưu, bà mở cửa hàng gạo này đã ngót nghét cũng gần 20 năm nay. Những ngày qua, nhất là từ khi Đà Nẵng công bố có ca nhiễm virus Corona đầu tiên (ngày 8/3), nhiều người dân đổ xô đi mua gạo để dự trữ. Thấy nhiều người lo lắng, đến tiệm của bà để xếp hàng dài mua gạo, bà liền nghĩ ra cách viết 1 tấm bảng để “trấn an” mọi người.
“Sợ dịch Covid-19 sẽ làm cho nhiều người dân hoảng loạn, với cô xem trên mạng thấy cảnh nhiều người đổ xô đi mua gạo, sợ việc này sẽ khiến thị trường bị hỗn loạn và khiến giá gạo được đẩy lên cao, gây bất lợi cho người dân. Do đó, cô nghĩ mình cần phải làm điều gì đó để góp phần ‘bình ổn’ thị trường và giúp mọi người hiểu được rằng Việt Nam mình là nước xuất khẩu gạo nên sẽ không bao giờ có chuyện thiếu gạo. Việc bà con mua quá nhiều gạo tích trữ lâu ngày sẽ khiến chất lượng gạo không được tốt, ảnh hưởng đến sức khỏe nữa…”, cô Hồng cười tươi chia sẻ.
Video đang HOT
Những ngày qua, tiệm gạo Hồng luôn tấp nập người đến mua gạo.
Nhờ tấm bảng của cô Hồng mà hiện nhiều người dân Đà Nẵng đã an tâm hơn, không còn cảnh đổ xô đi mua gạo như mấy ngày trước.
Cô Hồng khẳng định, hiện cửa hàng của cô vẫn bán tất cả các loại gạo đúng giá niêm yết trước khi Đà Nẵng có dịch Covid-19. Hiện, trong kho của cô vẫn còn hơn 200 tấn gạo và nguồn cung cấp gạo của cô đủ cung cấp cho toàn Đà Nẵng trong thời gian dài với giá bình ổn.
“Nếu như vài bữa giá gạo ở miền Tây nhập về hoặc các nơi khác có tăng cao thì cô vẫn sẽ cố gắng bán giá thấp nhất có thể để hỗ trợ cho bà con mình. Để người dân ở thành phố có thể yên tâm về vấn đề lương thực, cũng như để Đà Nẵng xứng đáng là thành phố nghĩa tình”, cô Hồng, tâm sự.
Cô Hồng luôn khuyên khách không nên… mua quá nhiều gạo!
Kho chứa gạo của cô Hồng có sức chứa hàng trăm tấn gạo, đủ cung cấp cho toàn Đà Nẵng.
Đặc biệt, thấy một số người dân đến mua gạo không bịt khẩu trang, cô Hồng đã sai con trai chạy khắp Đà Nẵng để mua nhiều khẩu trang Y tế phát miễn phí cho khách. Cạnh những hộp khẩu trang là những chai cồn để mọi người ra vào tiệm gạo có thể rửa tay, sát khuẩn.
“Cô phát khẩu trang cho khách là để bảo vệ sức khỏe cho họ và cả cho chính cô, cùng nhân viên của tiệm nữa. Ai không mua được khẩu trang thì cô tặng họ thêm vài cái để dùng, có bao nhiêu lắm đâu con…”, cô Hồng, trải lòng.
Bà chủ tiệm gạo tốt bụng tự tay đeo khẩu trang y tế cho khách đến mua gạo.
Cô Hồng luôn dành 1 phần lợi nhuận từ việc bán gạo để làm từ thiện.
Một trong số ít những tấm giấy khen về hoạt động thiện nguyện của bà chủ tiệm gạo tốt bụng.
Đáng trân trọng hơn khi được biết, cô Hồng cũng là nhà hảo tâm, tham gia nhiều hoạt động từ thiện ở địa phương. Hằng tháng, cô luôn trích một phần lợi nhuận từ việc kinh doanh của mình để giúp đỡ người nghèo, trẻ mồ côi, bệnh nhân tâm thần…
Nhìn những tấm giấy khen về các công tác xã hội của cô mới thấy được người phụ nữ này có tấm lòng nhân ái đến dường nào. Tuy nhiên, khi tôi muốn cô kể về những công việc thiện nguyện của mình, cô Hồng mỉm cười từ chối, bởi cô muốn giúp đời một cách thầm lặng…
Theo Trí Thức Trẻ
Thầy giáo thu về 50.000 nghìn like nhờ lời phê bá đạo trong giờ kiểm tra Địa, thách đố học trò nào còn dám chém gió bừa bãi
Lời phê hài hước trong giờ kiểm tra Địa khiến dân mạng được dịp bái phục trước độ xì - tin của thầy giáo một trường cấp ba Đà Nẵng.
Một trong những môn học thuộc ác mộng nhất thời đi học có lẽ là môn Đia lý khi có quá nhiều con số và kiến thức, mỗi địa hình lại có một kiểu khí hậu, tự nhiên khác nhau... Nhưng đây cũng là môn nhiều tính thực tiễn giúp học sinh hiểu hơn về nơi mình đang sống hay thậm chí giải thích các hiện tượng tự nhiên siêu khó hiểu như nguyên nhân tạo ra nguyệt thực, lốc xoáy...
Đối với học sinh không chuyên, làm trắc nghiệm còn dễ thở vì tra được Atlat nhưng đến tự luận thì đành bó tay. Nào là cách hình thành các dòng đối lưu, hướng gió thay đổi như nào, nguyệt thực nguyên nhân ra sao... cũng đủ khiến nhiều người đau đầu. Lường trước được cảnh "bó tay chịu trận" của học sinh, thầy giáo đã ghi ngay lời phê dễ thương: " Học địa lý, nếu có chém gió thì cũng phải ra được hướng gió".
(Ảnh: Minh Châu/ Group Trường Người Ta)
Được biết đây là bài kiểm tra môn Địa khối 10 của trường THPT Năng Khiếu (Đà Nẵng). Đề dài, câu tự luận lại siêu khó nhưng nhiều học sinh không khỏi phì cười trước lời phê bá đạo của giáo viên. Thôi thì, học trò đành kháo nhau nếu không biết làm thì đành bó tay, còn dám đánh liều chém gió thì cũng phải ra được hướng gió như thầy giáo yêu cầu.
Ngay sau khi hình ảnh được đăng tải đã thu về gần 50.000 lượt yêu thích trên một group học đường nổi tiếng.
" Đông Tây Nam Bắc còn không phân biệt được nói gì đến hướng gió chém cho thầy", bạn A.H hài hước bình luận.
" Sợ chém ra hướng gió mạnh quá thầy bị cảm lạnh lại trách học sinh", bạn T.H bình luận.
" Chém được ở đâu không quan trọng, quan trọng là bạn đang đứng ở khu khí áp cao", bạn H.T chia sẻ.
" Học Vật Lý, có chém cũng phải ra được vận tốc gió. Học Văn, chém gió cũng có tinh nghệ thuật của nó", bạn T.N bình luận.
Theo Helino
Hằng Túi lần đầu kể lại chuyện đi đẻ Sữa "chủ tịch": Đau 5 ngày cậu nhóc mới chịu ra, xấu xí như chú khỉ con Khi biết vợ mang bầu bé Sữa, ông xã Hằng Túi đã bế vợ lên cười rối rít, lập tức giấu hết guốc của vợ đi, mua sách mua thuốc, bỏ hết việc để trông vợ đẻ. Đã qua sinh nhật 2 tuổi của Sữa được 1 tuần, nhưng có vẻ như Hằng Túi vẫn chưa hết cảm xúc dành cho cậu con...