‘Gặp’ anh hùng Hồ Giáo trong trang sách
&’ Anh hùng Lao động Hồ Giáo đã thanh thản ra đi lúc 15 giờ 30 ngày 14/10/2015 (hưởng thọ 86 tuổi).
Rất nhiều người đã rơi nước mắt, bàng hoàng xót thương khi nghe tin ông mất. Họ vẫn ngỡ như “anh Hồ Giáo” vẫn đang gắn bó với đồng cỏ, với đàn trâu, đàn bò. Giống như khung cảnh đẹp như tranh trong trang sách họ từng học năm nào:
“Bây giờ đã sang tháng ba. Đồng cỏ Ba Vì vẫn giữ nguyên vẻ đẹp như hồi đầu xuân. Không khí trong lành và rất ngọt ngào. Bầu trời cao vút, trập trùng những đám mây trắng…
Giáo đứng trên đồng cỏ đã lâu lắm. Đàn bê ăn quanh quẩn ở bên anh…”
Tác giả Phượng Vũ đã không quá lời khi miêu tả tình cảm của đàn bê đối với anh Hồ Giáo bằng những từ ngữ: “Quấn vào chân, nhảy quẩng lên, nũng nịu, sán vào, đòi bế”. Bởi không chỉ con người mới biết thể hiện cảm xúc khi yêu, loài vật cũng có thể bộc lộ cảm xúc với người hết lòng quan tâm, săn sóc, nâng niu chúng như con ruột.
Video đang HOT
Anh hùng Hồ Giáo từ đời thực bước vào trang sách. Ảnh: Dân Việt
Nhờ những cống hiến quan trọng cho ngành chăn nuôi gia súc, ông Hồ Giáo đã được Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động hai lần vào năm 1966 và 1986. Cho tới nay, ông vẫn là người duy nhất “trong ngành” đạt được thành tích này.
Người anh hùng bình dị từ cuộc sống thực đã bước vào thơ, nhạc và sách giáo khoa, trở thành “ký ức không thể nào quên” thời cắp sách đến trường của biết bao thế hệ học trò. Nhưng xin đừng nhầm lẫn rằng nhờ có bài đọc ở trang 136, sách Tiếng Việt 2, tập 2 mà người chăn bò ấy mới trở nên nổi tiếng, quen mặt.
Nhà văn Hồ Phương đã phải nhiều lần đính chính rằng nhân vật Nhẫn trong truyện ngắn Cỏ non (được tuyển chọn trong sách giáo khoa Văn lớp 9) là một người chăn bò bình thường, không phải hình tượng văn học được xây dựng từ nguyên mẫu Hồ Giáo. Biết thế, nhưng nhiều giáo viên và học sinh vẫn “cố tình” nhầm lẫn anh Nhẫn trong Cỏ non với anh Hồ Giáo của Quảng Ngãi, vì giữa “họ” có quá nhiều điểm tương đồng, thân quen.
Như vậy, chính “Vui thú đời đi chăn bò”, niềm say mê lao động đã dựng nên một Hồ Giáo độc nhất vô nhị trong lòng người và trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các nghệ sĩ tài ba. Bởi những tác phẩm nghệ thuật được xây dựng từ những nguyên mẫu ngoài cuộc đời luôn có sức lôi cuốn mạnh mẽ với công chúng.
Hồ Giáo đã về với cỏ, nhưng “đàn bê” của anh vẫn còn nguyên trong trang sách. Chắc chắn, sẽ có những người noi gương anh, thế hệ học trò mới, sinh ra và lớn lên trong hòa bình, cống hiến và vươn lên vị trí số 1 bằng “sự giàu có” trong tâm hồn.
Và biết đâu, sẽ có người nối nghiệp ông, trở thành “anh hùng” trên những cánh đồng cỏ voi, cỏ Ghinê xanh bát ngát…
N. Hà
Theo_Người Đưa Tin
Anh hùng chăn nuôi Hồ Giáo qua đời
Ông Hồ Giáo - người duy nhất trong ngành chăn nuôi được Nhà nước 2 lần phong danh hiệu Anh hùng Lao động - đã qua đời ở tuổi 86.
Anh hùng Hồ Giáo. Ảnh: NLĐ
Sau nhiều năm chống chọi với bệnh tật, chiều 14/10, Anh hùng Lao động Hồ Giáo qua đời tại nhà riêng ở phường Quảng Phú, TP Quảng Ngãi.
Ông Hồ Giáo quê xã Tịnh Sơn, huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi, là đại biểu Quốc hội các khoá IV, V và VI. Ông tham gia cách mạng tại địa phương năm 1948 và 6 năm sau tập kết ra Bắc, công tác tại Sư đoàn 350 bảo vệ Hà Nội. Đến năm 1960, Hồ Giáo chuyển sang làm công tác chăn nuôi tại Ba Vì, tỉnh Hà Tây cũ (nay là Hà Nội). Từ công việc này ông đã nghiên cứu thành công việc thụ tinh nhân tạo và chữa bệnh cho heo, bò. Với thành tích này, năm 1966 ông được phong Anh hùng Lao động.
Mười năm sau ông chuyển công tác về Trung tâm Nghiên cứu trâu và đồng cỏ miền Đông Nam bộ (xã Lai Khê, huyện Bến Cát, tỉnh Sông Bé). Năm 1977, khi Ấn Độ tặng Việt Nam 502 con trâu giống Mura với mục đích làm sức kéo và lấy sữa, trong đó có 2 con do bà Thủ tướng Indira Gandhi tặng Thủ tướng Phạm Văn Đồng, ông chuyển sang nuôi trâu tại nông trường Sông Bé (nay là tỉnh Bình Dương).
Tại nơi làm việc mới, ông được Nhà nước phong tặng Anh hùng lao động lần thứ hai vào năm 1986 khi đàn trâu ông nuôi lên đến cả nghìn con.
Năm 1990, Hồ Giáo về quê sinh sống nhưng lòng nhiệt huyết với đàn trâu và đồng cỏ trong ông vẫn còn vẹn nguyên. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã giao 15 con trâu Mura về Quảng Ngãi cho ông chăm sóc, để nhân giống và giao cho các huyện trong tỉnh Quảng Ngãi. Năm 2008, do tuổi cao sức yếu, ông chính thức nghỉ hưu.
Trí Tín
Theo VNE
EVN bị loại khỏi đề cử phong tặng Anh hùng lao động Hội đồng Thi đua Khen thưởng Trung ương quyết định rút Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) khỏi danh sách đề nghị phong tặng Anh hùng Lao động năm 2015. Ảnh minh họa Trao đổi với VnExpress, Trưởng ban Thi đua Khen thưởng Trung ương Trần Thị Hà cho biết, trong cuộc họp gần đây, Hội đồng Thi đua Khen thưởng Trung...