Gặp ai chém người đó, người tâm thần bị kết án… chung thân
HDXX TP Hà Nội đã tuyên phạt bị cáo Vũ Văn Mạnh tù chung thân với tội danh giết người. Tuy nhiên, điều đáng nói là bị can đã được cơ quan giám định pháp y tâm thần trung ương xác định trước, trong và sau khi phạm tội bị mắc bệnh tâm thần.
Kết án chung thân cho người mắc bệnh tâm thần
Thông tin từ Tòa án Nhân dân(TAND) tối cao Hà Nội, ngày 13/8 tới, TAND tối cao sẽ đưa ra xét xử phúc thẩm vụ án giết người với bị cáo là ông Vũ Văn Mạnh (thôn Yên Khê, xã Yên Thường, huyện Gia Lâm, Hà Nội).
Trước đó, ngày 28/4, Hội đồng xét xử (HĐXX) TP Hà Nội đã tuyên phạt bị cáo Vũ Văn Mạnh tù chung thân về tội giết người.
Bị cáo Vũ Văn Mạnh.
Dẫu vậy, trong hồ sơ vụ án bị can Vũ Văn Mạnh được xác định là có “có mắc bệnh tâm thần, bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực hiện tại giai đoạn trầm cảm nặng, có các triệu chứng loạn thần. Theo phân tích bệnh quốc tế lần thứ 10 năm 1992 về các rối loạn tâm thần và hành vi bệnh có mã số F31.5″.
Cụ thể, trong hồ sơ vụ án có ghi rõ:”Trước, trong và sau khi phạm tội bị can mắc bệnh trên. Bị can bị hạn chết năng lực nhận thức và điều khiển hành vi.”
Ngay sau khi có kết quả giám định của Viện giám định pháp y tâm thần trung ương, Viện kiểm sát nhân dân TP Hà Nội đã quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh đối với ông Vũ Văn Mạnh.
Video đang HOT
Kết quả giám định của Viện giám định pháp y tâm thần Trung ương.
Tuy nhiên sau đó, biện pháp áp dụng chữa bệnh bắt buộc với Vũ Văn Mạnh đã bị đình chỉ, tòa án tiếp tục điều tra, truy tố và xét xử bị can. Theo đó, ngày ngày 28/4, Hội đồng xét xử (HĐXX) TP Hà Nội đã tuyên phạt bị cáo Vũ Văn Mạnh tù chung thân về tội giết người.
Cần xem xét lại mức án?
Mức án này khiến con rể bị cáo Mạnh, anh Đ (con rể bị cáo, cũng là một trong những nạn nhân của vụ án, bị chính bố vợ mình đâm nhát chí mạng) bày tỏ băn khoăn: “Tôi biết bố vợ tôi lúc đó không kiểm soát được hành vi nên mới hành động như vậy. Hôm gây án, tôi thấy mặt bố tôi đỏ bừng lên, đôi mắt đỏ ngầu. Sau đó bố vợ tôi cầm dao định chém con trai, tôi sợ quá nhảy vào can ngăn liền bị bố đâm một nhát vào phía thận trái. Mức án cho ông ấy như vậy là quá nặng”.
Theo hồ sơ vụ án, khoảng 15h40 ngày 8/9/2011, sau khi ăn xong, Mạnh cầm một con dao lấy từ bếp đi về phía Vũ Văn Thắng, con trai Mạnh đang đứng trước nhà. Thấy Thắng xin nên Mạnh không chém nữa. Cùng lúc đó, Đ., con rể Mạnh đi đến can liền bị Mạnh đâm một nhát vào sườn trái, phía sau làm Đ. ngã xuống đất. Dù Đ. cầu xin nhưng Mạnh vẫn nói “tao đâm chết mày”. Thấy thế, Thắng lao vào giật được con dao trên tay bố, còn Đ. được mẹ vợ đưa đi cấp cứu.
Không dừng tay, Mạnh tiếp tục chạy vào bếp lấy một con dao nữa chạy ra ngõ rồi sang nhà em trai mình đòi chém. Thấy đóng cửa nên Mạnh chuyển sang đối tượng khác. Với thái độ hung hãn, Mạnh nhìn ai là chém người đó. Khi không còn ai ở nhà em mình, Mạnh tiếp tục dùng con dao khác đi ra đường liên thôn.
Tại đây, Mạnh thấy Dương Thị Lan. Chẳng nói chẳng rằng, Mạnh vung dao lên chém một nhát vào đầu Lan. Thấy Lan bỏ chạy, Mạnh đuổi theo vào trong nhà thì gặp cháu của Lan. Mạnh tiếp tục giơ dao chém nhưng cháu của Lan chạy thoát. Mạnh lại quay đầu ra sân và gặp bà Nguyễn Thị Nhung. Chưa kịp phản ứng, bà Nhung đã bị Mạnh chém nhiều nhát vào đầu dẫn tới tử vong.
Bà Nhung nằm đó, Mạnh tiếp tục sang nhà hàng xóm và hễ cứ gặp ai là Mạnh vung dao chém và đuổi theo người đó. Chỉ đến khi mọi người trong xóm cầm cuốc, xẻng chạy ra, Mạnh mới chịu dừng tay, bỏ chạy về nhà. Đến nơi, không hiểu vì lý do gì, Mạnh cầm dao, tự đập vào đầu, gây thương tích cho bản thân mình.
Luật sư Phạm Hoài Nam, hãng luật Bến Nghé – sài Gòn cho biết:
Căn cứ quy định tại Điều 13 của Bộ luật Hình sự quy định về tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự thì xảy ra 2 trường hợp:
Trường hợp 1: Khi thực hiện hành vi phạm tội, người phạm tội mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự; đối với người này, phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
Trường hợp 2: Khi thực hiện hành vi phạm tội, người phạm tội vẫn có khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi nhưng đã lâm vào tình trạng quy định tại khoản 1 Điều 13 của Bộ luật Hình sự trước khi bị kết án thì cũng được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh có thể phải chịu trách nhiệm hình sự. Tình huống bị cáo này sau khi được đưa vào cơ sở chữa bệnh sau đó đã ổn định trở lại nên bị đưa ra xét xử và tuyên án chung thân đối với tội danh đã vi phạm, cần phải điều tra xem xét là người đó đã thực hiện hành vi phạm tội tại thời điểm mà họ đã bị bệnh tâm thần hay chưa, cơ sở để xác định là người đó có giấy tờ hoặc hồ sơ bệnh án tâm thần của cơ sở y tế có thẩm quyền hoặc kết luận điều tra của cơ quan Công an.
Như vậy, nếu rơi vào trường hợp thứ nhất thì người đó không phải chịu trách nhiệm hình sự, còn nếu rơi vào trường hợp thứ 2 thì sau khi được đưa đi chữa bệnh người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự đối với tội danh đã vi phạm.
Xuân Tùng
Theo_Người Đưa Tin
Định tội danh đối với bác sĩ Tường: Chờ kết quả giám định pháp y
Việc công an thông báo kết quả giám định ADN của một thi thể trùng khớp với mẫu ADN của mẹ đẻ và con của chị Huyền sẽ mở ra hướng mới cho vụ án. Tuy nhiên kết quả giám định pháp y của công an mới đủ cơ sở xác định đúng tội danh của bác sĩ Tường.
Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM nhận định khi nói về vụ thẩm mỹ viện Cát Tường.
Luật sư Hậu cho biết ở tòa sơ thẩm, ông Nguyễn Mạnh Tường và đồng sự bị truy tố tội xâm phạm mồ mả, hài cốt và trộm cắp tài sản. Sau đó tòa cũng đã trả hồ sơ để điều tra lại. Trong khi điều tra lại thì có tình tiết vớt được xác này.
Con trai chị Huyền mang di ảnh mẹ tham dự phiên tòa sơ thẩm - Ảnh: Hà An
"Bây giờ giám định pháp y chưa có nên chưa thể kết luận gì được. Cần phải đợi kết quả giám định. Với kỹ thuật y khoa như bây giờ sẽ giám định chị Huyền chết do đâu và từ đó xét xử ông Tường với tội danh gì", ông Hậu nói.
Luật sư Nguyễn Kiều Hưng, Hãng luật Giải Phóng, cho biết giờ chưa có kết quả giám định pháp y thì chưa thể khẳng định bà Huyền chết vì nguyên nhân gì, thời điểm chết, khi quăng xuống sống đã chết chưa...
"Nếu thời điểm đó chị Huyền chưa chết mà quăng xuống sông thì tất nhiên bác sĩ Tường sẽ bị khép vào tội danh giết người. Kết quả giám định pháp y sẽ chỉ ra tội danh tương đương đối với ông Tường", luật sư Hưng nói.
Tuy nhiên khác với luật sư Hậu, luật sư Hưng cho biết do một thời gian khá lâu mới tìm được xác do đó sẽ có khó khăn trong quá trình giám định vì xác đã phân hủy.
Luật sư Phạm Hương Giang (văn phòng Luật sư Hồng Hải và cộng sự), luật sư bảo vệ quyền lợi cho gia đình nạn nhân chị Huyền, từ chối đưa ra thông tin khi PV đặt câu hỏi liên quan đến tình tiết mới.
Trước đó, trong bản kiến nghị gửi cơ quan điều tra, các luật sư bảo vệ quyền lợi cho gia đình nạn nhân chị Huyền cho rằng những hành vi của Nguyễn Mạnh Tường đã có dấu hiệu của tội giết người theo quy định tại Điều 93 Bộ luật Hình sự.
Theo Thanh Niên
Đi tù oan chỉ vì giám định viên... cộng sai số Từ vụ xô xát với người vợ không hôn thú, do giám định viên "ghi nhầm" tỉ lệ thương tật từ 8% thành 11% mà một người đàn ông ở Hà Tĩnh đã bị tù oan 3 tháng. Ra tù, suốt 12 năm qua, ông đòi bồi thường oan sai nhưng không cơ quan nào thực hiện, ngay cả một lời xin lỗi...