Gặp “141″, định phi tang ma túy nhưng không thành
Bị tổ công tác phát hiện có mang ma túy, sau một hồi quanh co, người đàn ông thừa nhận hai gói nhỏ chứa ma túy, trong đó 1 gói anh ta vừa ném xuống đất.
Đêm 13-7, tổ công tác Y6/141 do Trung tá Trần Ngọc Quyên chỉ huy, làm nhiệm vụ chống đua xe và cổ vũ đua xe trái phép tại nút giao thông Yên Phụ – Nghi Tàm (quận Ba Đình).
Đến khoảng 0h, phát hiện cặp đôi nam nữ đi xe máy biển kiểm soát 30H6 – 0471 có biểu hiện nghi vấn nên tổ công tác ra hiệu dừng xe để kiểm tra.
Đối tượng Lâm Kiên Giang và người phụ nữ đi cùng tại chốt kiểm tra của tổ công tác Y6
Quá trình kiểm tra hành chính, người đàn ông điều khiển xe vứt ra từ trong túi quần một gói nilon chứa tinh thể. Tuy nhiên, hành vi của người này bị Thiếu úy CSCĐ Nguyễn Thanh Tuấn phát giác.
Tiếp tục kiểm tra, tổ công tác tìm thấy trong người anh ta có thêm 1 gói nhỏ chứa bột trắng.
Sau một hồi quanh co, người đàn ông thừa nhận hai gói nhỏ chứa ma túy, trong đó 1 gói anh ta vừa ném xuống đất nhưng bất thành.
Tại Công an phường Trúc Bạch, người đàn ông khai tên Lâm Kiên Giang (SN 1974, ở phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội). Giang cho biết anh ta từng có 5 tiền án. Hai gói ma túy Giang mua về để sử dụng. Còn người phụ nữ kia chỉ đi cùng, không liên quan gì.
Vụ việc đang được cơ quan công an tiếp tục điều tra.
Theo_An ninh thủ đô
Em trai "ra tay" với anh vì không được cưới vợ
Trong bữa cơm sum họp của gia đình, Chương buông lời trách cha mẹ không chịu cưới vợ cho mình. Thấy em trai trách mẹ vô lý, người anh liền khuyên giải, không ngờ nhận cái chết tức tưởi.
Video đang HOT
Đi tù về tội giết người, nhiều đêm Chương mơ thấy anh trai nhìn mình giận dỗi. Nước mắt ướt đầm, Chương muốn nói lời xin lỗi mà không sao cất được lên lời. Nôi đau cứ thế từng đêm dằn vặt Chương.
Bữa cơm định mệnh
Chiều ngày 8/7/2003, tại nhà ông Lường Văn Tủa, ở bản Ngoa, xã Phú Sơn, huyện Văn Chấn, Yên Bái, có tổ chức bữa cơm gọi là cám ơn những người đã tới hộ việc ma chay.
Ăn uống xong, mọi người kéo nhau về, chỉ còn lại hai người đàn ông cạnh nhà với bố con ông Tủa là Lường Văn Chương và Lường Văn Ơn. Tuổi cao lại phải uống nhiều nên chỉ một lúc sau, ông Tủa cũng đứng dậy vào buồng ngủ. Vợ ông, bà Quàn Thị Lả thấy thế cũng đứng lên ra chỗ bàn uống nước xem tivi và ăn trầu.
Một lát sau, có thêm hai thanh niên cùng bản vào ngồi song anh Ơn lấy lý do mệt, cáo từ chuyện uống rượu, ra ngồi nói chuyện với mẹ. Chỉ còn Chương và bốn người khác ngồi nhâm nhi với nhau.
Dường như chỉ lúc này khi đã ngà ngà say Chương mới có can đảm nói ra điều ấm ức bấy lâu cất giữ trong lòng nên đứng dậy, ra chỗ mẹ cất tiếng hỏi: "Mẹ đã say chưa, sao không uống rượu nữa?". Bà Lả đáp: "Mẹ không say nhưng không uống nữa, nhai trầu xong thì đi ngủ thôi". Chương hỏi tiếp, giọng gắt gỏng: "Sao mẹ không tổ chức cưới cho con?".
Mặc dù nghe mẹ phân tích rằng gia đình vừa dồn hết tiền vào việc lo hậu sự cho hai người mới mất, rồi thêm việc anh trai Chương tên là Chò vừa làm nhà mới nên hiện giờ không thể xoay đâu ra tiền để hỏi vợ cho Chương nhưng anh ta không chịu.
Chương đá cái nọ, ném cái kia rồi lớn tiếng nói lại mẹ, cho rằng bà thiếu công bằng, không cho anh ta lập gia đình vì muốn bắt anh ta ở lại nhà thêm một thời gian nữa để làm việc. Nghe tiếng con trai nói hỗn với vợ, ông Tủa từ trong buồng ngủ đi ra, quát Chương, tức thì bị anh ta xông vào đánh.
Anh Ơn ngồi gần đó liền xông tới, đấm một cái vào ngực Chương với ý can ngăn: "Mày định đánh bố mẹ à?". Chương quay sang đánh người anh. Những người có mặt liền xúm vào can song Chương như kẻ cuồng điên, không còn biết gì nữa.
Anh ta lấy liềm chém anh trai nhưng bị bà Lả giằng được, vứt xuống sân. Chương lại chạy đi lấy dao song vẫn không đạt được ý định chém anh mình vì bị những người ở đó cản, giữ.
Nghe lời khuyên của mọi người, anh Ơn đi về nhà mình nhưng mới vừa đi xuống sân thì Chương đã nhảy qua cửa sổ, chặn đầu. Như một kẻ cuồng điên, Chương cầm dao đuổi theo anh mình, mặc cho anh Ơn vừa chạy vừa van xin. Chương đuổi kịp anh và những nhát dao trong tay kẻ say rượu đã khiến anh Ơn thiệt mạng.
Ngày hầu tòa, đứng trước vành móng ngựa, Chương cảm nhận hết nỗi đau đớn, ân hận khi trước mặt anh ta là khuôn mặt đau khổ của bố mẹ, là đôi mắt tiều tụy, âu sầu của người chị dâu và cái nhìn ngơ ngác của 4 đứa cháu mồ côi. Đứa bé nhất ngồi trên lưng mẹ cứ chìa đôi tay bé xíu về phía Chương đòi bế khiến mẹ nó là chị Lường Thị È, vợ anh Ơn, phải cõng con ra ngoài.
Chương bảo hôm bị đưa ra tòa xử, cô người yêu cũng tới dự nhưng chỉ gục đầu khóc. Án 16 năm tù, Chương biết chẳng còn cơ hội nên nghĩa vợ chồng với người mình thương yêu.
Phạm nhân Lường Văn Chương.
Thương em chồng vì nôn nóng lấy vợ, trong lúc say rượu không làm chủ bản thân nên chị Ẻ đã làm đơn kháng cáo, xin giảm nhẹ hình phạt cho Chương nhưng qua 2 phiên tòa xét xử, Chương vẫn chịu mức án 16 năm tù.
Sẽ nuôi con anh trai để chuộc lỗi
Về trại giam Quyết Tiến cải tạo, Chương ôm nỗi hận vì lỡ dở tình duyên thì ít mà xót xa cho những đứa cháu mồ côi cha thì nhiều bởi mẹ chúng, chỉ một năm sau đã bỏ đi lấy chồng.
"Gia đình tôi ở xa, điều kiện kinh tế không có nên một, hai năm mới có được một lần thăm gặp. Trong này tôi cũng chẳng thiếu gì, chỉ mong tin tức về gia đình thôi", Chương tâm sự.
Chương bảo ngày mới bị bắt, đêm nào anh ta cũng khóc vì thương người anh xấu số và cả thương cho thân mình. Nhưng khi biết chị dâu đi lấy chồng, các cháu phải sống với ông bà thì Chương càng thấy ân hận. Gia đình ở xa, không có điều kiện xuống thăm nuôi thường xuyên nên anh ta không biết nhiều về gia đình.
Mãi năm ngoái, tức là sau gần chục năm anh ta sống trong trại cải tạo, người anh trai mới xuống thăm. Nghe anh kể về gia đình người anh xấu số, Chương thấy xót xa trong lòng. Vẫn biết chị dâu còn trẻ, chẳng dây nào trói được chân người nhưng khi biết chị đã sang Trung Quốc lấy chồng, bỏ đàn con nheo nhóc cho ông bà nội, Chương vẫn thấy day dứt.
"10 năm tôi ở trong này, bố mẹ giờ già lắm rồi, tóc bạc, chắc chẳng còn uống được rượu như ngày xưa nữa. Nghĩ đến bố mẹ là tôi lại ân hận, giá như ngày đó tôi không quá sốt sắng chuyện lấy vợ thì gia đình tôi vui vẻ biết bao", Chương tâm sự.
Theo lời anh ta thì tại lúc đó trong nhà anh ta ai cũng yên bề gia thất, Chương cũng muốn lấy vợ để đỡ đơn lẻ mới giục bố mẹ cưới vợ cho mình. Rồi Chương cũng tạm yên tâm với lời hứa của bố mẹ rằng năm sau sẽ tính chuyện gia đình cho Chương, nhưng khi nghe cô người yêu thông báo đã có thai, sợ bị làng phạt nên Chương mới nôn nóng.
Hỏi Chương về cô người yêu, anh ta cúi đầu cười buồn: "nghe nói cô ấy sợ làng phạt vạ nên đã bỏ sang Trung Quốc từ lâu rồi".
Vào trại giam với mặc cảm giết người thân, đêm nào Chương cũng khóc, cũng gọi tên anh trai rồi thì thầm lời xin lỗi. Nghĩ mình dẫu đi tù vẫn có cơm ăn hàng ngày, Chương lại trạnh lòng nghĩ tới những người ở nhà. Không có Chương cuốc rẫy, làm nương, ngô sẽ không nhiều để bố mẹ nấu rượu, rồi con gà, con lợn chắc cũng không nhiều như trước nữa. Bên gia đình anh trai, chị dâu chắc khó mà kiếm đủ gạo để nuôi bọn trẻ,...
Càng nghĩ, Chương lại càng trách mình ích kỷ, hàm hồ, chỉ vì nôn nóng chuyện lấy vợ mà đẩy người thân vào khổ đau, thiếu thốn. Rồi khi biết chị dâu đi lấy chồng, Chương xót xa cho những đứa cháu, mồ côi cha chưa được bao lâu thì giờ chẳng còn mẹ để bấu víu, không biết giờ sống với ông bà già cả thì sẽ thế nào.
Nung nấu ý định bỏ trốn để "về nhà xem tình hình các cháu thế nào" nên đang làm ở đội làm hàng mã, Chương xin chuyển sang đội làm ruộng để có cơ hội đi ra ngoài, chờ thời cơ thuận tiện sẽ bỏ trốn.
Cũng may cho Chương là sự "xung phong làm công việc nặng nhọc" của anh ta trong lúc tâm trạng có nhiều biểu hiện bất thường đã bị những người xung quanh phát giác. Bạn tù động viên, cán bộ phân tích, nhắc nhở, giáo dục, cảnh cáo đã kịp thời giúp Chương tỉnh ngộ.
"Tôi vẫn còn may mắn vì trong lúc tiêu cực thì được cán bộ chỉ cho cái sai để dừng lại, nếu không thì giờ chắc án chồng án rồi", Chương kể. Anh ta khẽ nhếch mép nhưng nụ cười mỉm ấy nhanh chóng tan biến.
Gương mặt lạnh tanh, Chương buồn bã: "Đàn bà vùng cao, không còn ưng cái bụng thì chẳng làm cách nào giữ họ lại được, có vài con rồi cũng bỏ đi với người khác thôi. Hạnh phúc của tôi bây giờ không phải là lấy vợ mà là trách nhiệm nuôi dạy các cháu thay anh mình. Án của tôi cũng sắp hết rồi, khi trở về tôi sẽ chăm lo cho các cháu để chuộc lỗi đã gây ra. Có như vậy tôi mới được thanh thản".
Viết thư cho các cháu để lương tâm đỡ cắn dứt và hy vọng các cháu bỏ qua lỗi lầm của mình, Chương không ngờ điều nhận được còn lớn hơn thế. Ngày nhận được thư của đứa cháu lớn gửi vào, Chương không dám bóc ngay vì chưa tin đó là sự thật. Tới khi đọc thư, đến đoạn "chúng cháu tha thứ cho chú và không muốn nhắc tới chuyện cũ nữa, chỉ mong chú sớm trở về cùng gánh vác chuyện gia đình" thì đôi mắt kẻ giết anh trai đã ứa lệ.
Theo lời Chương thì con trai lớn của anh Ơn mới 17 tuổi nhưng tỏ ra là người hiểu biết và rộng lượng. Chương mừng vì được các cháu cảm thông, lại càng có quyết tâm cải tạo tốt để sớm trở về. Không còn bi quan như trước, Chương cảm thấy cuộc sống có mục đích hơn, nên tự hứa với lòng mình sẽ cố gắng xứng đáng với lòng mong mỏi của gia đình.
6 lần giảm án, Chương gần như sắp hoàn thành thời gian trả giá của mình. Hy vọng sau này mãn hạn trở về, anh ta sẽ sống tốt hơn, có trách nhiệm hơn với cha mẹ và đàn cháu để mỗi khi chợt nhớ quá khứ, không còn phải day dứt về lầm lỗi năm xưa.
Mai Hạ
Theo_Người Đưa Tin
10 năm văng vẳng tiếng nhạc hiếu 'đòi mạng' bên tai gã phạm nhân Mỗi khi đặt lưng xuống chiếc giường xi măng lạnh cứng quá khứ lại ùa về giằng xé tâm can khiến Đại dường như quên mất sau một ngày còng lưng kéo xe đất. Đôi mắt thâm quầng vì bị mất ngủ dường như trũng hơn dưới đôi lông mày rậm rì, đen nhánh. Đoàn Đắc Đại (SN 1979, ở An Dương, Hải...