Gạo Việt thua Campuchia: Hậu quả của “mạnh ai người nấy làm”
Theo GS Trần Đình Long, xuất khẩu gạo của Việt Nam đang chạy theo số lượng lớn, từ khâu sản xuất, chế biến, thương mại đều yếu kém: Không điều khiển được cơ cấu giống chất lượng cao, sản xuất theo kiểu mạnh ai người ấy làm.
(Ảnh minh hoạ).
Nhận định về tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam, nhiều chuyên gia cho rằng, thị phần xuất khẩu gạo của Việt Nam sang một số thị trường chính như Trung Quốc đang mất dần vào tay Campuchia, Thái Lan, Myanmar hay Ấn Độ…
GS Trần Đình Long với tư cách là Chủ tịch Hội giống cây trồng Việt Nam đã chia sẻ những giải pháp để khắc phục tình trạng này.
Thưa ông, mặc dù vẫn là thị trường chính, nhưng xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Trung Quốc liên tục giảm trong những năm gần đây. Theo ông, đâu là nguyên nhân và giải pháp cho tình trạng này?
Những năm gần đây thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Trung Quốc ngày một giảm. Nguyên nhân là do, xuất khẩu gạo sang Trung Quốc chủ yếu là gạo có chất lượng thương phẩm thấp, chủ yếu xuất theo con đường tiểu ngạch không chính thống vì vậy hầu hết phụ thuộc vào các doanh nghiệp của Trung Quốc. Giá cả đều phụ thuộc vào người mua, ta không chủ động được giá bán vì cung vượt cầu.
Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam cũng chưa đủ điều kiện về nguồn lực (cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, kho tàng…Thiếu nguồn nhân lực có trình độ cao trong thương mại) vì vậy không tự quyết và điều khiển được giá cả xuất khẩu gạo, đặc biệt số lượng gạo với chất lượng và giá thấp lại chiếm đa số.
Để khắc phục các yếu điểm trên trước hết phải tổ chức lại khâu sản xuất. Quy hoạch vùng và chủng loại giống để nâng cao tỷ lệ giống lúa có chất lượng cao, giá trị từ 600 USD/tấn trở lên. Phải có đủ kho tàng để dự trữ gạo, chủ động và điều khiển giá theo các hợp đồng chính ngạch, cương quyết không chạy theo số lượng. Liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp Việt Nam với nhau để có thể chủ động được giá cả theo hợp đồng.
Video đang HOT
Gạo Việt đang gặp sự cạnh tranh gay gắt từ những nước như Campuchia, Lào… Tại sao từ 1 nước xuất khẩu gạo lớn hàng đầu thế giới, Việt Nam lại đứng trước nguy cơ thua Campuchia thưa ông?
Thực ra, việc thắng thua trong xuất khẩu gạo cũng không phải là vấn đề lớn. Vì cơ chế thị trường là bình đẳng, nếu cạnh tranh lành mạnh thì không sao, các nước có quyền như nhau.
Trên thực tế số lượng gạo của Campuchia và Lào vẫn còn khiêm tốn, vì vậy chất lượng gạo của họ cao hơn, đương nhiên sẽ có lợi thế cạnh tranh. Trong khi chúng ta chạy theo số lượng lớn, từ khâu sản xuất, chế biến, thương mại đều yếu kém: Không điều khiển được cơ cấu giống chất lượng cao, sản xuất theo kiểu mạnh ai người ấy làm, loại trừ một số doanh nghiệp tổ chức sản xuất theo chuỗi sản phẩm, nhưng số lượng gạo chất lượng cao còn quá nhỏ.
Theo ông, chất lượng gạo có phải cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến gạo Việt Nam không thể cạnh tranh được với các nước như Thái Lan, Ấn Độ?
Chính xác là như vậy. Tuy nhiên nguyên nhân chủ yếu vẫn là khâu tổ chức sản xuất kém. Không có mối liên kết chịu trách nhiệm của người sản xuất với các doanh nghiệp thương mại. Các doanh nghiệp thương mại chủ yếu là tổ chức mua-bán. Không chú trọng khâu thương mại với khâu tổ chức vùng sản xuất.
Việt Nam cần phải hình thành nhiều tập đoàn sản xuất và xuất khẩu gạo lớn, đủ mạnh theo ngành hàng và phải huy động tổng lực từ chính sách của nhà nước, đầu tư vốn, khoa học công nghệ và hình thức tổ chức sản xuất lúa gạo. Chỉ sản xuất lúa gạo chất lượng cao với chi phí thấp, mới có thể cạnh tranh được với với bất kỳ thị trường nào.
Có nhận định cho rằng, Việt Nam dù có nhiều giống lúa nhưng gạo xuất khẩu lại không có thương hiệu, bản sắc riêng và chất lượng cũng không cao. Xin ông cho nhận xét về các giống lúa đang được Việt Nam lựa chọn trồng?
Hiện tại, Việt Nam có một số giống địa phương hoặc giống đặc sản: ví dụ các loại gạo tám, gạo thơm như Nàng thơm…Loại thứ hai là các giống lúa cải tiến (giống mới) như Jasmine- 85, OM4900, St 5…RVT… (gạo hạt dài), ĐS1, ĐS3…(gạo hạt tròn-Japonica)…
Các loại giống mới mà có chất lượng thương phẩm cao, giá bán trên 600USD/tấn, trong đó giống lúa hạt tròn xuất khẩu sang Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan có giá tới 1.200 USD/tấn (đã xuất thử nghiệm gạo hạt tròn ĐS1 sang Nhật).
Vấn đề là chúng ta phải liên kết lại: Nông dân, Doanh nghiệp, nhà nước, khoa học công nghệ phải là một. Đi theo cùng một hướng, xuất khẩu lúa gạo mới đủ sức cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập Á – Âu, ASEAN, TPP…
Phương Dung (thực hiện)
Theo Dantri
Đài truyền hình Đức: Việt Nam có thể thành tâm điểm cho thương mại thế giới
Chương trình phát trên Đài truyền hình đối ngoại Đức đánh giá, Việt Nam có thể trở thành tâm điểm quốc tế cho thương mại thế giới. Các hiệp định này sẽ tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư trong nước.
Việt Nam cũng chưa có đủ thời gian để phát triển một nền công nghiệp hiện đại hay một lực lượng doanh nghiệp loại vừa làm nòng cốt phát triển kinh tế ở các nước công nghiệp.
Trước thềm chuyến thăm Việt Nam của Ngoại trưởng Đức Steinmaier, ngày 20/10 Đài truyền hình đối ngoại Đức Deutsche Welle có chương trình về kinh tế Việt Nam với tựa đề: "Việt Nam thúc đẩy phát triển kinh tế".
Đánh giá về Việt Nam, Deutsche Welle nhận định, Ngoại trưởng Đức đến thăm một đất nước mà cuối những năm 80 đã có những bước phát triển kinh tế ngoạn mục. Kể từ "Đổi mới" kinh tế Việt Nam phát triển bình quân 7 đến 8% /năm, chỉ từ 2014 là 5,98% dưới mức bình quân trước đây. Năm 2009 thu nhập bình quân đầu người đạt mức 1000 USD/người và được Ngân hàng thế giới liệt vào nước có thu nhập trung bình và do vậy không còn là nước đang phát triển nữa.
Tuy nhiên, theo chương trình này, ít nhất là sau khi đạt mức phát triển trên thì nhu cầu tất yếu là cần phải cải cách hơn nữa nền kinh tế nếu muốn giữ mức phát triển như hiện nay. Do mức lương ở Việt Nam ngày càng tăng nên Việt Nam khó lòng cạnh tranh với những nước đang phát triển khác trong khu vực như Myanmar hay Campuchia.
"Mặt khác Việt Nam cũng chưa có đủ thời gian để phát triển một nền công nghiệp hiện đại hay một lực lượng doanh nghiệp loại vừa làm nòng cốt phát triển kinh tế ở các nước công nghiệp. Việt Nam đang đứng trước nguy cơ rơi vào bế tắc về đường lối phát triển kinh tế", Deutsche Welle nhận định.
Deutsche Welle cũng cho rằng, Việt Nam đang có nhiều chính sách để ngăn chặn nguy cơ này mà một trong những trụ cột là các hiệp định thương mại tự do. Tháng 8 vừa qua Việt Nam đã ký Hiệp định thương mại tự do với EU (Việt Nam-EU-FTA) dự kiến có hiệu lực 2017 hoặc 2018. Đây là một Hiệp định đầy tham vọng mà EU ký với một nước đang phát triển, theo đó 99% các loại thuế sẽ được dỡ bỏ trong mười năm tới.
Việt Nam cũng là thành viên của Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình dương TPP bao gồm 12 nước khu vực Thái Bình Dương. Ngoài ra không thể không kể đến việc cuối năm 2015 Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) chính thức được khởi động. Hiện Việt Nam đang có 3 hiệp định thương mại tự do, góp phần xây dựng nhịp cầu kinh tế trong khu vực (AEC), xuyên Thái Bình Dương (TPP) và với châu Âu (Việt Nam-EU-FTA).
"Qua đó Việt Nam có thể trở thành tâm điểm quốc tế cho thương mại thế giới. Đại sứ Nguyễn Hữu Tráng- người hiểu biết khá tốt về nước Đức từ thời làm việc ở Tổng lãnh sự quán tại Frankfurt và nay là Tham tán Công sứ Thương mại ở Đức tin tưởng rằng các hiệp định này sẽ tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư trong nước", Đài truyền hình Đức phát.
Tuy vậy, theo chương trình này, thì các Hiệp định thương mại tự do cũng có thể đẩy Việt Nam vào chỗ bế tắc, nhất là khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam, của nền nông nghiệp. Việc hình thành một nền công nghiệp phát triển hay của một lớp doanh nghiệp vừa rất có thể bị những cạnh tranh khốc liệt từ bên kia đại dương bóp chết từ trứng nước.
Đối với doanh nghiệp Đức thì các hiệp định thương mại tự do chắc chắn mang lại nhiều lợi thế. Chính phủ Việt Nam đã thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong khi môi trường đầu tư hiện nay ở Việt Nam thuộc diện tốt nhất trong ASEAN. Việt Nam cũng đã đạt đến thời điểm mà đầu tư và các hoạt động thương mại lôi kéo rộng rãi sự tham gia của doanh nghiệp.
Đây được cho là điều mà các doanh nghiệp Đức có thể hưởng lợi và thực sự họ đã thụ hưởng điều đó. Nghiên cứu mới đây của Viện FES cho biết, nhu cầu sang Việt Nam của doanh nghiệp Đức là cực lớn, nhất là những doanh nghiệp Đức rút khỏi Trung Quốc do việc tăng lương ở đó, vì mức lương ở Việt Nam chỉ bằng 2/3 ở Trung Quốc.
Theo đó, điều Việt Nam cần tiếp tục cải thiện là đào tạo lực lượng lao động và quản lý lành nghề, đẩy mạnh hạ tầng phát triển công nghiệp phụ trợ cũng như chống tham nhũng. Một nghiên cứu cho biết tham nhũng đang là một vấn đề vì ngày càng nhiều các vụ hối lộ với mức tiền ngày càng tăng mặc dù Luật chống tham nhũng mới được Quốc hội sửa đổi và Chính phủ hướng dẫn thi hành.
Phương Dung
Theo Dantri
Gạo Việt Nam giảm sức cạnh tranh ở xuất khẩu lẫn nội địa Kết thúc quý 3/2015, kết quả không mấy khả quan của ngành lúa gạo Việt Nam suốt từ đầu năm đến nay không làm nhiều doanh nghiệp lo lắng bằng những tháng sắp tới. Thị trường xuất khẩu đang có xu hướng bị thu hẹp, áp lực cạnh tranh từ các nước trong khu vực ngày càng tăng, trong khi đó, thị trường...