Gạo Việt còn cửa thắng Campuchia: Chiều thị trường Trung Quốc
Doanh nghiệp Việt phải xuất khẩu nhiều gạo chất lượng cao vào Trung Quốc thay vì chỉ xuất khẩu gạo giá rẻ, trộn tùm lum để cạnh tranh như trước đây.
PGS.TS Dương Văn Chín, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp Định Thành (Tập đoàn Lộc Trời) trao đổi về nguy cơ gạo Việt thua xa gạo Thái Lan, Campuchia nếu không thay đổi cách làm.
PV: – Tham tán thương mại thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc cho biết, xuất khẩu gạo của Việt Nam qua Trung Quốc hiện chiếm tới 54% tổng số lượng gạo mà quốc gia này nhập khẩu, nhưng Việt Nam đang đối mặt với một đối thủ tiềm năng, đó là “hiện tượng” Campuchia. Tuy quốc gia này mới tiến hành xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc vài năm gần đây, nhưng tốc độ tăng trưởng rất cao, với khối lượng xuất khẩu năm 2015 là 116.000 tấn, tăng 138% so với năm 2014. Thưa ông, gạo Campuchia xuất sang Trung Quốc ở phân khúc nào và liệu có khả năng sẽ cạnh tranh gay gắt với gạo Việt Nam ở thị trường này không, vì sao? Và Trung Quốc sẽ tận dụng lợi thế đa dạng nguồn cung thế nào để ép lại gạo Việt Nam?
PGS.TS Dương Văn Chín: – Campuchia xuất khẩu phần lớn là gạo lúa mùa nên chất lượng cơm rất cao. Việt Nam bây giờ không thể quay trở lại trồng lúa mùa như Campuchia được vì diện tích đất trên đầu người của Việt Nam rất thấp so với Thái Lan và Campuchia, do đó phải lai tạo, chọn lọc ra những giống lúa cao sản ngắn ngày, một năm có thể trồng được 3 vụ, nhưng chất lượng gạo không thua kém gì lúa mùa của Campuchia. Chỉ có cách đó Việt Nam mới cạnh tranh thắng lợi với Campuchia mà thôi.
Tập đoàn Lộc Trời có giống Lộc Trời 18 là gạo dài trên 8mm, ăn ngon không thua kém gì gạo mùa của Campuchia và Thái Lan. Hiện nay Tập đoàn đang phát triển mạnh giống lúa này ở vụ đông xuân cũng như những vụ về sau. Ngoài ra, Tập đoàn còn có giống Lộc Trời số 1, tên cũ trước đây là AGPPS 103, được Tổ chức nghiên cứu lúa gạo thế giới (The Rice Trader) công nhận lọt vào top 3 gạo ngon nhất thế giới năm 2015. Đó cũng là một lợi thế cạnh tranh của gạo Việt Nam.
Hàng ngàn hecta lúa, hoa màu cùng đời sống người dân các tỉnh trong khu vực ĐBSCL bị thiệt hại, ảnh hưởng nghiêm trọng do tình trạng xâm nhập mặn. Ảnh: Tuổi trẻ
Từ trước đến nay, Việt Nam bán gạo cho Trung Quốc chủ yếu là gạo cấp thấp, giá rẻ nhưng người dân Trung Quốc ngày càng giàu, họ ăn ít cơm nhưng chất lượng gạo phải ngon, họ sẵn sàng chi tiền để ăn gạo ngon hơn. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam phải xuất khẩu nhiều gạo chất lượng cao vào Trung Quốc, thay vì chỉ xuất khẩu gạo giá rẻ, trộn tùm lum để cạnh tranh như trước đây bởi nếu làm theo cách cũ gạo Việt sẽ càng ngày càng thua mà thôi.
Doanh nghiệp Việt phải tính theo hai hướng: Thứ nhất, đối với nhóm dân ở miền bắc Trung Quốc ăn gạo Japonica có hạt tròn, cơm dẻo như kiểu Nhật Bản thì Việt Nam trồng các giống Japonia để xuất cho họ. Cái này Campuchia không thể cạnh tranh với Việt Nam được vì họ không biết trồng giống Japonica, trong khi Việt Nam rất có kinh nghiệm.
Video đang HOT
Thứ hai, đối với nhóm dân ở miền nam Trung Quốc ăn gạo hạt dài như người Việt, Việt Nam phải chọn những giống cao sản hạt dài đặc sắc như giống Lộc Trời 18 để đấu thắng lợi với gạo mùa của Campuchia.
Về khả năng Trung Quốc tận dụng lợi thế đa dạng nguồn cung thế nào để ép lại gạo Việt Nam, tôi không sợ chuyện này bởi dân Trung Quốc rất đông, biến đổi khí hậu đang diễn ra gay gắt, có những năm hạn hán rất nặng nề ở Trung Quốc, mà để đảm bảo đủ lương thực cho 1,3 tỷ dân Trung Quốc là vô cùng khó khăn. Vấn đề là doanh nghiệp Việt phải tìm hiểu cho được thói quen, nhu cầu ăn gạo của từng dân tộc, từng địa phương Trung Quốc, nơi nào thích ăn loại gạo gì thì chào hàng với họ, thỏa mãn đúng nhu cầu của họ thì mới cạnh tranh được.
PV: – Ở một diễn biến khác, đối thủ xuất khẩu gạo lớn của Việt Nam là Thái Lan dự kiến sẽ triển khai một chiến lược 20 năm về lúa gạo trong đó bao quát các giai đoạn quản lý từ trồng trọt đến thu hoạch, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Cùng với đó, Thái Lan cũng đang nghiên cứu việc chuyển dòng cửa sông Loei, một nhánh của sông Mekong, để đưa nước đến các vùng nông nghiệp ở Đông Bắc nước này. Theo ông, những bước đi này sẽ mang lại những thay đổi gì cho ngành lúa gạo Thái Lan, đặc biệt là khả năng cạnh tranh của gạo Thái Lan trên trường quốc tế? Gạo Việt sẽ gặp khó khăn gì từ những bước chuyển mình này của Thái Lan?
PGS.TS Dương Văn Chín: – Nếu các nước trên thượng nguồn Mekong chặn dòng chỉ đơn thuần là để sản xuất thủy điện thì nó ít ảnh hưởng hơn tới Việt Nam bởi khi mùa mưa đến họ phải xả nước xuống bởi tích nước mãi sẽ dẫn đến bể đập. Còn mùa nắng họ cũng xả để sản xuất điện, điều hòa quanh năm. Tuy nhiên, nếu họ chặn dòng vừa để sản xuất điện vừa lấy nước để trồng trọt thì rất nguy hiểm do khi họ hút nước lên trồng trọt thì cây trồng hấp thụ nước, nước trên đồng ruộng sẽ bốc hơi lên, như vậy nước về hạ du càng ngày càng ít. Điều đó dẫn tới việc ĐBSCL bị xâm nhập mặn ngày càng nhiều, làm giảm sản lượng lúa gạo của Việt Nam.
Nguồn nước ngọt sẽ giúp Thái Lan trồng được nhiều lúa hơn, họ không chỉ trồng các giống lúa mùa năng suất thấp, chất lượng cao mà còn trồng các giống lúa cao sản chất lượng cao, trong khi đó Việt Nam bị nước mặn xâm nhập, diện tích trồng lúa giảm, đây là điều hết sức nguy hiểm cho cạnh tranh lúa gạo giữa Thái Lan và Việt Nam.
Chính vì thế, đối với vấn đề sử dụng nước sông Mekong, Ủy hội sông Mekong quốc tế mà Thái Lan và Việt Nam đều là thành viên phải tổ chức họp để bàn cách sử dụng nguồn nước tối ưu nhất, tránh mâu thuẫn. Ngoài ra, tôi được biết, trước đây Chính phủ Việt Nam và Thái Lan rất muốn bắt tay nhau để thống lĩnh gạo xuất khẩu trên thế giới. Nếu thành hiện thực, hai bên sẽ không còn là đối thủ cạnh tranh mà cùng sống chung để thống trị gạo xuất khẩu, đó là điều rất tốt.
PV: – Trong khi đó, việc chuyển nước của Thái Lan, hệ lụy nguy hại của các đập thủy điện trên sông Mekong cùng với hậu quả của biến đổi khí hậu đang gây khó khăn rất lớn cho ngành lúa gạo của Việt Nam. Ông đã hình dung ra nguy cơ gạo Việt thua xa gạo Thái, Campuchia như thế nào? Liệu điều đó có sớm thành hiện thực?
PGS.TS Dương Văn Chín: – Nguy cơ thì có nhưng Việt Nam phải khéo léo bởi bản thân biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn, nguồn nước thiếu… không phải một sớm một chiều giết chết ngành lúa gạo ở ĐBSCL mà nó chỉ ảnh hưởng đến vùng ven biển. Ngoài ra, điều đó không phải ảnh hưởng trong tất cả các mùa, mà chỉ ảnh hưởng trong mùa nắng. Việt Nam còn những diện tích đất rất rộng để trồng lúa nên phải cải tiến giống lúa của mình – như tôi đề cập ở trên – đó là những giống cao sản năng suất cao nhưng chất lượng không thua gì lúa mùa để có thể thích ứng với bất kỳ mùa vụ nào trong năm.
Ví dụ, nếu xâm nhập mặn ngày càng lấn sâu vào đất liền, bà con có thể trồng một vụ lúa trong mùa mưa, còn mùa nắng nuôi tôm. Cũng cần lưu ý, một vụ trong mùa mưa kia không phải chỉ trồng lúa mùa quang cảm mà có thể trồng lúa cao sản chất lượng cao. Rõ ràng chúng ta sẽ vẫn có cách để vừa đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, vừa đảm bảo thắng lợi trong thị trường gạo xuất khẩu.
PV: – Chiến lược mua rẻ bán rẻ đã bộc lộ quá nhiều điểm hạn chế, sự độc quyền trong ngành lúa gạo cũng đã được các chuyên gia chỉ ra, theo ông, nếu Việt Nam không thay đổi thì tương lai ngành xuất khẩu gạo Việt Nam sẽ như thế nào?
PGS.TS Dương Văn Chín: – Đương nhiên là Việt Nam sẽ bị thua thiệt. Nếu phần lớn doanh nghiệp Việt Nam chỉ là đi mua gạo trôi nổi của thương lái, hàng xáo rồi đem về trà trộn, nghĩa là chỉ bán toàn gạo cấp thấp, giá rẻ thì tương lai gạo Việt sẽ bị khách hàng chê và không chấp nhận do chất lượng kém.
Trong số 140 doanh nghiệp kinh doanh lương thực thuộc Hiệp hội Lương thực Việt Nam, chỉ cần 70 doanh nghiệp xây dựng chuỗi giá trị lúa gạo, mỗi doanh nghiệp xây dựng một vùng nguyên liệu nhỏ khoảng 2.000-3.000ha mà họ kiểm soát từ đầu đến cuối các khâu sản xuất, thu hoạch, chế biến thì Việt Nam cũng sẽ có một số lượng lúa rất lớn đảm bảo chất lượng.
Một khi doanh nghiệp biết chắc xuất khẩu ở chỗ nào được giá cao nhất, tức đảm bảo được đầu ra rồi mới trồng giống lúa khách hàng yêu cầu trong vùng nguyên liệu thì sẽ bán được gạo giá cao. Tới đây các công ty sẽ phải làm ngày càng chuyên nghiệp, gạo bán ra thị trường nội địa cũng phải đóng bao túi, có địa chỉ, nguồn gốc rõ ràng, mẫu mã đẹp.
Khi đã hội nhập, người ta không thể ăn mãi những loại gạo được người bán tạp hóa chất đầy trong bao 20kg, 50kg…, rồi trên đó cắm những tấm biển ghi giá. Những cái đó trong tương lai không xa sẽ biến mất, người dân ngày càng chuộng gạo có bao túi đẹp, địa chỉ người sản xuất, phân phối ghi rõ trên nhãn để khi ăn gạo có vấn đề gì người ta còn biết chỗ mà kiện.
Theo_Báo Đất Việt
Vinamilk 20 năm liền được bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao
Vinamilk là thương hiệu sữa duy nhất trong số 500 doanh nghiệp được người tiêu dùng bình chọn hàng Việt Nam chất lượng cao 20 năm liền.
Vừa qua, Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao (HVNCLC) đã tổ chức lễ công bố 500 doanh nghiệp đạt danh hiệu HVNCLC năm 2016 do người tiêu dùng bình chọn.
Tham dự và trao giải thưởng cho Vinamilk là Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong.
Trong 20 năm qua, chương trình HVNCLC tiên phong và ghi dấu ấn trong bốn lĩnh vực gồm xây dựng thương hiệu, xây dựng hệ thống phân phối, hỗ trợ hội nhập và đổi mới sáng tạo.
Để có được năng suất lao động cao, sản phẩm chất lượng tốt, Vinamilk luôn hướng về "Đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động doanh nghiệp". Trong đó Vinamilk luôn xác định: đẩy mạnh mũi nhọn khoa học công nghệ, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất nhằm tăng chủng loại và tăng chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, bao bì, lựa chọn công nghệ thích hợp đối với các sản phẩm mới; nâng cao trình độ cạnh tranh đối với các sản phẩm cùng loại trên thị trường; động viên cán bộ công nhân viên phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật nhằm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh...
Trong 5 năm qua, Vinamilk đã đầu tư hơn 6.500 tỉ đồng từ nguồn vốn tự có để đầu tư xây dựng nhiều nhà máy có trình độ tự động hóa cao ngang tầm khu vực và Thế giới. Nhà máy sản xuất sữa của Vinamilk được trang bị dây chuyền sản xuất sữa tươi tiệt trùng với thiết bị hiện đại và công nghệ sản xuất tiên tiến hàng đầu hiện nay, nhà máy hoạt động trên một dây chuyền tự động, khép kín, từ khâu nguyên liệu đầu vào đến đầu ra sản phẩm.
Hiện nay Vinamilk có 13 nhà máy trên cả nước. Đây là mấu chốt nâng cao năng suất lao động và đảm bảo xuất khẩu. Kể từ năm 2011-2015 năng suất lao động tăng bình quân 10,19%/năm và giá trị gia tăng 14,5%/năm đạt 1,9 tỷ đồng/người/năm tương đương 89 ngàn USD /người/năm. Song song với đó, Vinamilk còn tích cực đầu tư hơn nữa với các hoạt động kinh doanh quốc tế, marketing quốc tế và nghiên cứu phát triển cho thị trường quốc tế, mở rộng phạm vi đầu tư sản xuất và chi nhánh hoạt động ở nước ngoài.
Với mục tiêu phát triển bền vững và vươn ra tầm quốc tế, Vinamilk đặt chiến lược phát triển dài hạn để trở thành một trong 50 công ty sữa lớn nhất thế giới với doanh số 3 tỷ USD vào những năm tới, đưa thương hiệu sữa quốc gia Việt Nam Vinamilk vào bản đồ ngành sữa thế giới phát triển mạnh mẽ phục vụ người tiêu dùng Việt Nam với những sản phẩm giá cả hợp lý, chất lượng quốc tế./.
PV
Theo_VOV
Trao chứng nhận Hàng Việt Nam chất lượng cao cho 500 doanh nghiệp Tối 23-2, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức lễ kỷ niệm 20 năm Hàng Việt Nam chất lượng cao - Nâng sức cạnh tranh doanh nghiệp Việt và trao chứng nhận cho 500 doanh nghiệp đạt Nhãn hiệu chứng nhận Hàng Việt Nam chất lượng cao 2016. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Hà Nội: Bé gái 5 tuổi bị chó nhà cắn liên tiếp vào đầu - mặt

Vụ nam sinh bị điện giật khi biểu diễn văn nghệ: Nhiều học sinh đã cảnh báo

Công an thông tin nguyên nhân vụ lật xe khách 3 người chết ở Tam Đảo

Hiện trường vụ lật xe khách khiến 3 người tử vong ở Tam Đảo

'Đinh tặc' lại lộng hành trên cầu Vĩnh Tuy?

Kiến nghị đánh sập 9 hầm khai thác vàng như địa đạo giữa rừng phòng hộ

Một học sinh ở huyện Ba Tơ bị điện giật tử vong khi tham gia hội diễn văn nghệ

Tối nay, người dân TP HCM xem trình diễn 3D Mapping, pháo hoa tại đâu, lúc nào?

Đoàn QĐND Việt Nam tham gia lễ duyệt binh tại Nga tập luyện buổi đầu tiên

Những dấu mốc lịch sử trong Chiến dịch Hồ Chí Minh

Tái diễn tình trạng chiếu laser vào máy bay khu vực tiếp cận sân bay Đà Nẵng

Tiết lộ của người đầu tiên phát hiện nhiều bộ xương trong hang đá ở Nghệ An
Có thể bạn quan tâm

Tạ Đình Phong bày tỏ tình cảm với Vương Phi trong đêm nhạc tình yêu
Sao châu á
17:47:49 26/04/2025
Xử phạt người đăng tải bình luận xuyên tạc, gây chia rẽ trong việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh
Pháp luật
17:46:46 26/04/2025
Lamine Yamal nhuộm tóc, háo hức ghi bàn vào lưới Real Madrid
Sao thể thao
17:38:21 26/04/2025
Bắt một thẩm phán Mỹ vì cản trở bắt giữ người nhập cư trái phép
Thế giới
17:11:45 26/04/2025
Lại 1 Á hậu gen Z nhà Sen Vàng rộ tin mang thai, nguyên nhân xuất phát từ 1 đoạn clip bị "tóm dính"
Sao việt
16:46:38 26/04/2025
Apple được khuyên không nên quảng cáo quá đà cho tính năng AI trên iPhone
Thế giới số
16:32:08 26/04/2025
iPad sẽ có trải nghiệm giống máy tính Mac
Đồ 2-tek
16:26:49 26/04/2025
Yoo Ah In gây tranh cãi vì nhận đề cử danh giá giữa bê bối ma túy chưa lắng xuống
Hậu trường phim
15:05:57 26/04/2025
Khách sạn 5 sao: Hé lộ chuyện nghề, chuyện đời của "phù thủy sân khấu" Thành Lộc và "nàng thơ Hà Nội" Lê Khanh
Tv show
15:01:21 26/04/2025
Bảo Trâm Idol: "Âm nhạc là để sưởi ấm, không phải để ganh đua"
Nhạc việt
14:35:54 26/04/2025