Gạo nếp gạo tẻ 2: Ông Phát ép vợ bán nhà lấy tiền nuôi tiểu tam, mời hàng xóm “dòm ngó” vợ mình
Tập 14 Gạo nếp gạo tẻ 2 gây bức xúc với nhân vật ông Phát.
Tập 14 Gạo Nếp Gạo Tẻ – Phần 2 gây bức xúc với chuyện ông Phát ép bà Cúc bán nhà để lấy tiền nuôi bồ nhí; bà Quỳnh cứ mỗi lần gặp con gái là lại ngửa tay xin tiền…
Mở đầu tập 14 là sự xuất hiện của Hồng ( Puka) tại quán cháo của Bảo Trâm ( Lê Khánh). Hồng là cô gái bán hoa dữ dằn đanh đá bị bọn đầu gấu gây khó dễ khi đến ăn tối tại quán cháo của Bảo Trâm, may nhờ có chị em Bảo Châu (Thúy Ngân), Bảo Minh ( Jun Phạm) và chú công an Khang (Ngọc Thuận) giúp giải quyết yên ổn. Khang vốn là con trai của ông Quang – em chồng bà Hạ Lan. Vì lỗi lầm năm xưa mà ông Quang vẫn luôn né tránh, không dám gặp lại chị dâu. Khang đến thăm bà Hạ Lan, đồng thời báo cho Bảo Trâm biết rằng Tuấn Béo ( Phạm Anh Tuấn) – em chồng của Bảo Trâm lang thang không giấy tờ, đang được giữ tại phường.
Bảo Minh lên phường đón Tuấn Béo, sắp xếp chỗ ở cho anh tại phòng khám đông y. Tuấn vốn là em cùng cha khác mẹ với Thiên Long, quá khứ từng đi tù vì tội hành hung gây thương tích cho kẻ đã miệt thị mình là “đồ con hoang”. Bảo Minh nửa đùa nửa thật rằng do bản thân không thích Thiên Long nên giúp đỡ Tuấn để chọc tức anh rể. Ngoài ra, Bảo Minh còn đưa Tuấn về làm phụ việc tại quán cơm chay của bà Hạ Lan. Từ đây, tình bạn của bộ ba Bảo Minh -Tuấn Béo – Bé Ba bắt đầu.
Mặt khác, ông Phát (Đào Anh Tuấn) và con trai là Hoàng (Võ Điền Gia Huy) liên tục thúc ép bà Cúc (Khánh Huyền) bán nhà chia tiền. Bà Cúc thừa biết Hoàng cần tiền để tiêu xài, còn ông Phát muốn lấy tiền để nuôi bồ nhí. Biết cha con ông Phát đã xem qua tờ photo sổ đỏ căn nhà và giấy rút vàng mà bà đã rút ra dự định lo chi phí chữa mắt cho Bảo Anh, bà Cúc giải thích rằng vàng và nhà đều thuộc sở hữu của bà Hạ Lan. Dù vậy, ông Phát và Hoàng vẫn nhất quyết muốn lấy số tài sản đó để bù đắp cho sự hy sinh của bà Cúc trong thời gian qua.
Không thuyết phục được bà Cúc, ông Phát xúi con trai: “Không xin xỏ được thì giành giật mà lấy”. 2 cha con ông Phát và Hoàng mỗi người đi vay nóng 500 triệu, lập giấy nợ riêng, lấy căn nhà làm vật đảm bảo. Có tiền, ông Phát lập tức đi tìm bồ nhí. Mộng (Thanh Hiền) công khai cặp kè cùng người đàn ông khác và cho biết đã bỏ cái thai đã có với ông Phát, nhưng khi vừa nghe ông Phát cho 300 triệu liền “lật mặt” bảo rằng cái thai vẫn còn. Ông Phát và Mộng tình tứ, ôm ấp hôn hít giữa quán ăn, bị chú Hùng (Phương Bình) – hàng xóm của bà Cúc nhìn thấy, khinh ra mặt. Đáng khinh hơn là ông Phát chủ động thỏa thuận với chú Hùng: “Ông cứ im lặng thì tôi sẽ cho phép ông dòm ngó vợ tôi”. Kết quả ông Phát bị chú Hùng đấm cho 1 phát.
Cuối tập 14, Thủy Tiên (Khánh Linh) dẫn Bảo Châu đến nhà bà Quỳnh (Cát Tường). Thủy Tiên dùng tiền để dụ dỗ thì bà Quỳnh mới chịu về nhà gặp mặt…
Cuộc gặp của Bảo Châu và mẹ ruột sẽ diễn ra thế nào? Bà Quỳnh sẽ nói gì khi đối mặt với đứa con mà mình đã bỏ rơi hơn 20 năm trước? Tập 15 Gạo Nếp Gạo Tẻ – Phần 2 sẽ tiếp tục được phát sóng trên kênh truyền hình Vie Channel – HTV2 lúc 20h, Vie GIẢITRÍ lúc 21h thứ Tư – 15/07/2020.
Từng người tham gia vào kỳ thi phải thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đặc biệt lưu ý các địa phương về vai trò đặc biệt của nhân tố quyết định thành công của kỳ thi - con người và nhấn mạnh: Cần "tổ chức một kỳ thi khách quan, nghiêm túc là tạo niềm tin cho nhân dân, công bằng cho học sinh".
Các địa phương tích cực chuẩn bị kỳ thi
Bà Đinh Thị Lụa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT năm 2020 tỉnh Hà Nam cho biết, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, tỉnh Hà Nam dự kiến có 33 điểm thi, 368 phòng thi với tổng số thí sinh đăng ký dự thi là 8.603 thí sinh. Dự kiến số lãnh đạo điểm thi, thanh tra, thư ký, cán bộ coi thi, cán bộ giám sát phòng thi là 1.271 người.
"Trên cơ sở kết quả tổ chức và triển khai kỳ thi THPT quốc gia những năm trước, tỉnh Hà Nam sẽ chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 diễn ra công bằng, khách quan, an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế, đáp ứng được yêu cầu và mong mỏi của dư luận nhân dân", Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam Đinh Thị Lụa khẳng định.
Ông Phạm Anh Tuấn, Phó GĐ phụ trách Sở GD&ĐT Hà Nam cho hay, việc lựa chọn, phân công cán bộ coi thi, chấm thi được tỉnh Hà Nam đặc biệt quan tâm, đảm bảo những người được lựa chọn có phẩm chất, năng lực tốt. Đối với việc phân công coi thi, tỉnh Hà Nam sẽ thực hiện không chỉ phân công chéo trường mà còn chéo huyện, đảm bảo người được phân công coi thi tại điểm thi năm nay không lặp lại phân công năm trước.
Ông Nguyễn Văn Phê - GĐ sở GD&ĐT Hưng Yên - cho biết: năm nay, toàn tỉnh có 12.817 thí sinh dự thi (giáo dục phổ thông: l1.294, giáo dục thường xuyên: 1.523); trong đó 4.312 thí sinh chỉ đăng ký dự thi để xét tốt nghiệp, 8.046 thí sinh đăng ký dự thi để xét tốt nghiệp và xét tuyển ĐH, 459 thí sinh đã tốt nghiệp những năm trước đăng ký dự thi để xét tuyển ĐH. Dự kiến, toàn tỉnh có 28 điểm thi, đặt tại các trường THPT của tỉnh (có 1 điểm thi đặt tại trường THCS Đại Hưng) với tổng số 550 phòng thi.
Lực lượng tham gia trực tiếp các khâu của kỳ thi dự kiến trên 2.000 người. Trong đó tham gia khâu coi thi dự kiến gần 2.000 người, gồm 28 trưởng điểm thi, 28 phó trưởng điểm thi, 1.100 cán bộ coi thi, 99 thư kí, 210 cán bộ giám sát, 392 người lực lượng bảo vệ, phục vụ, 90 cán bộ thanh tra. Khâu chấm thi và các khâu khác khoảng 300 người; trong đó 120 người chấm thi tự luận, 14 người chấm trắc nghiệm.
Đặc biệt chú ý đến yếu tố con người, nhân sự tham gia công tác tổ chức thi, ông Nguyễn Duy Hưng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT năm 2020 tỉnh Hưng Yên cho biết, sẽ cố gắng cao nhất, chỉ đạo tổ chức kỳ thi năm nay trên địa bàn đạt được mục tiêu đặt ra..
Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại buổi làm việc với Ban chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT năm 2020 tỉnh Hà Nam. Ảnh: Moet.gov.vn
Không để xảy ra dù chỉ sơ suất nhỏ ảnh hưởng tới kỳ thi
Đánh giá cao những kết quả tích cực của các địa phương nói chung và công tác chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 nói riêng, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nêu rõ, để chuẩn bị tốt cho kỳ thi, từng đơn vị, từng người tham gia vào kỳ thi phải cố gắng thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ và có sự phối hợp nhịp nhàng. "Tổ chức một kỳ thi khách quan, nghiêm túc chính là tạo niềm tin cho nhân dân, công bằng cho học sinh", Bộ trưởng nói.
Tại tỉnh Hà Nam, Bộ trưởng lưu ý, Ban chỉ đạo thi các tỉnh cần có sự phân công, phân nhiệm cụ thể, để từng người biết rõ chức năng, nhiệm vụ; các đơn vị khi cử người tham gia phải là những người có trách nhiệm, chuyên tâm. Sở GD&ĐT được giao là đơn vị thường trực cho Ban chỉ đạo để điều phối, tư vấn triển khai các nhiệm vụ chứ không phải làm thay các đơn vị khác, vì vậy, Sở GD&ĐT phải làm tốt vai trò cầu nối này thông qua việc xây dựng một kế hoạch "tầm soát".
"Dù làm tốt đến mấy nhưng chỉ cần sơ sảy một chút là hỏng, vì thế quá trình chuẩn bị phải được Ban chỉ đạo các cấp tiến hành thận trọng, từng bước một. Chúng ta không để vì một sơ suất nhỏ mà ảnh hưởng tới chất lượng của cả kỳ thi", Bộ trưởng nêu rõ.
Bộ trưởng cho rằng, cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa Ban chỉ đạo thi cấp quốc gia và các Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh; phối hợp chặt chẽ trong Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh. Ban chỉ đạo phải phân rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, tránh chung chung. Đồng thời, cần quán triệt sâu rộng để tất cả mọi người tham gia vào kỳ thi nghiêm túc với công việc được giao.
"Kỳ thi có nhiều khâu, nhiều công đoạn, nhiều người cùng tham gia; một khâu có vấn đề là có thể ảnh hưởng đến toàn bộ kỳ thi; nên việc đúng vai, thuộc bài, phối hợp nhịp nhàng là rất quan trọng" - Bộ trưởng nhấn mạnh.
Giám đốc bị bắt cóc và chuyện đòi bồi thường kim cương trị giá 72 tỷ Ba viên đá được khai là kim cương, mua 250.000 USD, chỉ được định giá 15.000 đồng, nhưng doanh nhân đòi được bồi thường 72 tỷ đồng tại tòa. Ngày 1/7, TAND Cấp cao tại Hà Nội mở phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ một giám đốc bị bắt cóc. Phiên tòa được mở để xem xét kháng cáo xin hưởng án...