Gạo “lậu” Campuchia đang xâm nhập thị trường phía Nam
Luôn nằm trong top đầu các quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất trên thế giới, thế nhưng tại thị trường trong nước gạo Việt đang phải đối mặt với sự lấn sân của gạo ngoại, đặc biệt là gạo nhập lậu từ Campuchia.
Gạo trong nước đang bị lấn sân
Theo các cơ quan chức năng, tình hình nhập lậu lúa, gạo qua các tỉnh biên giới phí Tây như: An Giang, Đồng Tháp, Tây Ninh, Long An, Bình Phước… đang diễn ra khá phức tạp, khó kiểm soát. Gạo, thậm chí lúa tươi được nhập lậu chủ yếu từ Campuchia, Thái Lan với quy mô hàng trăm tấn (mỗi vụ bắt giữ). Gạo lậu được đưa đi tiêu thụ khắp các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam, trong đó TP.HCM là một thị trường hấp dẫn.
Kho chứa của một cửa hàng kinh doanh gạo… chỉ có gạo Campuchia
Khảo sát tại một số địa phương giáp ranh với Campuchia các sạp gạo chủ yếu kinh doanh gạo của Campuchia; cửa hàng nhỏ lẻ có vài bao, cửa hàng lớn cất trữ cả kho. Tại TP.HCM, gạo Campuchia, Thái Lan cũng được bày bán công khai hoặc trộn với gạo sản xuất trong nước.
Chị Thu Hiền, chủ một sạp gạo tại huyện Châu Thành, Tây Ninh cho biết: “Mỗi ngày, cửa hàng đặt khoảng 4-5 bao gạo từ các lái buôn mua ở biên giới Campuchia về. Mỗi bao đóng 50kg, nhập về đến đâu là bán hết đến đó, nếu có hàng tồn thì ngày tiếp theo cũng bán sạch”.
Video đang HOT
Các lái buôn nhập gạo Campuchia về theo đường tiểu ngạch, họ là những người có hộ khẩu tại các xã biên giới giáp Campuchia, nhận đặt hàng từ các cửa hàng kinh doanh gạo, rồi sang phía bên cửa khẩu gom về với số lượng 2-3 bao gạo/người/ngày.
Gạo Campuchia được bán dưới mác gạo Việt hoặc trộn với gạo Việt để qua mặt cơ quan chức năng
Theo chị Nguyễn Thị Bé, một “lái buôn” lâu năm, gia đình có 4 người, thay phiên nhau đi 4-5 chuyến/ngày, bình quân mỗi ngày nhà chị mua về từ 400 – 500 kg gạo; đây cũng có thể xem là công việc chính của nhiều gia đình vùng biên. Mỗi bao gạo, chị thu về khoảng 50.000 đồng sau khi trừ hết chi phí.
Các loại gạo Campuchia nhập về Việt Nam qua các khu vực này có giá tương đồng với gạo Việt, bình quân một bao gạo 50kg đã được trộn nhẹ với gạo Việt có giá bán ra từ 550.000 – 650.000 đồng, còn gạo nguyên bao khoảng 700.000 – 800.000 đồng/bao. Nhập về TP.HCM tiêu thụ có thể tăng thêm khoảng 100.000 – 150.000 đồng/bao.
Bà Ngô Lan (Q. Tân Bình, TP.HCM) cho biết, gia đình bà cũng đang dùng gạo của Campuchia trong hơn một năm qua. “Thực ra tôi không biết gạo nào lại gạo nào, lúc trước cửa hàng giới thiệu cho tôi loại này, nói là gạo Cam, ăn thấy ngon hơn, thơm vừa phải, dẻo vừa phải, giá cả chấp nhận được nên tôi dùng luôn đến bây giờ”, bà Lan chia sẻ.
Vì sao gạo Campuchia được lựa chọn nhiều?
Đánh giá chung của lái buôn thì gạo Campuchia có mức giá ngang với gạo Việt nhưng chất lượng hạt gạo tốt hơn, hạt gạo có vẻ trắng tự nhiên và ít bị gãy; khi nấu, hạt cơm to tròn và thơm ngon hơn gạo Việt nên được nhiều người tiêu dùng lựa chọn.
Gạo Campuchia nhập lậu vào Việt Nam
Ông Lê Trung Trực, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Bù Gia Mập (Bình Phước) cho biết, nguyên nhân gạo Campuchia được giá là do họ sử dụng giống lúa dài ngày, mỗi vụ kéo dài khoảng 6 tháng và trùng vào thời điểm thời tiết thuận lợi, ít sâu bệnh và thuốc thực vật nên cho ra loại gạo ngon và chất lượng. Trong khi đó, ở Việt Nam việc sản xuất vẫn chạy theo số lượng một năm 3 vụ nên thường xuyên bị dịch bệnh, thiên tại nên dù đạt sản lượng thu hoạch cao nhưng chất lượng gạo còn thấp. Khi xuất khẩu, gạo trong nước vẫn đáp ứng được chuẩn đầu ra do nhu cầu một số nước đang phát triển ưu tiên chọn loại gạo bình dân; nhưng giá trị xuất khẩu thấp hơn các nước trong khu vực như Thái lan, Campuchia…
Cũng theo ông Trực, khi nhập lậu vào Việt Nam, các loại gạo này không được kiểm soát về an toàn thực phẩm và an toàn dịch hại, không chỉ tác động xấu đến thị trường gạo trong nước mà có thể không đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng.
Theo Người Tiêu Dùng
Cảnh sát thu hàng tấn cam, nho, dưa nghi nhập lậu từ Trung Quốc
Chở hơn 7 tấn hoa quả, nữ tài xế 38 tuổi không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc số hàng buộc cảnh sát phải lập biên bản thu giữ.
Hơn 7 tấn hoa quả nghi nhập lậu từ Trung Quốc bị CSGT Quảng Ninh bắt giữ.
Rạng sáng nay tại quốc lộ 18, đoạn chạy qua thị xã Mạo Khê, huyện Đông Triều (Quảng Ninh), Công an Quảng Ninh kiểm tra một ôtô tải chạy hướng Hà Nội - Hạ Long đã phát hiện chở hơn 7,3 tấn hoa quả các loại nhưng nữ tài xế 38 tuổi không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc.
Các thùng hàng đều in chữ Trung Quốc gồm: gần 1,5 tấn cam sành, hơn 1,1 tấn dưa vàng, 240 kg mận, 300 kg lựu đỏ, 600 kg nho và hơn 1,1 tấn lê...
Nghi ngờ số hoa quả này nhập lậu từ Trung Quốc, nhà chức trách đã lập biên bản, bàn giao cho Chi cục quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh xử lý theo quy định.
Giang Chinh - Minh Cương
Theo VNE
Bộ Công an đột kích kho hàng lậu ở TP HCM Hơn 400 máy giặt, hàng điện lạnh đã qua sử dụng được nhập lậu để trong kho hàng vừa bị Bộ Công an bắt giữ. Cơ quan chức năng niêm phong hàng lậu. Ảnh: Ngọc Hậu Ngày 25/8, Cục cảnh sát phòng chống buôn lậu (C74B, Bộ Công an) phối hợp với Công an quận 10 (TP HCM) ập vào kho hàng tại...