Gánh nặng từ việc phụ nữ ngại sinh
Việt Nam đang đạt mức sinh thay thế lý tưởng (2 con/phụ nữ), tuy nhiên một số khu vực đang có mức sinh giảm. Nhiều chuyên gia dân số lo ngại, đây là xu hướng tất yếu và có khả năng lan rộng. Điều này sẽ kéo theo nhiều gánh nặng cho xã hội.
Cho cũng không đẻ
Vợ chồng chị Huỳnh Ái Phương (35 tuổi, sống ở quận Tân Bình, TP.HCM) có 1 con gái năm nay đã 9 tuổi, nhưng anh chị không có ý định sinh tiếp. Chị Phương cho biết, hồi còn trẻ vợ chồng nghèo khó, phải thuê nhà ở trọ chật chội, tiền tiêu cũng phải tiết kiệm. Sinh một đứa con, phải lo tiền sữa, tiền bỉm, áo quần… cũng mệt nhoài, nên không có ý định sinh tiếp. Còn khi con lớn hơn, kinh tế khấm khá thì hai vợ chồng lại lo làm việc, thăng tiến. Giờ hai vợ chồng bận rộn công việc, nếu rảnh thì muốn dành thời gian hưởng thụ cuộc sống, đi ăn chơi, du lịch… thay vì đẻ và bận rộn chăm con nhỏ.
Mục tiêu chính sách dân số hiện nay là vận động mỗi cặp vợ chồng sinh đủ 2 con. (ảnh minh họa). Ảnh: Diệu Linh
Theo Bộ Y tế, hiện nay, dân số Việt Nam khoảng 93,4 triệu người. Tỷ lệ tăng dân số từ trên 2%/năm 1993 đã giảm còn 1,17% năm 2005 và ở mức 1% vào năm 2016. Như vậy, 25 năm qua, Việt Nam đã hạn chế, tránh sinh được hơn 27 triệu người, tương đương dân số 27 tỉnh có quy mô dân số ở mức trung bình hiện nay.
“Sướng quen rồi, nên giờ nghĩ phải nặng nề bầu bí, bận bịu chăm con nhỏ 1-2 năm thì mình sợ lắm. Cả chồng mình cũng sợ. Vì thế nên mình quyết định không sinh nữa” – chị Phương cười.
Còn chị Nguyễn Thị Lý (28 tuổi, quê Bình Lục, Hà Nam) vào TP.HCM làm thuê. Chị cho biết, vợ chồng có 1 đứa con trai rồi cũng thôi không sinh nữa. “Các cụ ngày xưa có quan niệm “trời sinh voi, trời sinh cỏ”. Nhưng giờ không dễ dàng thế được. Nuôi con là phải cho con sung sướng, bằng bạn bằng bè, cho ăn đồ ngon, mặc đẹp, học trường tốt. Vợ chồng em nghèo, chỉ chăm lo cho 1 đứa con là hết hơi rồi. Sinh cho biết sinh thôi…” – chị Lý chia sẻ.
Theo số liệu của Tổng cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình, mức sinh ở Việt Nam đang không đồng đều. Năm 2015, có 13/63 tỉnh có mức sinh thấp (dưới 1,8 con/phụ nữ); 14/63 tỉnh ở mức sinh thay thế (từ 1,8 – 2,5 con/phụ nữ). Hiện còn 2/6 vùng kinh tế – xã hội chưa đạt mức sinh thay thế (trên 2,5 con/phụ nữ)
Ông Nguyễn Văn Tân – Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình cho hay, tính trung bình cả nước thì Việt Nam vẫn ở mức sinh lý tưởng. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta có hai khu vực đang dưới mức sinh thay thế là khu vực miền Đông Nam Bộ khoảng dưới 1,7 con/phụ nữ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long khoảng 1,8 con/phụ nữ. Riêng TP.HCM mức sinh có lúc thấp nhất xuống tới 1,3 con, còn hiện tại khoảng 1,4 con/phụ nữ. “Đây là mức sinh rất thấp, tương ứng với các nước đang phát triển ở châu Âu hiện nay” – ông Tân nhận định.
Theo ông Tân, xu hướng giảm sinh là một xu hướng tất yếu và ngày càng lan rộng. Nếu mức sinh quá thấp trong một thời gian dài thì dân số sẽ già hoá, lực lượng lao động giảm, nền kinh tế sẽ chịu áp lực lớn. Nhiều nước trên thế giới đang phải chịu hậu quả này như Nhật Bản, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Ý, Thuỵ Điển…
Nên bỏ chính sách “sinh 2 con”
GS Nguyễn Đình Cử (Viện Nghiên cứu dân số, gia đình và trẻ em) cho biết, xu thế giảm sinh sẽ nhanh chóng lan rộng. GS Cử lý giải, Việt Nam làm chương trình kế hoạch hóa gia đình từ năm 1961, hơn một nửa thế kỷ qua được tuyên truyền, người dân đã “ngấm” và thấy được lợi ích của việc sinh ít con. Hệ thống dịch vụ y tế cũng đã bao phủ các vùng miền, giúp người dân kiểm soát được việc sinh đẻ. Do đó, có khuyến khích đẻ nhiều họ cũng không đẻ.
Theo GS Cử, ở Việt Nam hiện nay, người tham gia quá trình sinh sản là thanh niên dưới 35 tuổi trở xuống. Đây là thế hệ Internet, sống sung sướng, được giáo dục, tiếp thu tri thức hiện đại trong đó có kiến thức về kế hoạch hóa gia đình. Họ hiểu được rằng sinh nhiều con sẽ vất vả, hạn chế thời gian, trí lực để lao động, thăng tiến và hưởng thụ. Do đó, nhiều thanh niên không thích nặng gánh gia đình, vất vả sinh nhiều con. “Thanh niên hiện nay có nhiều mục tiêu trong cuộc sống như thăng tiến, phát triển sự nghiệp, làm giàu, vui chơi, giải trí. Nếu sinh con họ sẽ bận rộn, sẽ mất thời gian, công sức, mất cơ hội. Vì thế, có “khuyến đẻ” chưa chắc họ đã đẻ” – GS Cử nói.
GS Cử nêu bài học ở các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore sau khi đạt mức sinh thay thế, rất lâu sau các nước này mới điều chỉnh chính sách dân số. Nhưng đến khi họ lo ngại về mức sinh giảm, thay đổi chính sách không hạn chế sinh, thậm chí khuyến khích sinh nhiều con thì người dân vẫn lười… đẻ. Nếu mức sinh giảm, xã hội toàn người già thì lực lượng lao động giảm, đồng thời kéo theo nhiều người phải bỏ thời gian, công sức chăm sóc, nuôi dưỡng người nhà. Như vậy, xã hội thiếu lao động, tăng hệ thống an sinh, “thu ít mà chi nhiều”.
“Chúng ta đã đạt mức sinh thay thế được 10 năm và đã xuất hiện xu hướng giảm sinh. Vì thế, đã đến lúc chúng ta phải thay đổi khẩu hiệu “mỗi gia đình chỉ sinh hai con” mà cho phép vợ chồng tự quyết định số con” – GS Cử khuyến cáo. Còn theo ông Tân, trước xu thế giảm sinh, Việt Nam cũng cần phải nghiêm túc có các nghiên cứu, đề xuất các chính sách cho phù hợp với tình hình thực tế. Hiện chính sách dân số vận động các cặp vợ chồng “sinh đủ 2 con” ở một số tỉnh thành phố có mức sinh thấp. Còn các thành phố có mức sinh cao vẫn vận động người dân “chỉ sinh 2 con”.
Theo Danviet
Vì vợ là vợ anh! Phần 9
Trời phật phù hộ, anh Hậu đợt đó không bị gì nghiêm trọng cả. Bác sĩ bảo chỉ dị ứng chút thôi, tra thuốc một hai ngày là khỏi. Chị Hà lòng như trút được gánh nặng lớn, vừa khoác áo cho chồng vừa thở phào nhẹ nhõm.
Chị Vân tiện thể gọi điện báo cho ba yên tâm. Ông Hải mừng mừng tủi tủi, dặn con dâu nể mặt mình đừng chấp bà xã. Chị cũng cười cười cho qua, quả thật không vì ba Hải chắc không bao giờ chị bước chân về cái nhà đó nữa.
Bệnh viện hôm nay đông nên bác Đăng phải để ô tô bên kia đường, lấy được xe rồi thì hai ông ngồi ghế trên, hai bà ngồi ghế dưới, được một lát vợ bác không kiềm được liền bóng gió.
-"Chị tưởng chú khác, ai ngờ giờ cũng hót chẳng kém gì anh trai nhỉ? Xểnh ra một cái là có người mong kẻ nhớ."
Anh Hậu xem qua điện thoại, vì hiểu bà xã rất tôn trọng sự riêng tư của mình nên phì cười hỏi lại.
-"A, bác nghe máy phải không? Cô ấy có bảo gì không ạ?"
-"Có gì thì đợi đêm đến chú tâm tình với người ta chứ tôi làm sao mà biết được?"
-"Ặc, bác nghiêm trọng hoá thế? Bạn bè thôi mà..."
Chị Hà bấu tay chị dâu ý bảo thôi, vậy mà bác Vân nhất định hỏi tới cùng.
-"Bạn giống bạn của anh Đăng hả?"
Video đang HOT
-"Ôi dào, bác thật, em đâu phải phải đại gia, thẻ có cái nào thì vợ cầm hết rồi lấy đâu mà đú đởn."
-"Gớm tin đàn ông các người có mà đổ thóc giống ra mà ăn. Tài khoản ngân hàng của ông Đăng tháng nào tôi chả quản, thế mà cứ thi thoảng lại có em gái tới báo mang bầu mới kinh hồn chứ. Ngẫm em cũng thấy mình tài hoa đấy, MÌNH Ạ."
Nhân vật bị mỉa mai chẳng thể yên lặng được nữa, đành phải cười xuề xoà nịnh bà xã.
-"Thôi mà, đàn ông thỉnh thoảng cho chơi bời tý chứ. Nhưng mà kể cũng lạ, anh thề bao nhiêu năm rồi chưa tìm được con ranh nào thay thế được vị trí của vợ cả. Đó vợ thấy đấy, dài nhất là em My My, được có hai tháng rưỡi. Anh cũng đã làm cam kết khi nào bé Khôi đủ hai mươi sẽ chuyển toàn bộ bất động sản cho con rồi mình còn muốn gì nữa?"
-"Ông dám không à?"
-"Rồi rồi...sợ vợ...sợ vợ lắm...anh núp váy vợ, được chưa?"
Nhiều lúc chị không hiểu được suy nghĩ của bác Vân, anh Đăng ngoại tình công khai như vậy mà bác vẫn có thể nín nhịn, mắt nhắm mắt mở làm ngơ.
Chị ấy có lần từng tâm sự, nào có phải hạnh phúc sung sướng gì đâu, nhưng mà còn cả một cái gia tài đang làm ăn được, tách ra cũng lằng nhằng biết bao nhiêu giấy tờ thủ tục.
Rồi thì phận đàn bà ở cái xã hội này khổ lắm, được bao nhiêu người phụ nữ tái giá mà hạnh phúc trọn vẹn? Quan trọng là bé Khôi, cha trốn theo gái mẹ chạy cùng trai, thằng nhỏ suy nghĩ rồi nó còn buồn như nào nữa.
Đặt mình làm bác Vân, Hà hoàn toàn thông cảm. Nhưng trộm nghĩ một ngày nào đó rơi vào hoàn cảnh đó, chị sợ chị không đủ kiên cường mà tiếp tục sống với người chồng như vậy.
Anh Hậu vì dị ứng mắt nên xin nghỉ phép một ngày. Lâu lắm rồi mới có lại cái cảm giác đợi vợ đi làm về, thú thật nghe tiếng cửa cạch trong lòng cũng thấy hơi rộn ràng.
-"Mình dạy xong sớm vậy à? Anh tưởng sáng nay ba tiết chứ?"
-"Đúng là ba tiết nhưng sốt ruột mình ở nhà nên em nhờ chị Tâm trông lớp hộ."
Ông xã nghe vợ giải thích thì bật cười.
-"Tưởng anh là trẻ con chắc mà phải về trông?"
Mặt chị Hà đỏ bừng, phản ứng của vợ khiến anh nhớ tới người đó. Cô ấy khá giống anh, nóng nảy và cực hiếu thắng. Nếu như bị anh trêu một câu thì kiểu gì cô cũng sẽ tìm cách trả đũa mười câu mới chịu.
Trò chuyện với những người như vậy quả thật rất thú vị. Đằng này bà xã lại hoàn toàn trái ngược, ít khi dám ranh luận chồng, cùng lắm là ngượng ngượng rồi bảo em đâu có thế.
Nếu thấy anh hơi giận giận một chút, lập tức chị sẽ nhu mì hỏi han, cần thiết sẽ nhận chị sai. Đó là lý do gia đình chẳng bao giờ xảy ra tranh chấp.
Các chú trong công ty hôm đó có thắc mắc vì sao sếp khó tính mà đối xử với sếp bà lại hiền như vậy? Thực tình đơn giản thôi, sống cùng một người luôn chiều chuộng, cung phụng và nghe lời mình, gọi dạ bảo vâng thì sao nỡ nặng lời?
Chỉ là, đôi lúc cảm thấy cuộc sống có hơi đơn điệu. Người ấy nhiều lần từng hỏi, đã bao giờ anh muốn cho mình một lối thoát? Anh thực sự chưa bao giờ nghĩ tới, không chỉ bởi vì ba già cố chấp, con yêu thơ dại, mà điều quan trọng nhất là bà xã.
Có lẽ giữa họ tình yêu là thứ gì đó quá xa xỉ, nhưng nếu rời bỏ mái nhà này, lòng anh chắc chắn sẽ day dứt không yên.
Anh thương chị.
Thương cái người bên anh từ thủa nghèo nàn.
Thương cái người đợi anh về nhà khi hoàng hôn buông xuống.
Thương cái người mỗi lần anh ốm đều vội vã bỏ tiết trở về, hết gọt hoa quả rồi lại pha sữa xay sinh tố.
-"Mình nghỉ ngơi rồi ăn chút nho với xoài nhé, trưa thích món gì em nấu."
Giọng chị dịu dàng làm anh bừng tỉnh khỏi dòng suy nghĩ mông lung, đưa bừa một đáp án cho bà xã.
-"Tự nhiên thèm đồ nếp vợ ạ."
-"Vâng...nhưng mà sợ hơi nóng...mắt chồng lại đang dị ứng...đợi em gọi hỏi đã..."
Nói rồi chị liền bấm số, được sự đồng ý của bác sĩ mới quay sang ông xã tươi cười.
-"May quá được ạ, cô Nguyệt cho bó lá khúc trồng ở quê đó, để em đồ xôi nhé."
Nhiều lúc anh cũng thắc mắc, cớ sao trên đời lại có người dễ thoả mãn đến vậy? Hến ăn ba bát, Sò không tè dầm, anh về sớm hơn bình thường năm phút...chỉ toàn những điều nhỏ nhặt thôi cũng có thể khiến chị vui vẻ rất lâu.
Đặc biệt vợ anh còn không có thói quen la cà dạo phố, thời gian rảnh rỗi của chị chủ yếu loanh quanh ở nhà, hết dọn dẹp thì ra nghịch nghịch ngoài ban công. Không gian chỗ đó cũng chẳng gọi là rộng rãi thênh thang, vậy mà chị kê cái giá mấy tầng, trồng linh tinh đủ loại rau, từ khóm tía tô, hành lá tới cà xanh cà tím.
Chưa kể trong gậm tủ còn có mấy hộp giá sạch.
-"Hay thỉnh thoảng năng đi chơi với hội bác Vân hoặc mấy cô ở trường đi mình ạ. Anh sợ thế giới của vợ đơn giản quá..."
Chồng không ngồi xem tivi mà theo mình vào bếp, lại còn hỏi han lo lắng, có bà vợ chợt thấy ấm áp, liền vờ vịt nhại giọng con gái út bi bô.
-"Sim bồ i dơ bét."
Hôm đó anh Hậu ngồi nặn bánh khúc cùng vợ, chị làm tròn đẹp gọn gàng bao nhiêu thì của anh méo mó xộc xêch bấy nhiêu, không những thế bột biếc dây ra tay nhoe nhoét hết cả. Nhìn ông xã thở dài chán nản, bà xã hiền dịu bảo.
-"Thực ra mình rất là tuyệt vời rồi, có những người còn chẳng bao giờ vào bếp."
Anh Hậu nghe thấy mát cả lòng cả dạ, quyết tâm nhặt cái khác nặn cho ra hồn, cũng muốn thể hiện với vợ rằng mình tuyệt vời thực sự, việc gì cũng có thể làm.
Đàn ông mà, ai chả sĩ diện và thích ngọt bùi.
Chị Hà là cô giáo nên càng tâm lý, không bao giờ khen thừa thãi nhưng rất biết nói những câu mang tính chất động viên.
Nhớ hồi cách đây mấy năm, anh lần đầu tiên thăng tiến trong công việc, được quản lý cả dự án game lớn đó. Tiếc là không gặp thời nên thất bại, hồi ấy mọi người đều khinh thường anh, ông Hải dặn lần sau làm việc phải cẩn thận hơn, đến ngay cả anh trai cũng nói trách nhiệm lớn là do chú.
Chỉ có mỗi về nhà vợ vừa tẩm quất vừa nhỏ nhẹ tâm sự.
-"Mình đã cố gắng hết sức rồi thì không việc gì phải buồn cả, tất cả là duyên số hết thôi. Trong mắt em mình luôn là người chồng giỏi giang nhất."
Đôi khi cả thế giới vứt bỏ bạn, nhưng chỉ cần một người thôi, một người tin tưởng bạn thì mọi chuyện sẽ hoàn toàn khác. Câu nói ấy, đến nay anh vẫn còn nhớ như in, nghĩ lại thấy sống mũi cay cay.
Xúc động quá, đột nhiên có ông chồng không kiềm được quay sang nhá khẽ vào má bà xã, có chị vợ xao xuyến bối rối đến mức làm rơi cả rổ gạo nếp.
Khổ thật, già khắm khú tới nơi rồi mà cứ như trẻ con lớp một ấy.
Chồng bật cười, vợ rồi cũng cười, hai vợ chồng họ cùng nhìn nhau cười.
Chiều đó, Hến Sò được cả ba lẫn mẹ đến nhà trẻ đón. Các nàng vui vẻ lắm, nhảy múa tưng bừng như hai con sóc nhỏ, hồ hởi lao tới nhào vào lòng ba, nũng nịu đòi bế.
Một nàng õng ẹo đằng trước, một nàng lủng lẳng đằng sau, chị Hà thấy vậy liền trêu.
-"Hến Sò hư quá nha, không thương ba gì hết, cứ vác hai bị thịt như thế có ngày ba mệt ba còng lưng đó."
Bé em đằng trước nghe vậy liền sợ sệt ôm cổ ba, luôn mồm hỏi han.
-"Sò có nặng không ba? Ba mệt không ba? Ba còng lưng không ba? Ba mệt thì ba bế Sò thôi còn vứt chị Hến đi bộ ba ạ."
Anh Hậu nghe giọng con gái cưng quá liền lắc đầu rồi thơm cho cô ấy một cái, chị Hến phía sau ghen tỵ mè nheo.
-"Em Sò ích kỷ...ba...ba chưa thơm con ba à..."
Bé cố ý nhổm lên chìa má để được ba chùn chụt cho vài phát mới chịu thôi.
-"Ba thơm mẹ Hà nữa đi không nhỡ may mẹ khóc nhè đó..."
Cái lũ quỷ này, học ai cái thói suy bụng ta ra bụng người không biết? Chị Hà ngại người đi đường, hai bên má nóng bừng, chủ động tránh xa một chút. Anh Hậu tủm tỉm vừa nạt con không trêu mẹ vừa kéo vợ lại gần.
Gia đình họ, bốn người ríu rít dưới ánh nắng chiều nhàn nhạt, giản dị mà bình yên đến lạ kỳ.
...
Chẳng rõ do vợ chăm tốt hay do sức khoẻ tốt, ba ngày sau mắt anh Hậu đã hết hẳn ngứa ngáy khó chịu. Thậm chí chiều chủ nhật tuần đó còn hẹn đi bơi với cả sếp tổng và vài đối tác nữa ấy chứ, vẫn lượn mấy chục vòng như thường.
Xong xuôi thì mấy ông lớn rủ nhau đi xả stress, lịch trình tiếp theo sẽ là nhậu nhẹt ở bar, sau đó thì đêm nay cùng nhau thức cá độ bóng đá. Anh Hậu là người nhỏ tuổi nhất trong số này, rất biết ý nhận đồ ướt của cả hội giao cho thư ký dặn dò.
-"Mang đi tiệm giặt là rồi phân loại bọc gói cẩn thận gửi lại cho các sếp, còn của anh thì vứt luôn cho chị Hà là được."
-"Dạ đâu sẽ có đó, các anh yên tâm và đi chơi vui vẻ ạ."
Cô Điệp trước giờ nhanh nhẹn ngoan ngoãn, lại làm việc cẩn thận nên rất được lòng lãnh đạo. Mặc dù về phía vợ các anh thì không phải thế, nhưng mà có sao, các mụ ấy đâu có trả lương cho cô đâu?
Chiều đó, Hà vừa đi đón con về thì chồng gọi điện báo tối nay anh đi với nhóm sếp Huy rồi mai tới công ty luôn chứ không qua nhà, với lại có chút áo quần bẩn lát thư ký mang qua, nhờ vợ giặt hộ anh, cảm ơn vợ nhiều.
Chị vâng dạ rồi tủm tỉm cười, cái ông xã này, là việc của chị thôi nhưng lúc nào anh cũng rất lịch sự. Nghe qua thì có vẻ hơi khách sáo, nhưng đôi lúc ngẫm nghĩ kỹ chị lại cảm thấy anh trân trọng những gì vợ làm giúp mình, vì vậy trong lòng thấy rất ấm áp.
Nhiều khi đúng là buồn cười, chị đợi cả tối chẳng có con ma nào đem đồ qua, thế nào mà sáng hôm sau vừa ra khỏi trường đã thấy em Điệp váy đỏ ôm sát thân, kính râm sành điệu đến mời đi uống trà.
Đến nơi, bé rụt rè tặng cho chị Hà một chiếc hộp trái tim to hồng rực rỡ. Bên trong chẳng phải quà cáp gì báu bở mà lại chính là chiếc quần sịp của ông xã.
-"Đêm qua sung sướng quá anh để quên ở chỗ em đó, sáng nay anh lại đi làm vội nên em đành tới gửi chị thôi."
Cũng may anh cẩn thận gọi điện về trước, nếu không chắc giờ này chị bị bé ấy chọc cho điên mất. Thư ký chưa thấy sếp bà phản ứng gì liền nóng ruột bổ sung thêm câu nữa.
-"Chị nên bồi dưỡng chút đi, vừa già vừa yếu để chồng phải tìm chỗ khác giải toả à. Khổ thân quá ạ, mà em kể chị nghe nha, sếp Hậu phải nói là, trên cả tuyệt vời."
Cô Điệp mong lắm, được ăn một cái tát để còn về công ty khóc lóc thổi phồng mọi chuyện, hoặc ít ra cũng làm người đối diện phát hoả.
Mà đời nó mới sầu làm sao, ai đó không có một chút tức tối, bình thản nâng chén trà lên cánh mũi, thư thái thưởng thức hương sen thơm ngát, sau đó khéo léo nhấp một ngụm nhỏ.
-"Khá thơm ngon, nhưng vẫn còn hơi chát, có vẻ như lá trà hái xong chưa được ủ kỹ mà đã vội ướp hương, nhưng ở đô thị nhộn nhịp kiếm được quán như này là khá hiếm rồi."
-"Chị rồ hả? Hay bị đứt dây thần kinh nhục nhã? Tôi gọi chị ra đây không phải là để nghe chị lảm nhảm linh tinh..."
Chứng kiến em bé gần như mất hết bình tĩnh, chị chỉ khẽ mỉm cười. Không nổi nóng, không cáu gắt cũng chẳng xỉa đểu, ngược lại giọng điệu nhẹ nhàng mà hết sức chân thành.
-"Ơ chị lại cứ tưởng em mời chị đi uống trà? Còn về chuyện cái quần sịp của anh Hậu ý, lần sau Điệp không phải mất công mang trả đâu, nhà chị có nhiều lắm, xanh đen tím đủ loại em à. Nếu em cảm thấy thiếu thốn thì cứ giữ lấy mà dùng, đêm đêm buồn quá thì đem ra ngửi cho dễ ngủ."
Theo Afamily
Con đã trở thành gánh nặng trong suốt cuộc đời của mẹ Con năm nay 18 tuổi, sinh ra trong một gia đình thiếu thốn tình cảm của cha, chỉ có mẹ luôn ở bên. Lo lắng nên từ khi biết nhận thức con đã luôn tự nhủ bản thân mình phải cố gắng học tập thật tốt để cuộc sống mẹ con đỡ vất vả sau này. Càng lớn con càng xinh xắn khiến...