Gánh nặng trên đôi vai nữ bác sĩ vùng tâm dịch Vũ Hán
Dong Fang, một bác sĩ tại bệnh viện Vũ Hán số 3, đang phải chịu sức ép ngày càng lớn khi ca nhiễm chủng mới của virus Corona (2019-nCoV) tại thành phố này tiếp tục tăng.
Nhân viên y tế viết tên lên áo tại khoa cách ly điều trị cho bệnh nhân nhiễm virus Corona của bệnh viện Zhongnan ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, ngày 5/2/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Gồng mình chống chọi trong thời gian dài để điều trị bệnh nhân, Dong Fang đã phải uống thuốc ngủ trong 7 ngày vừa rồi chỉ để nghỉ ngơi một chút. Bác sĩ 39 tuổi này không ngừng lo lắng về nguy cơ thiếu hụt giường bệnh cũng như các thiết bị bảo hộ cho những người đồng nghiệp, và đặc biệt là sức khỏe của chính chồng cô, cũng là một bác sĩ đã bị lây nhiễm khi đang làm việc.
Do cả hai vợ chồng đều bận rộn điều trị cho các bệnh nhân, phải đến ngày 19/1 vừa qua, Dong Fang mới nhận tin chồng cô, hiện công tác tại bệnh viện Trung ương Vũ Hán, đã bị lây nhiễm và cách ly. Càng buồn hơn khi đó cũng chính là ngày sinh nhật của cô.
Cách cô nhận được thông báo về bệnh tình của chồng cũng thật đặc biệt. Chồng cô đã đặt một chiếc bánh trang trí hình vẽ bác sĩ ngộ nghĩnh, đi kèm lời nhắn báo rằng anh đã nhiễm bệnh.
Dong Fang nghẹn ngào chia sẻ: “Anh ấy nói đã bị nhiễm bệnh từ hôm kia. Anh ấy dự định ăn mừng sinh nhật tại nhà cùng tôi nhưng không ngờ bản thân lại phải nhập viện”.
Do hai đứa con trai đều đang ở nhà ông bà, Dong Fang phải ăn bánh một mình trong khi chat trực tuyến với chồng. Dù là bác sĩ nhưng Dong Fang không tham gia điều trị cho chồng, thay vào đó cô làm việc bất kể ngày đêm tại bệnh viện, đôi lúc phải căng mình làm việc trong 72 giờ liên tục.
Virus đã lây lan mạnh tại Vũ Hán vào cuối tháng 1 vừa qua. Người dân hoảng sợ, trong khi rất đông bệnh nhân bị sốt phải chật vật tìm giường ở khắp các bệnh viện trong thành phố. Dù bệnh có nghiêm trọng hay không, một số người đã từ chối xuất viện, kể cả khi họ được thông báo rằng không còn giường bệnh.
Video đang HOT
Bác sĩ Dong Fang khẳng định: “Càng nhiều người tập trung ở bệnh viện, virus càng dễ lây lan. Sẽ tốt hơn nhiều nếu những người có triệu chứng nhẹ ở nhà và tự theo dõi. Tôi thật sự hy vọng mọi người biết và hiểu được điều này”.
Phòng tập Hongshan ở Vũ Hán, Trung Quốc, được chuyển thành bệnh viện dã chiến điều trị cho bệnh nhân nhiễm virus corona ngày 5/2/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Tính đến ngày 31/1 vừa qua, gần như toàn bộ các bệnh viện trong thành phố Vũ Hán đều kín chỗ hoặc quá tải. Với khoảng 6.600 giường bệnh, họ cần phải sẵn sàng để tiếp nhận khoảng 7.000 trường hợp xác nhận nhiễm bệnh trên khắp tỉnh Hồ Bắc, cùng với số ca nghi nhiễm ngày càng tăng.
Theo bác sĩ Dong Fang, việc chẩn đoán qua mạng có thể giải quyết được vấn đề hiện nay. Các bác sĩ có thể hướng dẫn bệnh nhân cách xử lý những triệu chứng nhẹ tại nhà để đảm bảo có đủ giường trống cho những người thực sự cần. Tất cả các bệnh viện tại Vũ Hán cần cập nhật công nghệ; nên có một hệ thống trực tuyến để thông báo cho bệnh nhân số giường bệnh ở mỗi bệnh viện.
Là một trưởng khoa, ngày nào bác sĩ Dong Fang cũng lo ngại về nguồn cung thiết bị bảo hộ. Đôi lúc, cô trăn trở đến 2 giờ sáng và đây cũng là nguyên nhân cô phải cần đến thuốc ngủ. Dong Fang chia sẻ: “Nó giống như một cuộc chiến. Virus này giống như một viên đạn. Ngày qua ngày, chúng tôi không biết liệu nó có tấn công mình hay không. Chúng tôi thiếu giường bệnh và thiết bị bảo hộ cho bác sĩ, và chúng tôi biết mình cần phải chiến thắng cuộc chiến này.”
Dù hai con trai trong độ tuổi 10 và 4 chưa ý thức được hết tình hình, song chúng vẫn cổ vũ cô kiên cường hơn. Trong video gửi mẹ, bé trai thứ hai nhắn nhủ: “Con nhớ mẹ. Con biết mẹ đang điều trị cho người bệnh, vì thế con sẽ tự chăm sóc mình và không để mẹ lo lắng cho con. Con muốn mình cũng sẽ thành một bác sĩ. Tiếp tục chiến đấu nhé, Vũ Hán!”.
Dong Fang cho hay: “Thằng bé không biết về mức độ bệnh tình nghiêm trọng của ba nó. Nó còn quá nhỏ. Phổi chồng tôi đã bị tổn thương và anh ấy đang được hỗ trợ bằng thiết bị cung cấp oxy. Tôi không chắc liệu bệnh tật có để lại hậu quả hay không sau khi anh ấy phục hồi”.
Nhân viên y tế làm việc tại khoa cách ly điều trị cho bệnh nhân nhiễm virus Corona của bệnh viện Hỏa Thần Sơn ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, ngày 5/2/2020. Ảnh: THX/TTXV
Ngày 23/1 vừa qua, một ngày trước giao thừa, Dong Fang đã không kìm được bật khóc khi phải ở nhà một mình với áp lực trên vai ngày càng nặng nề. Kể từ đó, cô quyết định ngủ ở văn phòng để tránh cảm giác cô đơn ở nhà. Cô chia sẻ: “Tôi từng cảm thấy an toàn, vì tôi nghĩ mình có thể chiến đấu cùng chồng. Nhưng giờ đây, anh ấy bị cách ly, để lại tôi chiến đấu một mình. Lúc này, tôi hy vọng mọi thứ sẽ ổn trở lại sớm nhất có thể”.
Đặng Ánh
Theo TTXVN
Bí ẩn cuộc không kích mới giết 6 nhân vật Iran ủng hộ ở Baghdad
Một đoàn xe chở các thành viên Lực lượng Động viên Nhân dân Iraq (PMF), một nhóm dân quân Shiite được Iran hậu thuẫn, vừa trở thành mục tiêu không kích khi đang di chuyển ở phía bắc thủ đô Baghdad.
Hãng tin AP dẫn lời một quan chức địa phương cho biết, vụ tấn công đã lấy mạng của 6 người và làm 3 người khác bị thương nghiêm trọng. Nguồn tin cho biết thêm, danh tính của nhóm này vẫn chưa được xác định, và cũng không rõ ai thực hiện vụ tấn công.
Hiện trường vụ tấn công chưa rõ do phe nào thực hiện. (Ảnh: Twitter/BabakTaghvaee)
Tuy nhiên, một quan chức Mỹ khẳng định vụ tấn công không phải do quân đội Mỹ tiến hành.
Theo báo chí địa phương, vụ tấn công diễn ra lúc 1h12 phút sáng 4/1 (giờ địa phương). Một bức ảnh xuất hiện trên truyền thông xã hội sau đó cho thấy ba xe bốc cháy, với 2 xe trong số đó bị lật.
Có tin chỉ ra hai trong số 6 nhân vật xấu số là chỉ huy dân quân, Shibl al-Zaydi và Qais al-Khazali, nhưng PMF lập tức bác bỏ điều này. Nhóm ra thông cáo khẳng định đoàn xe chở các bác sĩ.
Có tin cho rằng một nhân vật cấp cao của PMF là Shibl al-Zaydi nằm trong số những người thiệt mạng. (Ảnh: Twitter/BabakTaghvaee)
"Các nguồn tin ban đầu khẳng định vụ tấn công nhằm vào đoàn xe chở các bác sĩ của PMF gần sân vận động Taji ở Baghdad", hãng tin Reuters dẫn thông báo của PMF.
Vụ tấn công "bí ẩn" diễn ra chỉ một ngày sau khi quân đội Mỹ nã tên lửa giết chết một nhân vật quyền lực trong quân đội Iran, thiếu tướng Qassem Soleimani, cùng một số nhân vật cấp cao của PMF.
Xác chiếc xe chở thiếu tướng Iran Qassem Soleimani sau khi bị Mỹ không kích ở ngoài sân bay quốc tế Baghdad. (Ảnh: Reuters)
Lầu Năm Góc xác nhận vụ tấn công được thực hiện theo lệnh của Tổng thống Trump. Mô tả đây là "hành động phòng thủ" nhằm "ngăn chặn các kế hoạch tấn công của Iran trong tương lai". Lầu Năm Góc khẳng định, ông Soleimani chính là người đang tích cực phát triển các kế hoạch tấn công các nhà ngoại giao và nhân viên phục vụ Mỹ ở Iraq cũng như trên toàn khu vực".
Phía Tehran lên án hành động của Mỹ là "khủng bố quốc tế" và cảnh báo sẽ đáp trả tàn khốc.
Trong phát biểu ít giờ sau đó, ông Trump khẳng định Mỹ hành động như vậy "để ngăn chặn một cuộc chiến... chứ không phải khơi mào một cuộc chiến".
Thanh Hải
Theo vietnamnet.vn
Tim ngừng đập suốt nhiều giờ, 7 học sinh trở về từ cõi chết đầy bất ngờ 7 trẻ em trong cùng một lớp học về cơ bản đã "chết" được nhiều giờ đồng hồ cho đến khi các bác sĩ có mặt để sơ cứu. Katrine là một trong số 7 học sinh từng may mắn sống sót. Theo Express, bộ phim tài liệu mới của BBC với tựa đề: "Sự sống sau khi chết: Làm cách nào 7...