Gánh nặng nợ nần của thế hệ Y nước Anh
Nhiều người trong độ tuổi từ 20 đến 35, được gọi là thế hệ Y ở Anh, cảm thấy tương lai vô cùng ảm đạm khi ra trường mà vẫn thất nghiệp và gánh khoản nợ sinh viên trên lưng.
Những thanh niên nước Anh tâm sự trên Guardian. Ảnh: Guardian
Theo Guardian, hàng trăm người trẻ thuộc thế hệ Y đã chia sẻ về nỗi e ngại giấu kín lâu nay trên chuyên mục “Không chỉ riêng bạn” của báo.
Dưới con mắt nhiều người, Lucy, 23 tuổi, đang làm tất cả mọi thứ rất ổn. Cô tốt nghiệp trường đại học hàng đầu và đang thực tập ở London, niềm mơ ước của nhiều sinh viên mới ra trường, với hy vọng thực hiện sự nghiệp ước mơ của mình.
Thế nhưng, nỗi lo về khoản nợ sinh viên hàng tháng cùng với số tiền ít ỏi trong tài khoản ngân hàng luôn thường trực trong tâm trí, đè nặng lên hoài bão của Lucy.
“Tại sao tìm việc lại khó như thế? Tôi chỉ muốn có đủ lương để tiết kiệm được một khoản nhỏ mỗi tháng”, cô nói. “Trong tài khoản của tôi giờ chỉ có 64 USD. Tháng này tôi cũng lạm chi. Tôi đi thực tập toàn thời gian, nhưng công ty trả lương rất thấp”.
“Tôi tốt nghiệp trường đại học trong top 10 thế giới. Nhưng tôi lo lắng sẽ không bao giờ mua được nhà riêng, hoặc luôn phải ở chung nhà với người khác”, cô tâm sự.
Tổng số thanh niên Anh dưới 35 tuổi có nhà riêng kể từ năm 2010 tới nay đã giảm 280.000 người. Năm 1991, một phần ba người Anh ở độ tuổi 16-24 sở hữu nhà riêng. Đến năm 2011, con số này chỉ còn khoảng 10%. Năm 1991, 67% người trong nhóm tuổi 25-34 là chủ hộ gia đình, chủ sở hữu nhà. Trong năm 2011-12, tỷ lệ này giảm xuống còn 43%.
“Tôi lo ngại rằng, tôi và hàng ngàn người thuộc thế hệ của tôi, sẽ không bao giờ có thể sở hữu ngôi nhà của mình. Tôi lo lắng việc này có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ của tôi với người tôi yêu thương nhất trên thế giới”, Toby, 26 tuổi, bày tỏ lo lắng về gia đình tương lai.
“Đó chỉ cần là một nơi mà tôi có thể đi vào bếp mà không phải lo lắng chủ nhà xuất hiện không báo trước, nơi mà tôi có thể sơn tường màu mình muốn, và một ngày nào đó, tôi có thể có con ở đây”.
“Cơ hội để cải thiện cuộc sống gia đình, chỉ với một chút ít về an ninh, trong một căn hộ yên tĩnh, hạnh phúc, có thể không có vẻ là nhiều, thậm chí nó có thể nhàm chán với một số người. Nhưng mỗi ngày khi tôi nhìn xung quanh, tôi càng cảm thấy nó như một giấc mơ không thể”, Toby nói.
Video đang HOT
“Thế hệ như bố mẹ tôi nhiều tự do hơn… họ lên thẳng đại học, chuyển tới London và mua được nhà”, Tanaka Mhishi chia sẻ. Ảnh: Guardian
Gánh nặng nợ nần
Gemma, một thanh niên ở Essex, lo lắng rằng chi phí sinh hoạt đắt đỏ sẽ đặt gánh nặng lên cuộc sống tương lai. “Nỗi lo lớn nhất của tôi là phải làm việc cả đời mà vẫn nợ nần chồng chất, không bao giờ sở hữu lấy một ngôi nhà hoặc có con”.
“Chi phí thuê nhà, đi lại, sinh hoạt đều đang tăng cao, duy chỉ có tiền lương là không phản ánh đúng mức tăng này. Tôi đã chọn làm việc trong lĩnh vực từ thiện để thực hiện niềm đam mê của mình. Tuy nhiên, tôi lo lắng rằng với số tiền dự trữ hạn hẹp, việc tiết kiệm cho khoản tiền đặt cọc thế chấp, hay việc có một đứa con sẽ vượt ra khỏi tầm với”.
“Tôi lo lắng rằng chủ nghĩa tư bản đang thúc đẩy điều này và tạo ra sự bất bình đẳng về của cải nhiều hơn”, Gemma nhận định.
Cậu sinh viên 22 tuổi Adam đến từ Portsmouth, lo không có cơ hội tốt nghiệp và bằng đại học không giúp gì cho cuộc sống tương lai mà chỉ đem lại nợ nần.
“Tôi lo lắng rằng sau khi tốt nghiệp, cuộc sống sẽ không dễ dàng như các thế hệ sinh viên trước. Tôi muốn tìm một công việc đòi hỏi bằng cấp. Tôi nghĩ rằng thật đáng ngại khi bỏ ra ba năm học tập và vay nợ trả học phí để cuối cùng vẫn làm công việc bán lẻ mà tôi đã từng làm trước khi học đại học, thậm chí thu nhập còn kém hơn”.
Vỡ mộng
So với nhiều người, Lizzie, 30 tuổi, sống ở London có một cuộc sống tuyệt vời. Cô có bạn trai, kiếm được công việc toàn thời gian. Tuy nhiên, cô vẫn cảm thấy vỡ mộng mà lại không thể công khai nói ra, vì bản thân có cuộc sống khá giả.
“Tôi lo rằng sẽ không bao giờ được sống theo ý thích, lúc nào cũng sợ rằng cho đến 50 tuổi vẫn tiếp tục cuộc sống nhàn nhạt như thế này”.
“Thời niên thiếu, chúng tôi được bảo rằng có thể làm bất cứ điều gì mình muốn. Nay tôi bắt đầu nhận ra mình không tài giỏi, thông minh hay đặc biệt như đã tưởng. Tôi không nổi tiếng trên Instagram, không được dự những buổi dạ yến xa hoa, cũng chẳng có những đứa con xinh đẹp”, cô nói.
“Trong cuốn kỷ yếu ở trường Suffolk nhỏ bé của tôi, chỉ riêng một lớp đã có ba đứa trẻ muốn trở thành thủ tướng. Nó còn tệ hơn đối với những người bạn của tôi, từng mơ ước trở thành diễn viên nổi tiếng thì bây giờ lại làm giáo viên hoặc nhân viên bán hàng”.
“Cuộc sống của tôi cứ đều đều như thế 6 năm nay”, Pattison chia sẻ. Ảnh: Guardian
Nhìn bề ngoài, những thanh niên trẻ của nước Anh có cuộc sống tuyệt vời, nhưng nhiều người có vẻ như đều đang âm thầm tự hỏi không biết mình đã làm sai chuyện gì. “Nhìn thấy những người có địa vị xã hội như mình trở nên thành công, tôi cảm thấy như có lưỡi dao ghen tị thọc sâu vào lườn”, Lizzie cho biết.
Phương Anh
Theo VNE
Ukraine tăng chi quân sự khi đang nợ nần
Ukraine dự tính thay đổi về tăng chi quân sự, thêm các biện pháp trừng phạt Nga của phương Tây và Mỹ sẽ làm kéo dài khủng hoảng ở miền Đông.
Sputnik hôm 24/12 đưa tin về kế hoạch tăng chi quân sự của Quốc hội Ukrainehiện đang gây tranh cãi khi nước này đang ngập trong nợ nần chồng chất.
Quốc hội Ukraine đang tăng cường cuộc chạy đua quân sự bằng cách tăng chi tiêu ngân sách vào quốc phòng. Kiev thừa nhận rằng chiến lược ngân sách của chính phủ dựa trên tăng dần chi tiêu quân sự.
Con số được cho thấy Chính phủ nước này đã tăng chi tiêu quân sự từ 90 tỷ Hryvnia (4 tỷ USD) lên 113 tỷ Hryvnia (5 tỷ USD), theo một nghị định được Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko ký hôm 2/12.
Ukraine quyết tăng chi quân sự, kéo dài khủng hoảng miền Đông.
So với các cường quốc về quân sự thì con số này hoàn toàn ít ỏi. Nhưng đối với đất nước Ukraine đang nợ nần ngập đầu thì việc dùng thêm 5% GDP cho quốc phòng đáng là một con số cần chú ý.
Kiev khẳng định họ muốn bắt kịp với các tiêu chuẩn của NATO vào năm 2020 và đây là một trong những cách thể hiện sự quyết tâm này.
Dự kiến, những nội dung mà Ukraine đưa ra để tính toán mua sắm là theo hướng mua vũ khí mới.
Theo các chuyên gia ở Viện nghiên cứu Ukraine, việc Ukraine chú trọng phát triển chi tiêu quân sự sẽ càng làm cho nước này lấn sâu hơn vào cuộc chiến ở miền Đông. Điều này càng cho thấy Ukraine đang có mong muốn tiếp tục cuộc chiến này và gia tăng thái độ với Nga khi quyết không chi tiêu thêm cho phát triển kinh tế xã hội.
Trong khi đó, việc Phương Tây gia tăng các biện pháp trừng phạt kinh tế Nga mà cụ thể là gia hạn trừng phạt thêm 6 tháng nữa sẽ càng làm cho cuộ khủng hoảng thêm kéo dài.
Tờ báo Đức Wirtschafts Nachrichten ra ngày 23/12 nhận định về chiến lược này của Phương Tây một mặt sẽ kích động chính sách hiếu chiến của Kiev, mặt khác càng làm cho Nga trở nên cứng rắn hơn, từ đó mong muốn hòa bình cho Ukraina càng xa vời.
Tờ báo Đức ghi nhận rằng Moskva đã có không ít nỗ lực để khắc phục xung đột và cho thấy Nga luôn luôn cởi mở dành cho đối thoại. Tuy nhiên, Chính phủ Ukraina tiếp tục gán tội xâm lược cho Nga và cho đến nay tiếp tục mở rộng ngân sách quân sự nhờ vào những khoản trợ giúp từ Mỹ và EU.
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko cùng các lãnh đạo EU.
Chính Kiev mới là tác nhân cần bị lên án. Chính quyền Kiev đã ký vào Hiệp định Minsk chỉ vì tình trạng suy sụp tinh thần trong quân đội và áp lực từ phía Đức, nhưng bây giờ Ukraina cũng không chú ý tuân thủ những thỏa thuận mà Mokva, Kiev, Berlin và Paris đã đạt được. Cụ thể, khi xảy ra mất điện với toàn vùng Crimea, chính quyền Kiev không thực hiện bất kỳ biện pháp nào để kịp thời chặn đứng hành động phá hoại và vi phạm.
Song khi đó, EU lại thông qua quyết định gia hạn trừng phạt, bất chấp sự phản đối của hàng loạt nước, công khai tuyên bố rằng biện pháp chống Nga gây tác động tiêu cực kể cả với nền kinh tế châu Âu.
Sau đó tới Mỹ cũng đưa thêm danh sách những người Nga bị trừng phạt. Bộ Tài chính Mỹ hôm 22/12 đã áp đặt những biện pháp trừng phạt đối với 34 cá nhân và thực thể vì trước đó đã né tránh chế tài và những hoạt động khác liên quan đến sự can dự của Nga ở Ukraina.
Bộ Tài chính Mỹ cũng cho biết, một số công ty con thuộc sở hữu đa số của hai ngân hàng nhà nước của Nga, Sberbank và VTB, cũng như công ty quốc phòng Rostec sẽ chịu những biện pháp trừng phạt đã áp đặt lên những công ty mẹ của họ.
Ngày 22/12, phát ngôn viên của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov cho biết Nga đang xây dựng các phương án đáp trả lệnh trừng phạt kinh tế của Mỹ và EU.
Ông Peskov lấy làm tiếc rằng "trái với lẽ thường, trái với sự cần thiết phải phối hợp với nhau, tăng cường hợp tác, Washington và EU lại lựa chọn đường lối như vậy, trái ngược hẳn với các yêu cầu của thời đại".
Đông Phong
Theo_Báo Đất Việt
Ukraine hứa tham gia chống IS, cố làm Mỹ vui lòng? Ukraine dù đang ngập trong khó khăn, khủng hoảng nợ nần nhưng vẫn hứa sẽ cung ứng các yêu cầu cho liên quân chống IS tại Syria. Tại cuộc họp báo với Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden diễn ra vào hôm qua 8/12 tại thủ đô Kiev, Tổng thống Petro Poroshenko khẳng định,Ukraine đã sẵn sàng cung ứng các yêu cầu cho...