Gánh nặng đích tôn
Tôi không thể là thằng bỏ vợ, bị vợ bỏ càng không. Một ông đích tôn, trưởng họ thì phải hoàn hảo. Vợ nhìn tôi thương hại: ‘Đến khi nào anh mới được sống cho mình?’.
Tôi cầm quyết định ly hôn hai năm tám tháng mười lăm ngày rồi mà bạn bè, gia đình, đồng nghiệp không một ai biết.
Tôi không thông báo, cũng không có mặt mũi để báo, thậm chí suốt hai năm trước ly hôn, tôi gần như phát điên nhưng vẫn phải giả bộ bình thản với tất cả.
Tôi là đích tôn, là trưởng họ, một cái danh oai như sấm, hữu danh vô thực nhưng không phải cứ muốn là có hay mua bán đổi chác được.
Tôi là đích tôn, là trưởng họ, một cái danh oai như sấm. Ảnh minh họa
Ngày bé, tôi thích ngủ đến giờ nào thì ngủ, mẹ không đánh thức được sẽ lau mặt cho và cõng tôi đến lớp trong khi ba cô em gái tự biết giờ mà dậy. Tôi không phải loại dốt nát nên mỗi năm một lớp, đậu đại học ngay năm đầu trong vui sướng lẫn tự hào của bố mẹ và dòng tộc. Ngày ấy nhà khó khăn, tôi đòi đi làm thêm nhưng ông bà không cho, nói cứ tập trung ăn học, cả họ chẳng lẽ không nuôi nổi anh?
Tôi học ra trường, ông chú bảo vào Nam, ông đã thu xếp cho tôi một chỗ.
Trước đó, tôi nghĩ trưởng họ là một thứ gì đó oai vệ, như bố tôi chỉ cần quát to một tiếng là mọi người nín khe, từ ông già bảy mươi nhưng thuộc chi dưới đến đứa trẻ vừa biết mặc quần. Giờ tôi mới hiểu cái danh trưởng họ là thứ gông xiềng vô hình khoác lên cổ mình khi đứa em họ ra trường, tôi phải lo công việc cho nó; đứa em trai cưới, tôi phải xin nghỉ về đi đám. Khi tôi mua được nhà thì nơi này thành nhà trọ, trung chuyển. Bất cứ ai “vào Nam” đều ghé nhà tôi ở lại, người đi chữa bệnh, kẻ thăm con cháu, em út cháu chắt vào học đại học, kiếm việc đều chọn nhà tôi là nơi đến đầu tiên.
Khi tôi còn độc thân thì không sao, nhưng từ ngày có vợ có con, vợ tôi luôn nhăn nhó khi có ai ở làng vào ở lại. Đàn ông làng tôi ai cũng có cái điếu cày bên cạnh, thứ mà theo vợ tôi nói là độc hại, hôi hám và ghê sợ khi nửa đêm tảng sáng cứ sôi sòng sọc. Vợ nói không lẽ phải đeo khẩu trang chống độc. Tôi cũng thấy khó chịu, cũng ngứa mắt thật, nhưng mở miệng nói thì chú bác sẽ tự ái ngay.
Video đang HOT
Cái danh trưởng họ là thứ gông xiềng vô hình khoác lên cổ tôi. Ảnh minh họa
Vợ bảo nếu tôi không nói, cô ấy sẽ nói, tôi năn nỉ thôi ráng chịu đựng, vợ quắc mắt: “Tại sao tôi phải chịu đựng khi ở trong nhà mình, có tháng nào nhà không có khách không? Không ông chú ở quê thì bà thím ở xóm, thoát được người già thì đám em cháu sinh viên cuối tuần kéo nhau xuống!”.
Vợ nói hoàn toàn đúng, tôi cũng thấy mình không hơi đâu phải đón tiếp chứa chấp họ, nhưng làm sao từ chối khi bố mẹ nói ông chú ngày xưa bán bò cho tôi có tiền đóng học, bà thím thức từ ba giờ sáng nấu nồi xôi đậu cho tôi mang theo ăn đường. Tôi nói mình có thể đền lại mười con bò, hai mươi nồi xôi nhưng bố mẹ nói bò, xôi đền được, tình nghĩa sao trả?
Vậy là tôi phải gánh cái nợ này cả đời.
Tại sao tôi phải chịu đựng khi ở trong nhà mình? Ảnh minh họa
Tôi chưa biết xử lý sao thì không biết may hay rủi, ông chú ruột nghe được câu chuyện liền chỉ tay vào mặt vợ tôi nói: “Chị lấy chồng mà coi khinh dòng họ nhà chồng. Chị có biết nếu không có chúng tôi thì chồng chị hôm nay không có công ty riêng mà chỉ là anh công nhân làm công ăn lương đầu tháng lo cuối tháng không?”.
Vợ tôi cũng không vừa: “Tôi thà lấy chồng công nhân mà thoải mái. Ông bà cũng thôi cái trò kể lể ơn nghĩa đi, ngày xưa ông góp cho anh ấy bao nhiêu, con gái ông học hết lớp tám nhờ ai xin việc cho, thằng con trai ông nhờ đâu có việc làm lương cao để mỗi năm ông xách giỏ vào thăm một lần? Con trai ông có nhà sao không đến đó ở, cứ phải đến đây ăn rồi nằm rồi phán, nhà tôi đâu phải trại tế bần?”.
Ông chú suýt ngất, đùng đùng bỏ đi, nửa tiếng sau bố mẹ tôi gọi điện vào, hai người thay nhau trách tôi sao không biết dạy vợ, để cô ta leo lên đầu, vợ chứ có béo bở gì, không đứa này kiếm đứa khác. Rồi như sực nhớ: “Thảo nào đợt trước tôi vào, nó cứ gườm gườm nhìn”.
Bố mẹ tôi hẳn không biết, vốn liếng, công sức vận hành công ty có một nửa của vợ, nhưng tôi không thể nói ra chuyện đó. Trong mắt bố mẹ, tôi là ông giám đốc thành đạt nhờ ơn trên và bà con . Như tôi giờ muốn đâu chẳng được vợ, cần gì cô vợ đanh đá, đẻ được mỗi đứa con gái rồi không chịu đẻ thêm. Chuyện con cái, vợ tôi thẳng thừng, “em sợ sinh con trai, nó sẽ dẫm vào vết chân anh. Đích với chả tôn, họ với chả hàng, nó cứ phải sống vui đời nó cái đã”.
Bố mẹ một mặt tác động tôi, mặt khác gọi điện mắng chửi con dâu, mẹ tôi còn mua vé máy bay vào tận nơi. Khi mẹ về, vợ đưa tờ đơn, ngắn gọn: “Em mệt rồi!”.
Vợ tôi buông hết vì quá mệt. Ảnh minh họa
Tôi giấu nhẹm mọi chuyện, lấy cớ công ty bận rộn, tết vừa rồi còn tiếp đón khách khứa nên không có thời gian về quê. Tôi cũng không dám nói đang sống một mình, sợ bố mẹ lại thúc giục tôi lấy vợ khác. Vì thế bố mẹ vẫn gọi điện mắng mỏ con dâu, tôi năn nỉ cô ấy giấu kín chuyện giùm. Tôi không thể là thằng bỏ vợ, bị vợ bỏ càng không. Một ông đích tôn, trưởng họ thì phải hoàn hảo. Vợ nhìn tôi thương hại: “Đến khi nào anh mới được sống cho mình?”.
Tôi không biết đến khi nào, chỉ biết cứ giấu được ngày nào hay ngày ấy.
Công Tuấn
Theo phunuonline.com.vn
Không ở chung nhưng vợ chồng tôi vẫn phải chu cấp tiền cho nhà chồng
Chồng tôi đã nghỉ việc nửa năm nhưng ông bà nội vẫn lấy tiền đều đều hàng tháng mà không bao giờ hỏi xem vợ chồng tôi sống thế nào.
Hình ảnh minh họa
Hai vợ chồng cưới nhau được 3 năm, sống với mẹ tôi nên tôi không phải đi làm dâu. Gia đình anh có bà nội, bố mẹ và hai vợ chồng anh trai. Bà nội và bố mẹ chồng tôi không có thu nhập từ việc đi làm mà chỉ có vài triệu tiền lãi ngân hàng mỗi tháng nên trước khi cưới nhau, tôi cũng đã xác định tư tưởng là chồng tôi phải phụ giúp gia đình. Mỗi tháng chồng tôi vẫn đưa nhà 3 triệu, chia tiền khám bệnh của bà nội, đôi khi cũng là chồng tôi đưa hết. Vô tình tôi biết vợ chồng người anh chỉ đóng góp phần sinh hoạt phí hàng tháng của họ chứ không phụ giúp gì nên nói chồng là tôi không đồng ý như vậy. Bố mẹ chung nên con cái phải có trách nhiệm như nhau, huống hồ vợ chồng tôi lại không ở nhà chồng, cũng không nhờ vả gì ông bà nội.
Phải nói thêm là trong suốt 3 năm cưới nhau, anh không hề đưa tiền cho tôi, vợ chồng tiền ai nấy giữ, ngay cả khi tôi sinh con đầu lòng cách đây vài tháng. Toàn bộ chi phí từ lúc mang thai tới giờ đều do tôi tự lo liệu. Nhiều lúc tôi cũng thấy chạnh lòng nhưng nghĩ cứ để từ từ chồng ổn định công việc, sẽ biết có trách nhiệm hơn. Nhưng cách hành xử của những người bên nhà chồng làm tôi thấy bức xúc và muốn ly hôn luôn cho xong. Mẹ chồng tôi tuy còn khỏe mạnh nhưng không bao giờ nghĩ đến chuyện làm thêm để đỡ đần con cái, lúc nào cũng chỉ mang tư tưởng con cái phải nuôi mình. Vợ chồng anh chồng thì vô tâm, nhiều khi thiếu tiền sinh hoạt phí, nói đưa thêm nhưng họ cũng không đưa.
Sau sinh vì quá khủng hoảng về chuyện con cái, mọi thứ chi tiêu tốn kém hơn khiến tôi như muốn phát điên. Chồng tôi đã nghỉ việc nửa năm nhưng ông bà nội vẫn lấy tiền đều đều hàng tháng mà không bao giờ hỏi xem vợ chồng tôi sống thế nào, có thiếu thốn gì không. Nhiều lần tôi muốn ly hôn vì chồng thiếu trách nhiệm và nhà chồng sống không biết điều, nhưng nghĩ đến con tôi lại chùn bước. Dù sao bây giờ chồng tôi cũng đã hứa hẹn đủ điều và biết quan tâm, chăm sóc con cái nhiều hơn nhưng cứ nghĩ lại toàn bộ những chuyện trên, tôi lại như không còn tình cảm gì với chồng, cũng như nhà chồng nữa. Giờ tôi không biết phải làm sao? Mong chuyên gia và mọi người cho tôi lời khuyên. Chân thành cám ơn.
Huệ
Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Tâm gợi ý:
Chào bạn Huệ,
Đây là vấn đề tiền bạc trong hôn nhân. Nhiều người trước khi bước vào hôn nhân không bao giờ bàn bạc, thống nhất với bạn đời về cách chi tiêu trong gia đình sau hôn nhân, chẳng hạn ai là người giữ tiền; chi tiêu trong nhà thế nào; cách lo cho bên nội bên ngoại ra sao?....Vì không bàn bạc trước nên khi bắt đầu cuộc sống gia đình, họ vẫn hành xử theo thói quen, đụng chạm tới người kia, rồi nảy sinh mâu thuẫn và tan vỡ. Nhiều người cảm thấy ngại khi nhắc đến chuyện tiền bạc trước hôn nhân nên mới dẫn tới kết cục không tốt, sống không hạnh phúc hoặc tan vỡ.
Bạn cũng có vẻ hơi so đo khi cho rằng con nào cũng là con nhưng sao người đóng góp nhiều, người đóng góp ít. Tuy cùng là con nhưng mỗi người lại có hoàn cảnh sống và mức thu nhập khác nhau. Có thể người anh thu nhập không tốt, không có khả năng đóng góp thì có thể thông cảm. Nếu các bạn có điều kiện kinh tế, muốn phụ giúp cha mẹ thì cũng không nhất thiết phải so đo.
Tuy nhiên, ở trường hợp của bạn, nhà chồng cũng hơi quá đáng. Cả nhà nhiều người như vậy mà không có thu nhập, phải sống dựa vào con, thậm chí ngay cả khi con thất nghiệp cả nửa năm mà cũng chẳng cần quan tâm xem con lấy tiền ở đâu để duy trì cuộc sống, có khó khăn, thiếu thốn gì không? Như vậy, gia đình chồng bạn khá vô tâm. Ngoài ra, suy nghĩ con cái phải nuôi cha mẹ cũng không hoàn toàn hợp lý. Con cái có hiếu, có trách nhiệm phụng dưỡng cha mẹ đã đành, nhưng cũng nên xem xét điều kiện kinh tế của con thế nào, có dư dả không.
Bạn băn khoăn, cảm thấy khó chịu, bực bội về chuyện tiền bạc có thể hiểu và thông cảm. Trong đời sống hôn nhân, tiền bạc rất thực tế. Không có tình yêu người ta vẫn có thể sống, nhưng không có tiền thì khó mà duy trì được cuộc sống.
Khi chưa hiểu rõ mọi chuyện sẽ dễ xảy ra mâu thuẫn. Bạn nên trao đổi thẳng thắn với chồng và gia đình chồng về tình hình hiện tại để mọi người cùng hiểu và có giải pháp hợp lý. Câu nói "Có hiểu biết thì mới có cảm thông" không hề sai. Bạn có thể chia sẻ về khó khăn tài chính lúc này và nói rõ thời điểm hiện tại không thể hỗ trợ ông bà, khi nào vợ chồng bạn có thu nhập ổn định, dư dả sẽ lại giúp đỡ gia đình.
Bạn có suy nghĩ chưa đúng lắm đó là đánh đồng việc khó khăn tài chính với ly hôn. Khi mối quan hệ vợ chồng đổ nát, không còn khả năng cứu vãn mới chọn cách ly hôn. Còn ở đây, vợ chồng bạn chưa xảy ra vấn đề gì lớn, thậm chí chồng bạn còn cải thiện tốt hơn, mà bạn lại muốn ly hôn vì khó khăn tiền bạc là không nên.
Chúc bạn mạnh mẽ, sáng suốt.
Theo vnexpress.net
Mang quà Tết đến biếu bố mẹ chồng tôi mới phát hiện bí mật bất ngờ Tôi chẳng thể ngờ, khi sự việc đã rõ mười mươi thế này, anh còn đem những lý do khó nghe đó ra để bao biện. Hai vợ chồng tôi đều làm kinh doanh ở nhà. Công việc tuy có vất vả nhưng thu nhập cũng khá. Thức khuya dậy sớm một chút, phải suy nghĩ một chút nhưng vẫn còn hơn vạn...