Gánh bún suông ba đời ở vỉa hè Sài Gòn
Gánh hàng của cô Lương không tên không biển hiệu, chỉ treo chữ “Bán bún suông” ở đầu gánh. Từ 6h – 9h, cô bán hết 20 kg bún.
Cô Phạm Thị Lương (52 tuổi), ngụ quận 7, TP HCM là đời thứ 3 của gánh bún suông tại số 183/41, bến Vân Đồn, quận 4, TP HCM. Mỗi ngày cô thức từ 2h sáng để nấu nước lèo và chuẩn bị nguyên liệu bán bún. Đúng 4h, cô cùng chồng đẩy xe sang quận 4 để dọn quán, 6h là khách có tô bún suông nóng hổi vừa thổi vừa ăn trên tay.
Cô Lương kể công việc bán bún suông là nghề bên chồng, còn quê cô ở Đồng Nai và làm phụ hồ. Năm 19 tuổi, cô theo chồng về TP HCM sinh sống, theo mẹ chồng phụ dọn bàn, rửa chén rồi được truyền lại gánh bún có từ thời bà nội của chồng.
Ban đầu, cô thấy việc nấu bún suông không khó, nhưng để bán đắt khách là không dễ. “Ngày mới bán, tôi làm chậm lắm, múc nước lèo, tương ớt rất lâu, nghĩ mình không có duyên mua bán. Khách cứ nghĩ tôi bán bún riêu, hỏi nhiều đến mức mà tôi phải để tấm bảng ‘bún suông’. Thấy lạ, họ ăn thử, và cứ thế quán dần dần đông. Vào thứ bảy, chủ nhật tôi làm không kịp bán”, cô tâm sự.
Tô bún suông của cô Lương gồm tôm, giò heo hoặc thịt nạc, huyết luộc cộng thêm suông (đuông), thành phần làm nên điểm nhấn của món bún này. Suông là phần thịt nạc tôm được giã nhuyễn trộn với bột, nêm nếm vừa ăn để khi nấu chín giữ được độ dẻo, dai vừa và có độ ngọt, thơm của tôm. Khi ăn, thực khách chấm suông với nước chấm pha bằng tương ngọt và nước mắm me.
Video đang HOT
Tên gọi bún suông cũng bắt nguồn từ việc nặn hình phần thịt này giống con đuông dừa, nhưng có người cho rằng cái tên là mong muốn gửi gắm vào món ăn những điều suôn sẻ trong cuộc sống.
Tô bún của cô Lương có giá 40.000 đồng. Trong 3 giờ, cô có thể bán hết 20 kg bún tươi. Gánh bún ba đời cũng trở nên thân quen với cư dân quận 4 vào mỗi sáng.
Bà nội, mẹ chồng của cô Lương đều không phải người Trà Vinh, và ngay cả cô cũng chưa từng đến Trà Vinh, quê hương của món bún suông nổi tiếng này. Nhưng trong những năm làm nghề, cô nói rằng món bún của cô “chưa có khách nào chê, trừ khi họ không biết cách thưởng thức”.
Độc đáo bánh canh cua nguyên con ở Sài Gòn
Sài Gòn có khá nhiều quán bánh canh cua, gọi là vậy nhưng thực ra chỉ toàn là càng ghẹ, thịt ghẹ. Lý do là nếu bán cua thì giá sẽ rất cao so với mặt bằng thu nhập chung.
Quán bánh canh cua ghẹ Tứ Ký ở 112 Ngô Quyền có bán cả bánh canh càng ghẹ và bánh canh cua nguyên con. Những ai đi ngang qua đều ấn tượng với cái tủ kiếng đỏ rực màu cua và tôm, chỉ nhìn đã thấy ngon rồi.
Tô bánh canh cua ở đây nếu để nguyên con thì giá cũng lên tới 100.000đ - 150.000đ/tô tùy theo độ lớn nhỏ. Dù đắt như vậy nhưng thực khách vẫn tấp nập ra vào.
Anh Ký, chủ quán bánh canh này chia sẻ, "má tôi bán bánh canh cua mấy chục năm ở chợ Thiếc, quận 11. Khi má nghỉ bán, tôi mới mở tiệm trên đường Ngô Quyền này. Quán có chừng 3 năm rồi".
Quán nằm gần chợ Nguyễn Tri Phương nên cũng đông người qua lại. Tô bánh canh cua ở đây nếu để nguyên con thì giá cũng lên tới 100.000đ - 150.000đ/tô tùy theo độ lớn nhỏ. Dù vậy thì quán vẫn tấp nập thực khách ra vào.
Những ai đi ngang qua đều ấn tượng với cái tủ kiếng đỏ rực màu cua và tôm, chỉ nhìn
đã thấy ngon rồi
Tuy nhiên, nếu bạn chọn bánh canh ăn với càng cua hoặc càng ghẹ, có tôm hoặc giò heo, hoặc nửa con cua thì giá chỉ khoảng 50.000đ/tô.
Theo chủ quán, cua nấu bánh canh có nguồn gốc từ Cà Mau, bởi vậy thịt rất chắc và ngọt. Thịt cua chấm với các loại nước chấm rất độc đáo: nước mắm đường, muối ớt xanh Nha Trang, muối tôm Tây Ninh hoặc muối tiêu chanh. Hiếm có quán bánh canh nào có nhiều loại nước chấm như vậy.
Cọng bánh canh ở đây to và trong, nước dùng sền sệt vừa phải, tuy nhiên rất đậm đà nhờ vào nước luộc cua, tôm cùng giò heo hầm.
Tô bánh canh quán Tứ Ký còn có đầy đủ các món mà dân sành ăn yêu thích: tôm,
huyết, cua, ghẹ, giò heo, chả cua, chả cá..
Giò heo ăn kèm bánh canh cũng rất ngon
Thịt cua chấm với các loại nước chấm rất độc đáo: nước mắm đường, muối ớt xanh Nha Trang, muối tôm Tây Ninh hoặc muối tiêu chanh
Bánh canh cua còn đáp ứng nhu cầu thực khách lâu lâu thèm ăn cua mà lại đi ăn một mình. Hơn 100.000đ cho 1 tô bánh canh cua có thể được coi là quá đắt. Tuy nhiên vừa được ăn nguyên 1 con cua, lại no căng bụng với cả tô bánh canh thì tính ra lại rẻ và tiện lợi. Hơn nữa, tô bánh canh quán Tứ Ký này còn có đầy đủ các món mà dân sành ăn yêu thích: giò heo, tôm, chả cua, chả cá, huyết, ghẹ...
Cua chọn để nấu bánh canh ở Tứ Ký không quá lớn, để đảm bảo khi ăn xong thấy vừa đủ no. Nhiều người thắc mắc, muốn ăn cua thì ra quán bán đồ hải sản để ăn, sao lại ăn cùng bánh canh cho rắc rối! Thế nhưng, bạn sẽ thấy rằng ăn cua với bánh canh có cái thú vị riêng.
Sài Gòn hẳn phải đứng đầu về số lượng các món bánh canh, nào là bánh canh cá lóc, bánh canh Trảng Bàng chỉ nấu với giò heo, bánh canh Nam Phổ, bánh canh ghẹ, bánh cua cua, bánh canh bột gạo cắt... Một bản sắc "bánh canh" độc đáo có lẽ chỉ tìm thấy được ở thành phố này. Cũng là một món ngon "nặng ký" nên thử qua, nếu bạn thật sự là fan của bánh canh.
Vì sao bún riêu ở Sài Gòn có giò heo? Nếu chịu khó để ý các quán bún riêu từ vỉa hè bình dân đến những quán lớn tại Sài Gòn đều nấu bún riêu theo kiểu miền Tây, lúc nào cũng cực kì hoành tráng ngập tràn riêu cua, đậu hũ, huyết, cà, giò heo. Bún riêu Sài Gòn đa phần có giò heo Một lần bạn tôi ngoài Bắc vào Sài...