Gân xanh nổi ở chân khi mang thai có nguy hiểm không?
Nổi gân xanh không còn xa lạ gì với mọi người, nhưng nếu ở phụ nữ mang thai xuất hiện gân xanh liệu có nguy hiểm không?
Đặc biệt là phụ nữ không nên chủ quan khi nổi nhiều gân xanh ở chân. Rất có thể bạn mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Nếu chữa trị kịp thời thì bệnh sẽ dần hồi phục. Nếu để lâu hơn, máu bị ứ trệ ở chân khiến bệnh nhân có cảm giác khó chịu. Nặng hơn nữa thì chân bị thay đổi màu sắc da, loạn dưỡng và chàm hóa da. Nhiều trường hợp không được điều trị, chân sẽ bị loét, thường là ở cổ chân. Bệnh dễ dẫn đến biến chứng như hình thành cục máu đông trong lòng tĩnh mạch giãn, có thể lan lên phổi gây tắc động mạch phổi, có thể dẫn đến tử vong.
Nhìn chung nếu phát hiện gân xanh xuất hiện bất cứ nơi nào trên cơ thể cũng nên cẩn trọng hết mức. Bởi không chỉ ảnh hưởng đến thẫm mỹ mà quan trọng hơn là phản ánh việc cơ thể bị trì trệ ứ đọng độc tố. Vì vậy, nếu phát hiện thì nên đến gặp bác sĩ để cho lời khuyên cũng như thấy ai nổi gân xanh bạn hãy chia sẻ những gì mình biết để phát hiện bệnh tình kịp thời.
Triệu chứng mẹ bầu gặp phải khi bị suy giãn tĩnh mạch
Phụ nữ trong quá trình mang thai rất dễ bị suy giãn tĩnh mạch, bệnh thường chuyển biến nặng hơn khi đến 3 tháng cuối của thai kì. Bệnh suy giãn tĩnh mạch khi mang thai sẽ không gây ảnh hưởng nghiêm trọng nhưng làm cho mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi và rất khó chịu. Điều đó thể hiện qua các dấu hiệu sau đây:
- Ở những tháng đầu thai kì,mẹ bầu thường xuyên cảm thấy nặng chân, mỏi chân, tê chân, châm chích như kiến bò dưới da.
- Chuột rút ( xuất hiện nhiều nhất về đêm).
Video đang HOT
Gân xanh hoặc đỏ với kích thước lớn nhỏ nổi cộm theo từng vùng dưới da.
- Khi đến những tháng cuối thai kì, mẹ bầu sẽ thấy chân sưng phù ( đặc biệt ở vùng mắt cá chân).
- Thỉnh thoảng cảm thấy ngứa ở vùng chân, da bắt đầu sậm màu.
- Nếu không được điều trị sớm dễ gây lở loét rất khó chữa lành.
- Ngoài ra, còn có các biểu hiện như đau, sưng phù ở vùng âm hộ do tĩnh mạch bị giãn ra, và có thể mắc bệnh trĩ.
Nguyên nhân gây bệnh suy giãn tĩnh mạch ở mẹ bầu
- Khi mang thai lượng máu tăng lên khoảng 50%, gây áp lực lớn lên tĩnh mạch. Khi bào thai ngày càng lớn sẽ làm cho tử cung chèn ép lên các tĩnh mạch ở vùng xương chậu và ở vùng chân. Nên gây ra hiện tượng suy giãn tĩnh mạch chân ở mẹ bầu.
- Cơ thể người phụ nữ khi mang thai thì lượng hormon progesterone sẽ tăng cao, đó là nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch cho bà bầu.
- Bệnh sẽ khỏi hẳn triệu chứng sau khi sinh em bé khoảng 3-6 tháng
Vì vậy, khi người phụ nữ mang thai nhiều lần sẽ làm cho bệnh suy giãn tĩnh mạch nghiêm trọng hơn nếu không được điều trị ở lần mang thai trước.
Theo www.phunutoday.vn
Đi tàu xe, máy bay trên 4 tiếng nhất định phải nhớ điều này nếu không muốn dẫn đến tử vong
Để những chuyến đi du lịch đảm bảo an toàn, các bạn hãy thực hiện theo các lời khuyên sau nhé!
Điều gì khiến bạn chỉ ngồi một chỗ trên xe cũng có thể dẫn đến tử vong?
Khi đi du lịch đường dài, nhất là những chuyến đi xa, chúng ta thường phải ngồi yên một chỗ trên tàu, xe hoặc máy bay...
Việc ngồi im tại một vị trí lâu như vậy (khoảng 4 giờ trở lên), lại trong một khoảng không gian chật hẹp có thể làm hình thành các cục máu đông trong các tĩnh mạch sâu (thường là ở chân).
Thông thường, các cục máu đông có thể tự tan, tuy nhiên trong một số trường hợp lại vô cùng nguy hiểm. Đó là khi cục máu đông bị vỡ ra, gây nên tình trạng tắc mạch phổi và dẫn tới tử vong.
Chưa dừng lại ở đó, theo GS. NGND Nguyễn Lân Việt (Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam), các cục máu đông này còn là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt các vấn đề như bệnh động mạch vành, nhồi máu cơ tim, nhồi máu não, suy tim, động mạch ngoại vi, bệnh mạch máu thận...
Nên làm gì khi đi xe đường dài?
Để phòng tránh tình trạng nguy hiểm xảy ra do các cục máu đông, khi đi xe đường dài, nhất là các chuyến đi từ 4 giờ trở lên, các bạn nên thực hiện theo các lời khuyên sau:
- Khi ngồi trên xe, các bạn nên vận động tay chân thường xuyên. Cứ sau 30 - 40 phút, bạn nên đứng lên đi lại, di chuyển để tránh việc hình thành các cục máu đông.
Nếu việc di chuyển bị hạn chế, chúng mình hãy vươn vai, duỗi thẳng tay chân và thay đổi tư thế.
- Những người có nguy cơ bị đông máu hoặc gia đình có người có tiền sử với bệnh này thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước đó để có các biện pháp phòng ngừa.
*Một số trường hợp có nguy cơ bị đông máu: người cao tuổi, béo phì, mới phẫu thuật hoặc thương tích, sử dụng các loại thuốc ngừa thai chứa estrogen, sử dụng liệu pháp thay thế hormone, phụ nữ mang thai và mới sinh con xong, mắc bệnh ung thư hoặc điều trị ung thư trong thời gian gần, khả năng di chuyển bị hạn chế, suy tĩnh mạch, người đang sử dụng thuốc chống đông máu...
- Bên cạnh đó, theo lời khuyên của GS Nguyễn Lân Việt, chúng ta cũng nên tạo cho mình một lối sống lành mạnh, thường xuyên vận động, ăn uống đủ chất, tránh ăn quá nhiều chất béo và đường, tránh căng thẳng, stress, thường xuyên kiểm tra sức khoẻ...
Theo Trí Thức Trẻ/soha
Đột quỵ và chỉ còn 20% cơ hội sống: Thảm cảnh kinh hoàng mà cô gái 17 tuổi gặp phải sau khi uống thuốc tránh thai Grace Russell chỉ còn 20% cơ hội sống sót sau sự cố đột quỵ kinh hoàng đó. Giờ đây, cô đang phải học đi, học nói từ đầu. Câu chuyện của Grace Lái xe tới phòng tập thể hình vào một buổi tối tháng 6, Grace Russell, 17 tuổi, sống tại một thành phố nhỏ ở miền trung nước Anh, không thể tưởng...