Gắn với vùng nguyên liệu, dạy nghề phát huy hiệu quả
Đây là chia sẻ được đại diện Sở NNPTNT tỉnh Quảng Trị đưa ra tại hội nghị công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn, tổ chức cuối tháng 3 vừa qua.
Thành quả lớn
Trò chuyện khi đang cho 2 con bò sinh sản và một bê con ăn, ông Nguyễn Văn Sinh (47 tuổi ở thôn An Mỹ, (xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh, Quảng Trị) vui mừng vì nhờ đàn bò mà gia đình ông thoát nghèo. Từ năm 2015, ông Sinh cùng với 54 hộ ND trong xã được Hội ND huyện phối hợp với Trạm Thú y huyện tổ chức lớp dạy nghề chăn nuôi bò sinh sản.
Một lớp học lưu động được Chi cục phát triển nông thôn Quảng Trị phối hợp các đơn vị thực hiện. Ảnh: Thùy Anh
Mục tiêu trong năm 2017, Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị sẽ mở thêm từ 80-90 lớp dạy nghề cho khoảng 3,5 triệu ND. Mặc dù nhu cầu học nghề của người dân còn lớn, nhưng do hạn chế về mặt kinh phí nên số lượng được dạy nghề sẽ không như kỳ vọng của người dân”. Ông Hoàng Minh Trí – Phó chi cục trưởng Chi cục phát triển nông thôn Quảng Trị
Video đang HOT
Đây là một trong số hàng trăm mô hình dạy nghề mang lại hiệu quả, giúp nâng cao năng suất thu nhập cho bà con ND được Chi cục Phát triển nông thôn Quảng Trị thực hiện trên địa bàn trong thời gian qua. Ông Hoàng Minh Trí- Phó chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị cho biết, sau hơn 1 năm thực hiện Quyết định 971, Chi cục đã chủ trì phối hợp với Sở LĐTBXH tỉnh và các ban, ngành mở được 46 lớp dạy nghề ngắn hạn dưới 1 tháng cho trên 1.171 lượt người tham gia với tổng kinh phí 2 tỷ đồng/năm. “Nhiều nghề nông nghiệp được đào tạo gắn với vùng nguyên liệu, vùng chuyên canh, vùng sản xuất hàng hóa nhằm phát huy các lợi thế của địa phương” – ông Trí nói.
Cần tăng gắn kết với doanh nghiệp
Mặc dù công tác dạy nghề nông nghiệp thời gian qua bước đầu đã đạt được những thành quả quan trọng, nhưng việc dạy nghề cho ND trên địa bàn tỉnh còn gặp nhiều khó khăn. Đầu tiên phải kể tới việc tuyên truyền, tư vấn học nghề, chọn nghề, định hướng nghề, vay vốn giải quyết việc làm sau học vẫn chưa được chú trọng đúng mức. Việc xây dựng các mô hình liên kết, tạo việc làm, bao tiêu sản phẩm vẫn còn hạn chế. Bên cạnh đó, một bộ phận lao động không có ý định học nghề, chỉ muốn “ăn xổi” đi làm thuê trên thành phố, kiếm ăn từng ngày.
Ông Trần Thanh Hiền – Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Quảng Trị thừa nhận: “Việc lồng ghép các nguồn lực, đồng bộ hóa các chính sách chưa “ăn khớp” với nhu cầu doanh nghiệp, còn doanh nghiệp thiếu lao động phải hô hào tuyển dụng”.
Ông Hiền cho biết, thời gian tới để nâng cao chất lượng dạy nghề, Sở sẽ chỉ đạo Chi cục PTNT tỉnh từng bước chuẩn hóa đội ngũ giáo viên giảng dạy, chuẩn hóa giáo trình; xây dựng kế hoạch dạy nghề nông nghiệp tổng thể từng giai đoạn, từng năm cụ thể. Đồng thời, Sở sẽ phối hợp chặt chẽ với các địa phương, từ huyện, xã và các trung tâm đào tạo nghề gắn kết trong quá trình đào tạo, từ đó chọn lựa nghề phù hợp để đào tạo cho lao động nông thôn.
Theo Danviet
Đào tạo nghề để... giữ làng nghề
Hà Nội hiện có 1.350 làng nghề và làng có nghề, chiếm 58,8% tổng số đơn vị hành chính trong toàn thành phố. Tuy nhiên, nhiều làng nghề đang dần mai một thành làng có nghề do hoạt động truyền nghề, dạy nghề cho lao động địa phương không được thực hiện.
Mai một làng nghề
Gia đình ông Nguyễn Viết Chiến (Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội) là một trong số hơn 200 hộ trồng đào ở làng đào truyền thống Phú Thượng. Trồng đào là nghề truyền thống, mang lại hiệu quả lợi nhuận kinh tế khá cao. Mỗi vụ đào, ông Chiến thu về từ 400-700 triệu đồng. Thế nhưng khi khuyên các con theo nghiệp trồng đào của bố thì chẳng ai hào hứng. Mặc dù là người trồng đào có tiếng khắp làng Phú Thượng, mang trong mình bao bí kíp, kinh nghiệm trồng đào thế, đào cành nhưng ông Chiến cũng đành ngậm ngùi giữ cho riêng mình.
Làng nghề tăm hương ở xã Quảng Phú Cầu, Hà Nội đang thiếu lao động. Ảnh: Minh Nguyệt
Có tới 90,4% số làng nghề thiếu lao động, chỉ 9% số làng nghề đủ lao động và 0,6% số làng nghề thừa lao động. Nguyên nhân là có nhiều thanh niên hiện không thích học nghề". Ông Đào Văn Tiến - Vụ trưởng
Vụ Dạy nghề thường xuyên
(Tổng cục Dạy nghề, Bộ LĐTBXH)
Ông Nguyễn Anh Tuấn - chủ cơ sở sản xuất tăm hương ở thôn Quảng Nguyên (xã Quảng Phú Cầu, Hà Nội) cho biết, mặc dù công việc cũng cho thu nhập khá nhưng năm nào các cơ sở sản xuất ở xã cũng thiếu lao động. "Từ nhiều năm nay, chúng tôi toàn phải tuyển lao động ở những xã khác, thậm chí là các tỉnh khác. Lao động làm thời vụ, thích thì làm không thích thì nghỉ. Có lần nhận lao động về đào tạo mãi, làm chưa nổi 2-3 tháng lại nghỉ việc" - ông Tuấn nói.
Ông Lê Văn Dịu - Chủ tịch UBND xã Quảng Phú Cầu cho biết: Sản xuất tiểu thủ công nghiệp chiếm tới 50% cơ cấu kinh tế của xã, trong đó 65% là do sản xuất tăm hương, thu hút hơn 600 lao động. Mỗi năm, nghề tăm hương mang lại thu nhập hàng chục tỷ đồng. Thu nhập trung bình của mỗi lao động ở làng nghề đạt từ 3,5 -5 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, hiện nay không còn nhiều người muốn gắn bó với nghề, nhất là thế hệ trẻ.
Nâng cao năng lực cho chủ cơ sở sản xuất
Trước thực trạng làng nghề bị đe dọa, khó mà giữ nghề, mới đây UBND TP.Hà Nội vừa ký ban hành Kế hoạch số 36/KH-UBND về hoạt động của Ban Chỉ đạo phát triển nghề và làng nghề TP.Hà Nội năm 2017. Kế hoạch đưa ra mục tiêu đào tạo nghề, truyền nghề, nhân cấy nghề cho khoảng 30.000 lao động (bao gồm cả nguồn khuyến công, khuyến nông và đào tạo nghề cho lao động nông thôn). Đồng thời, thực hiện tập huấn nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp cho khoảng 100 chủ doanh nghiệp là giám đốc, phó giám đốc và chủ các cơ sở sản xuất làng nghề.
Bà Nguyễn Thanh Nhàn - Phó Giám đốc Sở LĐTBXH Hà Nội phụ trách về công tác đào tạo nghề thừa nhận những khó khăn trong công tác dạy nghề cũng như đào tạo nghề cho lao động ở các làng nghề truyền thống của Hà Nội. Bà Nhàn cho rằng kế hoạch này sẽ góp phần đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ phát triển các sản phẩm làng nghề của địa phương thông qua việc xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể; tạo vị thế cho các sản phẩm làng nghề, nâng sức hội nhập, tính cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu.
Theo Danviet
Đổi mới dạy nghề để nông dân vượt khó Cuối tháng 12.2016, Bộ NNPTNT đã phê duyệt kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2016-2020. Mục tiêu trọng điểm là đào tạo nghề gắn với sản xuất hàng hóa, sản xuất công nghệ cao. Nâng cao cả chất lẫn lượng Theo ông Tạ Hữu Nghĩa - Trưởng phòng giảm nghèo Cục Kinh tế hợp tác...