Gần trăm biệt thự siêu đắt bị bỏ hoang trên ‘đại lộ tỷ phú’ London
“Đại lộ tỷ phú” (tên chính thức Bishops) ở London có tới 66 căn biệt thự trị giá 350 triệu bảng Anh, tuy nhiên, tất cả đều đang trong cảnh hoang tàn.
Những bức ảnh kỳ lạ được ghi lại bởi các nhà làm phim tài liệu Beyond The Point mới đây cho thấy những hồ bơi bị mốc và những khu vườn bỏ hoang đáng sợ. (Ảnh: Beyond the Point / News Dog)
Nhiều bể bơi đã chuyển sang màu nâu xanh và bao quanh bởi cỏ dại. (Ảnh: Beyond the Point / News Dog Media)
Cảnh hoang tàn trong khu vườn của một căn biệt thự ở đại lộ Bishops. (Ảnh: Beyond the Point / News Dog Media)
Thống kê cho thấy, trung bình giá một căn nhà trên khu phố này là 15 triệu bảng, cao gấp 65 lần so với mức trung bình ở Anh. (Ảnh: Beyond the Point / News Dog Media)
Video đang HOT
Nhiều ngôi nhà từng được mua với giá khoảng 1 triệu bảng vào cuối những năm 1980 nhưng sau đó bị bỏ hoang. (Ảnh: Beyond the Point / News Dog Media)
Một lâu đài đổ nát với kiến trúc tân cổ điển. (Ảnh: Beyond the Point / News Dog Media)
Bức tượng và hồ bị lãng quên nhiều thập kỷ trong khuôn viên biệt thự. (Ảnh: Beyond the Point / News Dog Media)
Từng là một khu vườn xinh đẹp nhưng giờ đây cỏ mọc um tùm. (Ảnh: Beyond the Point / News Dog Media)
Hơn 120 phòng ngủ đã được tìm thấy trong những căn biệt thự bỏ hoang này. (Ảnh: Beyond the Point / News Dog Media)
Một cuộc điều tra của The Guardian cho thấy 16 trong số các biệt thự bị bỏ hoang hoàn toàn trong khi những biệt thự khác chỉ được sử dụng trong một thời gian ngắn. (Ảnh: Beyond the Point / News Dog Media)
Một trong những căn biệt thự trị giá ít nhất lên tới 73 triệu bảng được mua từ hoàng gia Ả Rập từ năm 1989 đến 1993, nhưng không bao giờ được sử dụng. (Ảnh: Beyond the Point / News Dog Media)
Nhiều chủ sở hữu của các căn biệt thự này được cho là sống ở nước ngoài và chỉ trở về trong thời gian ngắn. (Ảnh: Beyond the Point / News Dog Media)
Một trong những ngôi nhà đắt nhất nước Anh được mua trên con phố này với giá 50 triệu bảng vào năm 2008. (Ảnh: Beyond the Point / News Dog Media)
Theo vtc.vn
Công khai doanh nghiệp cổ phần hóa 'trốn' niêm yết
Tính đến tháng 9 vừa qua có tới 755 doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) cổ phần hóa vẫn chưa niêm yết/đăng ký giao dịch trên sàn chứng khoán, trong số đó có tới 601 DN thuộc danh sách Bộ Tài chính đưa ra từ 2 năm trước.
Cục Tài chính DN (Bộ Tài chính) cho biết, công tác cổ phần hóa DNNN đóng góp nguồn hàng quan trọng cho sự phát triển của thị trường vốn.
Cổ phần hóa gắn với niêm yết/đăng ký giao dịch sẽ giúp DN nâng cao được quản trị, tăng cường tính minh bạch và giúp thị trường lành mạnh hơn. Việc DN cổ phần hóa lên sàn không chỉ giúp DN làm đúng theo quy định của Chính phủ, mà còn tăng uy tín, minh bạch hình ảnh và tạo tính thanh khoản cho các cổ đông đang nắm giữ cổ phần.
Tuy nhiên, hiện nay nhiều DN sau cổ phần hóa lại không chịu lên niêm yết trên sàn chứng khoán, khiến cho việc kiểm soát, quản trị DN không được thúc đẩy. Đây là nhược điểm, là nguyên nhân khiến nhiều DN đổ vỡ sau cổ phần hóa.
Ngày 15/8/2017, Bộ Tài chính đã công khai 747 DN cổ phần hóa chưa niêm yết và tới đầu tháng 9 vừa qua con số này là 755 DN, trong số đó có tới 601 DN thuộc danh sách từ hai năm trước và 154 DN bổ sung mới.
Để khắc phục thực trạng đó, bên cạnh việc tiếp tục phổ biến, đôn đốc, nhắc nhở, tuyên truyền, hướng dẫn pháp luật cho các công ty đại chúng thực hiện nghĩa vụ niêm yết trên sàn chứng khoán, trong thời gian tới, cơ quan chức năng sẽ công khai trên website của Bộ Tài chính và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước danh sách công ty đại chúng tiền thân là DNNN cổ phần hóa chưa thực hiện niêm yết để các cổ đông biết và yêu cầu DN phải tuân thủ đúng quy định pháp luật.
Đồng thời sẽ đề nghị các bộ, ngành, địa phương, các tổng công ty, DNNN với vai trò là đại diện chủ sở hữu phần vốn góp tại các DNNN cổ phần hóa chỉ đạo người đại diện phần vốn đôn đốc các DN này thực hiện niêm yết/đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán theo quy định.
Các cơ quan quản lý cũng sẽ phối hợp kiểm tra trực tiếp tại DN, qua đó nắm thêm tình hình, tiến độ triển khai thực hiện các thủ tục đăng ký giao dịch, nguyên nhân chậm trễ và đề nghị DN có biện pháp xử lý vướng mắc, tồn tại trong quá trình thực hiện các thủ tục liên quan về phía DN để sớm đưa cổ phiếu vào giao dịch.
Song hành với các biện pháp trên, cơ quan Nhà nước sẽ xử phạt theo quy định; sẽ có báo cáo Thủ tướng Chính phủ nhắc nhở, phê bình, xem xét kỷ luật đối với người đại diện phần vốn Nhà nước, lãnh đạo DN nếu cố tình không chấp hành, trì hoãn kéo dài việc đưa các DNNN cổ phần hóa niêm yết.
CM
Theo Baochinhphu.vn
Nợ nần ngập ngụa, đại gia BOT CIENCO 4 lao đao Số dư nợ phải trả của CIENCO 4 là 6.014 tỷ đồng, với vốn chủ sở hữu là 1.187 tỷ đồng, nghĩa là trong cơ cấu nguồn vốn, tỷ lệ là 1 đồng vốn thì 6 đồng nợ. Theo báo cáo tài chính hợp nhất niên độ năm 2019 của Công ty cổ phần Tập đoàn CIENCO 4 còn nhiều điểm đáng lo...