Gắn trách nhiệm đảm bảo ATGT chủ bến khách ngang sông
Sáng 19-9 tại UBND xã Hồng Vân, huyện Thường Tín, Phòng CSGT Công an TP Hà Nội tổ chức Hội nghị tuyên truyền pháp luật về trật tự ATGT đường thuỷ nội địa và trao tặng bổ sung 500 dụng cụ nổi, phao cứu sinh cho nhân dân sống xung quanh các bến đò, làng chài và một số xã ven sông Hồng của Hà Nội.
Được biết, Hà Nội quản lý trên 190 km đường sông gồm các tuyến sông. Qua công tác tuần tra kiểm soát, nắm tình hình trên tuyến sông Hồng địa bàn Hà Nội giáp ranh với tỉnh Hưng Yên, CBCS Phòng CSGT phát hiện vẫn xuất hiện tình trạng một số bến khách ngang sông vi phạm như chủ bến chở khách thiếu dụng cụ nổi, phao cứu sinh… thuyền viên, đò chở quá số người qui định, đặc biệt trong các bến còn chở nhiều ô tô…Một số trường hợp chủ tàu lợi dụng địa bàn giáp ranh để khai thác cát trái phép trên sông.
Phòng CSGT Hà Nội tặng phao cứu sinh cho các chủ bến
Thượng tá Đoàn Văn Chuẩn, Phó trưởng phòng CSGT Công an Hà Nội cho biết qua, hội nghị này cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền ATGT đường thuỷ nội địa, đồng thời trao tặng dụng cụ nổi cứu sinh khi đi trên phương tiện thuỷ trên tuyến sông. Từ đó phân tích nguyên nhân các vụ TNGT để người dân qua đó cảnh báo. Đồng thời đề nghị, chính quyền địa phương tăng cường công tác tuyên truyền ATGT đường thuỷ không chủ đến chủ bến, mà đến toàn thể nhân dân các hộ kinh doanh; CSGT đường thuỷ phụ trách địa bàn nắm chắc tình hình phối hợp công an các quận huyện cũng như tỉnh giáp ranh để kịp thời phát hiện, bắt giữ các trường hợp khai thác cát trên sông trái phép.
các chủ bến được tặng phao cứu sinh
Đại diện 13 chủ bến khách ngang sông, ông Trần Danh Đán, bến Cẩm Cơ Hồng Vân cho hay, tại bến luôn nhắc nhở hành khách lên phà mặc áo phao đảm bảo ATGT. “Bến luôn quán triệt tới thuyền trưởng, thuyền viên sắp xếp nhắc nhở trước khi cho thuyền đi thì phải nhắc nhở hành khách lên thuyền đứng gần vị trí phao tròn thì phải cầm phao, đeo dây vào tay, áo phao mặc vào người đảm bảo ATGT”.
Đại uý Nguyễn Tuấn Anh báo cáo viên Đội tuyên truyền, Phòng CSGT Công an TP Hà Nội, khái quát một số vấn đề ATGT đường thuỷ nội địa tới các chủ bến như “Bố trí dụng cụ cứu sinh, áo phao phải đủ số người, đồng thời sắp xếp tại các vị trí thuận tiện đảm bảo an toàn. Khi gặp thời tiết xấu thì đặc biệt không cho xuất bến. Nếu phương tiện chết máy giữa dòng phải có biện pháp chống va trôi, đảm bảo không ATGT”.
Video đang HOT
Trung tá Đỗ Trọng Nghĩa, Đội trưởng Đội CSGT đường thuỷ số 3, Phòng CSGT Công an TP Hà Nội – đơn vị quản lý tuyến sông Hồng qua địa bàn huyện Thường Tín cho hay, đơn vị thường xuyên bố trí các tổ công tác tuần tra trên sông, kiểm tra đột xuất tại 13 bến khách ngang sông thuộc địa bàn quản lý. “Đặc thù của 13 bến khách ngang sông Đội CSGT đường thuỷ số 3 quản lý thì cơ bản người dân của Hà Nội với một số huyện của tỉnh Hưng Yên đi làm đồng ruộng là chính. Vì vậy mỗi khi thấy hành khách đi đò không mặc áo phao, CSGT đường thuỷ đã tuyền truyền về nguy cơ tiềm ẩn TNGT sông nước. Đồng thời sau đó, gắn trách nhiệm phạt chủ bến, thuyền trưởng, thuyền viên để nâng cao ý thức trách nhiệm nhắc nhở đến hành khách mỗi khi cho hành khách lên thuyền sang sông đảm bảo ATGT đường thuỷ”
P. Thuỷ
Theo CAND
CSGT TP.HCM nói về việc lao ra đường chặn xe
CSGT TP.HCM khẳng định việc dừng xe vi phạm luôn được quán triệt phải đảm bảo an toàn cho cán bộ, chiến sĩ và người tham gia giao thông.
Thời gian qua, nhiều vụ CSGT lao ra đường dừng xe vi phạm không đảm bảo an toàn khiến dư luận bức xúc. Có vụ xe vi phạm lao thẳng vào CSGT gây ra tai nạn đáng tiếc. Vậy quy trình dừng xe vi phạm thế nào mới đúng? Báo Pháp Luật TP.HCM đã có trao đổi với Trung tá Nguyễn Trọng Sơn, Phó Trưởng phòng CSGT (PC08) Công an TP.HCM, về vấn đề trên.
. Phóng viên : Thưa ông, hiện nay quy trình tổ chức tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm, cũng như chốt chặn, ra hiệu lệnh dừng xe vi phạm được lực lượng CSGT TP.HCM thực hiện như thế nào?
Trung tá Nguyễn Trọng Sơn: Lực lượng CSGT Công an TP.HCM thực hiện quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo Thông tư số 02/2016/TT-BCA của Bộ Công an quy định về quy trình tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ của CSGT (Thông tư 02).
. Vậy vị trí mà CSGT được đứng để ra hiệu dừng xe vi phạm cũng như cách thức ra hiệu dừng xe vi phạm được quy định cụ thể ra sao? Việc CSGT bất ngờ lao ra đường hoặc đứng giữa đường để bắt xe vi phạm có đúng quy trình không, thưa ông?
Thông tư 02 quy định rất cụ thể vị trí CSGT được đứng để ra hiệu lệnh dừng xe. Căn cứ vào địa bàn tuần tra, kiểm soát, từng tổ công tác sẽ bố trí ít nhất một cán bộ thực hiện hiệu lệnh dừng xe.
CSGT dừng xe vi phạm trên đường theo đúng quy định của Thông tư 02. Ảnh: LÊ THOA
Vị trí đứng của CSGT luôn có một khoảng cách an toàn nhất định đối với phương tiện được ra hiệu lệnh dừng xe để kiểm soát. Việc dừng phương tiện luôn được quán triệt phải đảm bảo an toàn cho cán bộ, chiến sĩ và người tham gia giao thông.
. Việc kiểm tra tư cách, tác phong của lực lượng CSGT thuộc PC08 được thực hiện như thế nào, thưa ông?
Ban chỉ huy Phòng PC08 và các đơn vị luôn thực hiện thường xuyên việc kiểm tra, chấn chỉnh tư cách, tác phong làm việc của cán bộ, chiến sĩ. Công tác kiểm tra thời gian qua thực sự có hiệu quả, nâng cao năng lực công tác cũng như ý thức chấp hành kỷ luật của lực lượng CSGT.
. Trên thực tế, chúng tôi đã thấy nhiều trường hợp CSGT phải đi từ bên trong ra giữa đường để bắt xe vi phạm. Nếu muốn bắt xe ô tô vi phạm thì phải ra tận làn ô tô mới có thể bắt được. Việc này có đúng với Thông tư 02?
Việc thực hiện dừng xe để kiểm soát luôn phải thực hiện đúng theo quy định của Thông tư 02. Tùy vào địa bàn công tác, CSGT đều có thể ra hiệu lệnh dừng phương tiện với một khoảng cách nhất định, đảm bảo an toàn cho bản thân và người điều khiển phương tiện vi phạm.
. Qua nhiều vụ việc thực tế, hình ảnh CSGT lao ra đường huơ gậy để bắt người vi phạm, gây ra va chạm đáng tiếc, cũng phần nào khiến dư luận băn khoăn, giảm thiện cảm với công tác của lực lượng CSGT. Ý kiến của ông về việc này ra sao?
Vấn đề này luôn được ban chỉ huy các cấp chấn chỉnh thường xuyên, vì đây là vi phạm quy trình công tác theo Thông tư 02. Mỗi tổ công tác khi ra đường làm nhiệm vụ đều phải có kế hoạch, phương án xử lý các tình huống thực tế xảy ra. Các cán bộ, chiến sĩ CSGT luôn thực hiện đúng và thường xuyên cẩm nang "Phương án xử lý các tình huống cản trở, chống người thi hành công vụ trong lĩnh vực đảm bảo trật tự an toàn giao thông" của Công an TP. Hạn chế đến mức thấp nhất các thiệt hại về tính mạng, sức khỏe khi làm việc với các đối tượng quá khích hoặc sử dụng chất kích thích, rượu bia...
. Xin cám ơn ông.
Tài xế say xỉn chuyên chạy xe húc thẳng vào CSGT
Một cán bộ CSGT thuộc Đội CSGT Bình Triệu (Phòng PC08) cho biết còn nhớ như in một lần đang thực hiện chuyên đề phòng, chống đua xe tại quốc lộ 1 (quận 12) thì phát hiện một thanh niên đi xe máy chạy với tốc độ cao và có nhiều biểu hiện say xỉn.
Thấy vậy, CSGT ra hiệu dừng xe để kiểm tra nhưng thanh niên này không tuân thủ mà còn cố tình lao xe tới, va vào một chiến sĩ CSGT. Cú tông đã khiến cả hai ngã xuống mặt đường. Sự việc diễn ra quá nhanh nên không ai kịp phản ứng.
Đội CSGT Bến Thành cũng gặp tình huống tương tự. Đó là vào một lần thực hiện chuyên đề kiểm tra và xử phạt nồng độ cồn tại ngã tư Trần Hưng Đạo - Nguyễn Văn Cừ (quận 1), tổ tuần tra phát hiện hai thanh niên trên xe máy có biểu hiện say xỉn đang dừng đèn đỏ.
Một chiến sĩ CSGT bước xuống đường, yêu cầu lái xe tắt máy, dắt xe vào lề để kiểm tra thì hai thanh niên này gạt phăng, tăng ga, đâm thẳng vào tổ tuần tra đang làm việc trên vỉa hè. Hai thanh niên ngã lăn ra đường nhưng chưa chịu thua, tiếp tục đứng dậy đánh tới tấp vào lực lượng, sau đó bỏ chạy. Cả tổ phải đuổi theo để khống chế, giao cho công an phường xử lý.
LÊ THOA
Theo PLO
Xác định danh tính tài xế tử vong trong ôtô đưa đón học sinh tại Thường Tín Thấy chiếc xe 16 chỗ đỗ bên đường nhiều giờ nhưng vẫn nổ máy, người dân kiểm tra thì phát hiện tài xế đã tử vong trên vôlăng. Chiếc ô tô Mercedes Benz 16 chỗ mang BKS 29B-085.16 tại huyện Thường Tín, Hà Nội Sáng 12/9, theo một nguồn tin riêng của PV Báo Giao thông, tài xế tử vong trong xe ô...