Gần Tết, đột nhập “thủ phủ” hàng dỏm
Đang vào cao điểm tiêu thụ hàng tết, cả thị trấn Thổ Tang (huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) – khu vực buôn bán hàng hóa tổng hợp lớn nhất miền Bắc – như không ngủ.
Xe máy, ôtô, xe tải tấp nập xuất, nhập hàng tại thị trấn Thổ Tang
Trong vai nhà buôn cần đánh hàng lớn đi các tỉnh, những ngày đi thực tế tại đây PV tận mắt chứng kiến các kho hàng khổng lồ với đủ loại “hàng đắt”, “hàng rẻ”, “hàng công ty”, “hàng nhà máy”… theo cách gọi của dân buôn Thổ Tang. Tuy nhiên, hầu hết cửa hàng ở đây đều bày bán “hàng rẻ”, “hàng nhà máy” do có giá mềm, được lái buôn ưa chuộng.
“Hàng rẻ hay hàng đắt?” – người phụ nữ chủ cửa hàng Long Liên trước Khu công nghiệp Thổ Tang hất hàm hỏi khi chúng tôi vừa bước vào cửa hàng chuyên bán các loại bánh kẹo, rượu phục vụ tết. Theo chân bà chủ đi tham quan kho hàng, đập vào mắt chúng tôi là hàng chục thùng bánh hiệu Biscuitss Fance giá bán chỉ 10.000 đồng/hộp, trên hộp bánh có in rõ địa chỉ Công ty CP bánh kẹo Hải Châu (50 Mạc Thị Bưởi, Hà Nội).
Tuy nhiên khi chúng tôi liên hệ công ty này, đại diện bộ phận kinh doanh cho biết trong 18 dòng sản phẩm của công ty không hề có loại bánh nào có tên như trên.
Cạnh đó, hàng loạt thùng bánh mang nhãn hiệu Cookies Vanila giá 12.000 đồng/hộp in địa chỉ rất mơ hồ “Đại lộ Thăng Long rẽ phải”. Hai loại bánh này đều để trống ngày sản xuất và hạn sử dụng, theo “khuyến cáo” của chủ hàng khi nào nhập hàng thì sẽ đóng… cho nó mới. Chủ cửa hàng khẳng định: “Bao nhiêu cũng có, mua càng nhiều càng được giảm giá”. Ngoài bánh, cửa hàng Long Liên còn bày bán rất nhiều loại rượu hàng rẻ, như Voka Kengs loại 750ml chỉ 29.000 đồng/chai, Hương Nếp loại 330ml giá 12.000 đồng/chai, Vang Nổ 17.000 đồng/chai, Whisky Roomy và Whisky Coktail chỉ 26.000 đồng/chai… Các loại rượu này đều không ghi địa chỉ hoặc có nhưng rất chung chung, tù mù về nơi sản xuất.
Một số loại rượu, bánh kẹo ghi rõ địa chỉ nhưng là địa chỉ “ma” hoặc mạo danh. Lần theo địa chỉ 40 Vũ Xuân Thiều, P.Sài Đồng (Q.Long Biên, Hà Nội) ghi trên hộp rượu Vang Nổ bày bán tại cửa hàng này, chúng tôi phát hiện đây chỉ là nhà riêng của người khác. Bà Thái – chủ nhà – cho biết gia đình bà đã sinh sống tại địa chỉ trên từ lâu và không hề sản xuất mặt hàng nào.
Khi chúng tôi đến cửa hàng Tuấn Phượng – một trong những đại lý về hóa mỹ phẩm lớn nhất Thổ Tang trên Phố Mới, khách hàng đã đông nghịt, phải vất vả chúng tôi mới lách người lọt qua được đám đông lái buôn đang chen chúc nhập hàng. Đập vào mắt chúng tôi là các loại dầu gội, mỹ phẩm như phấn nền, son dưỡng vứt la liệt giữa nền nhà, chất đống trong tủ kính. Theo nhân viên, tại đây bày bán cả “hàng đắt” và “hàng rẻ” nhưng chủ yếu bán chạy các loại “hàng rẻ”.
Mức giá chào hàng của nhân viên đưa ra khiến chúng tôi… phát hoảng: sữa rửa mặt nhái nhãn hiệu Pond’s chỉ 10.000 đồng/lọ, kem dưỡng trắng ban đêm “cao cấp” 30.000 đồng/chai, các loại phấn, kem lót, chuốt mi nhái hiệu Maybeline chỉ 15.000-30.000 đồng/sản phẩm. Sốc hơn, hộp son dưỡng môi hiệu Lip Ice có vỏ hộp màu sặc sỡ, bóng lộn rất bắt mắt, trông như thật có giá thấp đến choáng, chỉ… 4.000 đồng/thỏi.
Hàng loạt mỹ phẩm làm giả, nhái bày bán tại nhiều cửa hàng ở thị trấn Thổ Tang
Bi hài hàng dỏm
Trong những ngày thâm nhập chợ hàng dỏm Thổ Tang, chúng tôi tận mắt chứng kiến nhiều câu chuyện bi hài, trớ trêu ở đây. Tại cửa hàng Tuấn Phượng, chúng tôi được nhân viên giới thiệu hai hộp mỹ phẩm Pond’s, một loại “hàng rẻ”, loại kia “hàng công ty”. Tuy nhiên khi chúng tôi đánh tráo hai hộp, phải mất hơn 10 phút săm soi rất kỹ nhân viên nữ nọ mới phân biệt được đâu là lọ xịn, đâu là lọ dỏm. Tại một cửa hàng khác đối diện ngã ba đình Thổ Tang, bà chủ hùng hồn giới thiệu: “Đây toàn là kẹo xịn, nhập khẩu từ nước ngoài chứ ở Việt Nam không sản xuất được”. Thế nhưng khi bà này nhấc túi kẹo lên giới thiệu, liên tiếp ba túi kẹo đều bị bục vỡ, các viên kẹo rơi tung tóe…
Video đang HOT
Tại đại lý mỹ phẩm Nam Hiên nằm cùng phố chuyên bày bán các loại mỹ phẩm nhập từ Trung Quốc, các sản phẩm được ngụy trang tinh vi bằng cách in chữ tiếng Anh hoặc tiếng Anh lẫn tiếng Việt trên vỏ hộp. Tuy nhiên, soi kỹ các dòng chữ nhỏ xíu chúng tôi phát hiện nhiều chữ sai chính tả, thiếu dấu. Theo nhân viên bán hàng, với mặt hàng mỹ phẩm rất khó phân biệt được hàng thật và hàng nhái, nên khi nhập về rất dễ hét giá cao mà không bị phát hiện. “Anh chị cứ yên tâm, hàng này rẻ nhưng dùng đảm bảo như hàng thật luôn, không hại da đâu” – nhân viên này quảng cáo.
“Tìm đến cửa hàng chị là hợp lý rồi” – bà chủ cửa hàng Huy Tuyết (phố Tân Thịnh, Thổ Tang) khẳng định chắc nịch khi chúng tôi ngỏ ý tìm hàng để mở một siêu thị mini ở quê. Cửa hàng rộng gần 60m2 này chất đống hàng nghìn cuộn tã giấy, băng vệ sinh nhái các nhãn hiệu nổi tiếng. Theo chủ hàng, hầu hết đều là “hàng nhà máy”. Quan sát kỹ chồng tã trẻ em nhãn hiệu Huggies Dry với hàng chục dòng chữ in dày đặc cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh trên bao bì, tuyệt nhiên không thấy chỗ nào ghi nơi sản xuất, hạn sử dụng, địa chỉ.
Một loại tã lót khác không nhãn hiệu, ghi nơi sản xuất tại Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) có giá chỉ 17.000 đồng/bịch, các loại băng vệ sinh không nhãn mác, không nơi sản xuất giá cũng chỉ 21.000 đồng/bịch. Hình ảnh in trên bao bì những sản phẩm này đều bị nhòe, chữ nhiều chỗ mờ, bị đổ bóng… Dọc thị trấn chúng tôi còn phát hiện vô số cửa hàng bày bán chăn – drap – gối – đệm nhái các thương hiệu nổi tiếng của Hàn Quốc và trong nước, bề ngoài trông y hệt hàng thật nhưng giá rẻ hơn rất nhiều so với hàng chính hãng.
Hàng dỏm nhiều, phát hiện không bao nhiêu
Càng đến gần ngày tết, khung cảnh buôn bán tại Thổ Tang càng tấp nập hơn. Từ đầu thị trấn Thổ Tang đoạn dẫn ra quốc lộ 2, từng đoàn xe tải, ôtô, xe máy chất đầy hàng ra vào nườm nượp. Những chiếc xe bán tải, xe tải nhỏ, xe tải thùng lớn mang biển số Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Phú Thọ, Nam Định, Hà Nội, thậm chí cả xe mang biển số Đà Nẵng, TP.HCM, Bình Dương… nằm dài la liệt, nhiều xe liên tục quay vòng. Trung bình mỗi ngày lượng xe này vận chuyển cả nghìn tấn hàng từ các tỉnh giáp biên, các lò sản xuất hàng giả từ các nơi đổ về Thổ Tang và từ Thổ Tang xuất đi các tỉnh.
Bà Lê Thị Thái, chủ tịch UBND thị trấn Thổ Tang, cho biết chỉ tính riêng khu chợ Thổ Tang đã có hơn 900 sạp hàng buôn bán, chưa kể khu chợ nông sản trung tâm (tiêu thụ hơn 100 tấn hàng mỗi đêm) cùng hàng trăm cửa hàng trải dọc gần 2km từ đầu quốc lộ 2 đến đường 34. Các mặt hàng bày bán từ thượng vàng tới hạ cám như sắt thép, inox, hàng gia dụng, trái cây, hàng nông sản củ quả, thực phẩm, hóa mỹ phẩm.
Theo bà Thái, địa phương từng phát hiện một số vụ sản xuất hàng nhái, hàng kém chất lượng như nước mắm, bột ngọt… Mới đây lực lượng chức năng phát hiện việc sản xuất nước mắm Nam Ngư với số lượng lớn tại Thổ Tang. Riêng mỹ phẩm bán ở đây chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc hoặc không có nguồn gốc, giá rẻ.
Thế nhưng theo thống kê của Chi cục Quản lý thị trường Vĩnh Phúc, trong năm 2012 cơ quan này đã kiểm tra gần 2.900 vụ, phát hiện và xử phạt hành chính hơn 350 vụ với tổng số gần 1,6 tỉ đồng. Trong khi đó, theo ông Trần Đại Nghĩa – đội trưởng đội quản lý thị trường số 2 (phụ trách huyện Vĩnh Tường – nơi có “thủ phủ” hàng dỏm Thổ Tang), cơ quan này kiểm tra 487 vụ nhưng chỉ xử phạt vi phạm 54 triệu đồng, một con số khiêm tốn dù đây là địa bàn nhạy cảm, phức tạp về hàng giả, hàng nhái…
Ông Hoàng Phương (phó giám đốc Sở Công thương kiêm chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc):
Có phát hiện hàng giả nhưng không nhiều
Đó là khẳng định của ông Hoàng Phương khi trao đổi với chúng tôi về chuyện kiểm tra, xử lý hàng gian, hàng dỏm tại Thổ Tang. Ông Phương nói: Vừa rồi các công ty như Unilever, Ajinomoto… đã khảo sát tại Thổ Tang có phát hiện việc làm giả các mặt hàng này nhưng số lượng không nhiều và không có công khai. Còn việc sản xuất hàng giả ở Thổ Tang thì anh em trinh sát suốt nhưng không thể bắt nổi.
* Vì sao không bắt nổi, thưa ông?
- Lực lượng quản lý thị trường cùng với công an đã nhiều lần mật phục khi có thông tin về sản xuất hàng giả tại Thổ Tang, nhưng không phát hiện nơi sản xuất. Mới đây nhất, tháng 4-2012 Phòng cảnh sát kinh tế công an tỉnh có bắt được một vụ sản xuất, đóng gói mì chính số lượng lớn. Đối tượng mua mì chính loại bao tải 25kg của Trung Quốc về rồi xé lẻ đóng gói nhái các nhãn hiệu của Ajinomoto hoặc Miwoon bằng bao bì khác. Tuy nhiên, quản lý thị trường cũng có nhiều cái khó.
* Cụ thể cái khó đấy là gì?
- Thứ nhất, biên chế của quản lý thị trường còn hạn hẹp, lực lượng bám địa bàn mỏng, chỉ có 3-4 anh em. Thứ hai, sản xuất hàng giả rất nhiều công đoạn từ khâu sản xuất đến phân phối, tiến hành tại nhiều địa điểm khác nhau. Thổ Tang là nơi tập kết, trung chuyển hàng rất lớn, mỗi ngày có lượng hàng khổng lồ qua đây, địa bàn rất rộng mà lực lượng lại quá mỏng, việc phối hợp không phải lúc nào cũng suôn sẻ.
Theo xahoi
Mại dâm Đồ Sơn: "Thương hiệu" bất thành văn của du lịch Hải Phòng?
Để giữ gìn "thương hiệu", sau khi "hoàn thành nhiệm vụ", các em bao giờ cũng chào khách rất lễ phép và lặng lẽ đi ra không một lời đòi hỏi.
Mại dâm Đồ Sơn là thực trạng nhức nhối (Ảnh minh họa)
Từ khâu quản lý phục vụ của các nhà "đầu tư" (chủ chứa), tới các em "chim bói cá" (gái mại dâm) đều được các nhà chứa "tập huấn", nâng tầm "chuyên nghiệp hóa" chặt chẽ, tinh vi tới khó lường.
"Khoán"... theo ngày
Nếu đem "dịch vụ tươi mát" ở các phố biển ra để mà so sánh như Sầm Sơn, Cửa Lò, Hải Thịnh, Quất Lâm... thì Đồ Sơn đứng tốp đầu, thuộc hàng siêu cao thủ, lừng danh với 2 chữ C (casino và cave). Nói về gái ở đây, từ khách du lịch đến dân chơi "đá gà đá vịt" đều phải gật gù mà thừa nhận rằng: Nhan sắc, hình thể đẹp cộng với lòng "yêu nghề" đã tạo cho các em có một sức hút ghê gớm với khách làng chơi. Các em được gọi theo tên thời thượng là gái mại dâm... "công nghệ số".
Chẳng ai lạ C, từ lâu Đồ Sơn đã nổi tiếng với 3 "khu đèn đỏ" lúc nào cũng có tới cả vài trăm em trẻ đẹp, giá rẻ sẵn sàng phục vụ. Không ít người đã quả quyết, mại dâm ở Đồ Sơn công khai tới mức trở thành một "ngành công nghiệp", từ khâu quản lý tới phục vụ đã nâng lên tầm "chuyên nghiệp hóa". Tư duy các nhà "đầu tư" (chủ chứa) cho rằng, dịch vụ tốt tươi này buộc phải tồn tại ở địa danh này - " không thể khác được"- H. gã chủ chứa có máu mặt ở khu 2 quả quyết.
Sau hồi "chém gió", bất ngờ H. đặt câu hỏi: "Nếu không có "cái ấy", ông, khách du lịch... còn ai nữa muốn đến Đồ Sơn chỉ để tắm "ao biển" đục ngầu hay không?" rồi gã cười nham nhở.
Chân đã từng bước tới và mắt đã mười mươi nhìn rõ, ở Đồ Sơn, dường như nạn mại dâm không còn che giấu... Chả vậy ngồi ở quán nước vỉa hè, nghe mấy em "hàng" miệng oang oang kể đủ ngón "tiểu xảo" quanh chuyện giường chiếu, son phấn,... Trao đổi về "công việc" ấy, các em thường dùng ngôn từ như là một nghề nghiệp bình thường đã được xã hội thừa nhận từ lâu. Kiểu như "đi làm", "xong khoán chưa"...
Tôi tới một nhà nghỉ ở khu 2, hơn chục em đứng sát nhau lố nhố, ăn mặc kiểu "có cũng như không", nhưng nom toàn là "các chị hết đát" mặt trát phấn son xanh đỏ như... "chim bói cá" ở các thành phố dạt về tìm "tép riu", đắt rẻ đi tuốt tuột. Tôi đưa tiền trả xe ôm sau khi "bo" thêm 50 ngàn, định bụng tìm một chỗ bình yên sát biển, nhưng dưới ánh đèn mờ đỏ quạch, có cả chục em đang đứng "phơi hàng" để khách chọn lựa.
Dù đã ngồi ở góc tối khuất, một em vẫn nhìn thấy tôi. Tiến về phía tôi, miệng nói như mê sảng "mở hàng em cái", nói xong em tung mông ngồi thỏm vào lòng, tranh thủ tình tứ "mắt chơm chớp" đầy quyến rũ làm "hớp hồn" khách. Sau màn tiếp thị "khủng bố" không làm "xiêu lòng" vị khách là tôi, em lanh lợi chuyển "chiêu" tình cảm.
Em bảo tên Hiền, mới 19 tuổi nhưng đã có thâm niên "2 năm trong nghề", quê tận Phú Thọ. "Trước em đi làm ở Hà Nội, khu Cầu Diễn, nhưng ở đấy làm ăn khó khăn quá nên dạt về đây. Ở đây mỗi lần đi khách được ít tiền, nhưng mùa du lịch đông khách lắm nên cũng kiếm được kha khá. Cuộc đời cứ trôi dạt ra đến tận bãi biển thế này, người ta gọi bọn em là "ghẹ" kể cũng đúng" - cô ả thỏ thẻ.
Trong vô số câu chuyện "mỏ đỏ" kể về nghề, ngoài tính chất chuyên nghiệp của công việc đang làm, thì các chủ chứa ở đây quản lý khá chặt chẽ và tinh vi. Theo đó, tất cả các gái mại dâm ở đây được chủ chứa "giao khoán" 20 khách /ngày với mức ăn chia là "cưa đôi", nếu vượt "năng suất" thì số tiền đi khách, em sẽ được hưởng trọn.
Xưa chỉ nghe thấy từ "khoán" dành cho người lao động, nay các chủ chứa ra cả "mức khoán" cho gái mại dâm, điều mà không ai có thể tưởng tượng được. Kể tới đây, em kéo tuột tôi đứng dậy bảo, "anh vào giúp em đủ khoán..."!
Có cả "bảng lương"
Anh Quang - chủ một nhà nghỉ tại khu 3 cho biết, gái mại dâm ở đây được thu gom và quản lý rất chuyên nghiệp, có cả sổ chấm công, kê bảng lương cho nhân viên đàng hoàng. Các em muốn sống ở "miền đất hứa" này phải trẻ, đẹp, chiều khách và đặc biệt phải rất... yêu nghề.
Theo anh Quang thì ở đây có khoảng 1/3 gái mại dâm được thuyên chuyển, mua bán từ nơi khác về, 1/3 là các cô gái tự tìm đến làm việc. Phần còn lại được gọi là của quý, tức là con nhà lành.
Mỗi nhà hàng lớn thường có nhiều vệ tinh đi săn lùng con gái ở cổng các xí nghiệp, cơ quan nhiều lao động nữ. Trong vai những tay công tử đẹp mã, giàu sang, bọn này lân la tại các tiệm may, quán gội đầu, chụp ảnh gần đó rồi làm quen, rủ đi chơi, hát karaoke. Khi con mồi đã cắn câu, bọn chúng bắt đầu đưa họ đi chơi Đồ Sơn ăn chơi, hát hò thỏa sức rồi giữa chừng kiếm cớ ra ngoài. Mấy tiếng sau, chủ quán vào cùng một số tay anh chị đòi tiền với con số khoảng vài triệu đồng. Thế là mỗi cô bị đẩy vào một phòng và bị dọa nạt uy hiếp... Loại hàng theo kiểu này các chủ nhà nghỉ có thể khai thác khắp nơi với đội ngũ "cộng tác viên" hùng hậu.
"Thủ tục" để trở thành một "nhà đầu tư" ở "khu công nghiệp không khói" này vô cùng đơn giản", đa số các em đến Đồ Sơn đều tự nguyện, không bị ai ép buộc, vì vậy chẳng mấy em hận đời, hận tình hay bị bán mua mà đơn giản chỉ coi đây là một cách dễ kiếm tiền.
Công an thị xã Đồ Sơn cho biết, qua một số lần bắt quả tang các nhà nghỉ hoạt động mại dâm đều thu được những cuốn sổ ghi chép của chủ chứa. Tên người bán dâm được viết tắt, kẻ ô, chấm công theo ký hiệu cho mỗi lần đi khách.
Theo anh Quang giải thích rằng, ký hiệu "n" là tàu nhanh, "c" là chậm (qua đêm), sau mỗi ký hiệu đó là tên viết tắt của các nhà hàng mà gái mại dâm trú ngụ. Ghi sổ chấm công cũng là một thủ đoạn để khống chế gái mại dâm. Các cô không được lấy tiền đi khách ngay vì chủ sẽ chấm công và cuối tháng mới được trả tiền. Mỗi lần đi khách, một cô được 100- 150 ngàn đồng, còn lại là "nhà đầu tư" hưởng. Người nào khi có việc như ốm đau, về quê mới được trả ít một. Làm như vậy, không ai dám vứt bỏ công lao của mình mà bỏ trốn.
Các nhà hàng ở đây, có nhiều nơi không có phòng riêng kín đáo vì theo chủ chứa thì làm như vậy sẽ "vướng mắt" công an. Có nhà xây hầm dưới đất để cất giấu tiếp viên. Gái mại dâm được trang bị một chiếc vòng đeo cổ mặt nhựa điều khiển từ xa, khi vòng phát sáng một nhịp là đã hết giờ, ba nhịp là "có động".
Để giữ gìn "thương hiệu", sau khi "hoàn thành nhiệm vụ", các em bao giờ cũng chào khách rất lễ phép và lặng lẽ đi ra không một lời đòi hỏi dù không được cho thêm tiền. Các cơ sở lưu trú tư nhân hầu như đều có nhân viên và thực hiện việc luân chuyển, trao đổi một cách nhuần nhuyễn. Không tranh giành, không chặt chém, lừa gạt...
Quả như người ta nói "không đi không biết Đồ Sơn" và Đồ Sơn mà tôi biết trong bài viết này là sự buông lỏng quản lý của các nhà chức trách địa phương, hay là không biết để tệ nạn mại dâm ở đây công khai tới mức trở thành một "ngành công nghiệp".
Theo xahoi
Gái gọi vật vã kiếm tiền về quê ăn Tết bằng cách... giảm giá Thời buổi khó khăn, các em "gái gọi mới" cũng buộc phải vận động để kiếm sống, kiếm thu nhập, bằng cách giảm giá, nếu không giảm giá thì chỉ có nước ế khách. Gái mại dâm vào mùa ế khách Ngồi với tôi trong một quán cafe khu Hồ Đắc Di, đúng trung tâm của "khu công nghiệp tình dục mới của...