Gắn “sao” cho xe khách
Mức kinh phí 20 tỉ đồng được đề xuất trong Đề án Đổi mới quản lý vận tải đường bộ, được xem là mang tính tổng thể và dài hơi, nhằm giải quyết những bức xúc trong ngành vận tải hành khách bằng đường bộ.
Bàn về chất lượng vận tải hành khách và vấn đề tai nạn giao thông, ông Nguyễn Văn Quyền – Phó Tổng cục trưởng Đường bộ Việt Nam cho biết, vận tải Việt Nam hiện đang “bung” ra như ngành nông nghiệp thời kỳ khoán ruộng đất, mảnh ruộng được chia nhiều thửa, phát triển mạnh mẽ theo chiều rộng mạnh ai nấy làm nhưng lại thiếu sự quản lý, giám sát, đã và đang để lại những hậu quả xấu cho xã hội. Ông cho rằng việc gắn “ sao”, phân hạng cho xe khách là giải pháp.
Việc phân hạng, gắn “sao” cho xe khách được xem là giải pháp giải quyết vấn đề chất lượng và an toàn giao thông
Theo ông Quyền, đổi mới quản lý vận tải đường bộ là một nội dung mang tính tổng thể và dài hơi, song ngay trong năm 2013 và 2014 sẽ xác định những nội dung yếu kém, bức xúc nhất để tập trung giải quyết thật hiệu quả: Tập trung quản lý trách nhiệm chủ xe, chủ doanh nghiệp, trách nhiệm lái xe tập trung quản lý taxi, bến xe, trạm dừng nghỉ… thúc đẩy quá trình tái cơ cấu lại lực lượng vận tải, hướng tới cạnh tranh lành mạnh, hiệu quả, hội nhập quốc tế. Với việc quản lý vận tải hành khách, cơ quan quản lý Nhà nước sẽ tập trung nghiên cứu, xây dựng các tiêu chí đánh giá và phân hạng chất lượng dịch vụ đối với từng loại hình kinh doanh, gồm: Chất lượng phương tiện lái xe và nhân viên phục vụ hành trình tổ chức, quản lý của đơn vị quyền lợi của hành khách.
“Chúng ta không nên thực hiện cào bằng sự kiểm tra, giám sát giữa các đơn vị vận tải bởi làm như thế sẽ không thể quản lý được ai. Những doanh nghiệp xếp loại tốt (4-5 sao) nên khuyến khích, tạo điều kiện phát triển và nhân rộng đồng thời quản lý chặt đối với các đơn vị làm chưa tốt (1-2 sao)” – ông Quyền cho hay.
Nhà nhà làm vận tải
Số liệu báo cáo của Tổng cục Đường bộ cho thấy, trong hơn 10 năm qua, số lượng phương tiện kinh doanh đã tăng hơn 10 lần. Cả nước hiện có tới gần 103.000 xe khách và 620.000 xe tải các loại, với 2.681 doanh nghiệp, 586 Hợp tác xã và hàng chục ngàn hộ kinh doanh cá thể.
Từ năm 2000, số hộ kinh doanh vận tải có bước phát triển nhanh chóng, đến nay chiếm 50% tổng số phương tiện. Theo khảo sát, có tới 60% các đơn vị vận tải khách tuyến cố định và gần 83% đơn vị vận tải khách theo hợp đồng chỉ có dưới 10 đầu xe/mỗi đơn vị.
Video đang HOT
Lí do gia tăng phương tiện, chủ xe và doanh nghiệp vận tải hành khách, theo ông Trần Quang Bình – Vụ trưởng Vụ Vận tải và Pháp chế (Tổng cục Đường bộ), là vì ngành vận tải nước ta phát triển “ nóng”. Tuy nhiên, ông Bình cũng cho rằng đó cũng là nguyên nhân làm nảy sinh nhiều bất cập trong công tác quản lý phương tiện, lái phụ xe, công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này được đánh giá là chậm đổi mới, mang nặng tính mệnh lệnh hành chính, chưa theo kịp thực tiễn tạo được thị trường vận tải cạnh tranh lành mạnh, khuyến khích được những đơn vị làm tốt, đào thải những đơn vị yếu kém.
Quyền lợi của hành khách sẽ được đảm bảo khi thực hiện Đề án đổi mới quản lý vận tải?
“Đa số các đơn vị vận tải có quy mô nhỏ lẻ, manh mún nên việc quản lý các điều kiện về an toàn giao thông và chất lượng dịch vụ chưa được quan tâm đúng mức. Nhiều nhà xe tham gia vào lĩnh vực này đã làm nảy sinh nhiều mặt tiêu cực làm cho chất lượng không đồng đều, an toàn vận tải không kiểm soát mà các biểu hiện cụ thể là hiện tượng xe “dù”, bến “cóc”, “cơm tù”, chạy vòng vo bắt khách, chở quá tải…gây mất trật tự an toàn giao thông”- ông Bình nhìn nhận.
Cũng theo ông Bình, phần lớn các đơn vị vận tải nhỏ lẻ không thực hiện quản lý mà chỉ núp bóng doanh nghiệp, hợp tác xã dưới dạng đứng ra làm các thủ tục theo quy định đối với cơ quan quản lý thu phí dịch vụ như: thuê xe, mua thương hiệu đồng thời giao việc điều hành cho chủ hoặc lái xe đảm nhận. Mô hình này đang được áp dụng đa số ở các hợp tác xã vận tải…
Bên cạnh đó, Tổng cục Đường bộ Việt Nam cũng thừa nhận công tác quản lý nhà nước, bộ máy, nhân sự quản lý lại yếu kém cả về số lượng và chuyên môn nghiệp vụ, chưa theo kịp được sự phát triển.
“Một điều tra của chúng tôi cho thấy có đến 16 Sở Giao thông Vận tải không có cán bộ chuyên môn được đào tạo bài bản làm trong lĩnh vực quản lý vận tải. Những đối tượng này đều làm trái ngành, trái nghề, đây là một thực trạng dẫn đến sự yếu kém trong quản lý hiện nay” – ông Bình cho biết.
Theo Dantri
Vụ "xẻ thịt" gầm đường cao tốc trên cao: Trách nhiệm bị "đánh võng"
Sau bài viết phản ánh hàng chục nghìn m2 đất gầm đường cao tốc bị "xẻ thịt", tòa soạn nhận được rất nhiều ý kiến của bạn đọc. Ngày 26/2/2013, phóng viên đã nỗ lực liên hệ với cơ quan chức năng để làm rõ vụ việc nhưng đều nhận được thái độ lảng tránh.
Ngày 26/2/2013, báo Dân trí có bài viết " Hàng chục nghìn m2 đất dưới gầm đường cao tốc trên cao bị "xẻ thịt"" phản ánh việc gầm cầu vượt Pháp Vân - cầu Thanh Trì, cùng hàng km gầm đường cao tốc trên cao đoạn khu đô thị Linh Đàm - Nguyễn Xiển biến thành nhiều bãi gửi xe gây nguy hiểm cho người dân, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ trong khu dân cư mà chưa bị xử lý khiến dư luận bức xúc.
Gầm đường cao tốc bị biến thành bãi gửi xe tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy nổ
Việc tồn tại của các bãi gửi xe thuộc quyền quản lý của Công ty khai thác điểm đỗ (Tổng Công ty vận tải Hà Nội), cùng nhiều tụ điểm gửi xe tư nhân tự phát dưới gầm đường cao tốc đe dọa cảnh quan đô thị, đi ngược lại Nghị định 34/2010/NĐ-CP ngày 2/4/2010 của Chính phủ quy định hình thức xử phạt: " Phạt tiền từ 2 - 3 triệu đồng đối với một trong các hành vi buôn bán, dựng lều quán, công trình tạm thời khác trái phép trong khu vực đô thị tại hầm đường bộ, cầu vượt, hầm cho người đi bộ..." và Điều 10 Thông tư 39/2011/TT-BGTVT ngày 18/5/2011 của Bộ Giao thông Vận tải : "Không được sử dụng gầm cầu đường bộ làm nơi ở, hoạt động kinh doanh dịch vụ, điểm dừng xe, bến xe gây mất an toàn công trình cầu, mất an toàn giao thông, ô nhiễm môi trường".
Để làm rõ trách nhiệm các bên liên quan trong vụ "xẻ thịt" hàng chục nghìn m2 tồn tại nhiều năm qua, ngày 26/2/2013, PV báo Dân trí đã liên hệ với đơn vị quản lý trực tiếp là Sở Giao thông Vận tải Hà Nội nhưng không nhận được lời giải thích từ cơ quan này. Người đầu tiên PV liên lạc là ông Nguyễn Xuân Tân, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải nhưng ông Tân từ chối trao đổi với lý do bận đi họp giao ban ở Thành phố và hướng dẫn PV liên hệ với Trưởng phòng Giao thông Đô thị, ông Nguyễn Nguyên Huy.
Tuy nhiên, khi liên lạc với ông Trưởng phòng Giao thông Đô thị theo số điện thoại 016877xxxx PV cũng nhận được lời khước từ với lý do tương tự là đi họp giao ban ở Thành phố và không đưa ra thời gian cụ thể trả lời. Ông Nguyễn Nguyên Huy hẹn sẽ liên lạc lại sau khi sắp xếp được lịch làm việc.
Những bãi gửi xe dưới gầm đường cao tốc thu hàng tỷ đồng mỗi tháng
Trong ngày 26/2/2013, PV đã đến Tổng Công ty vận tải Hà Nội (trụ sở số 5 Lê Thánh Tông), cơ quan chủ quản của Công ty khai thác điểm đỗ để ghi nhận ý kiến, nhưng đại diện Tổng Công ty vận tải Hà Nội từ chối làm việc và hướng dẫn đến đơn vị trực tiếp khai thác là Công ty khai thác điểm đỗ vì Công ty này hoạt động độc lập.
Như vậy, sau một ngày nỗ lực liên hệ làm rõ vụ hàng chục nghìn m2 đất dưới gầm đường cao tốc bị "xẻ thịt", các cơ quan chịu trách nhiệm quản lý, cấp phép, khai thác điểm đỗ xe dưới gầm đường cao tốc mà dư luận đang bức xúc vẫn chơi "bóng chuyền" trách nhiệm và không đưa ra lời giải thích về sự tồn tại của những bãi gửi xe chứa đựng nhiều rủi ro khó lường.
Sau khi bài viết " Hàng chục nghìn m2 đất dưới gầm đường cao tốc trên cao bị "xẻ thịt"" đăng tải, tòa soạn báo Dân trí đã nhận được rất nhiều ý kiến đồng tình của bạn đọc. Phần lớn bạn đọc đề nghị TP. Hà Nội sớm giải tỏa những bãi gửi xe đang đe dọa cảnh quan độ thị, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ, đồng thời làm rõ trách nhiệm của các đơn vị liên quan.
Sở Giao thông Vận tải Hà Nội chưa đưa ra lời giải thích về sự tồn tại của các bãi gửi xe
Bạn đọc Vũ Thị Thu Hằng có địa chỉ Email vtthang73@yahoo.com nêu ý kiến: "Sử dụng gầm cầu để làm bãi đỗ xe là vi phạm pháp luật và rất nguy hiểm cho tính mạng của những người tham gia giao thông. Nếu các bạn quan tâm, hãy đến khu đô thị kiểu mẫu Linh Đàm, nơi có những tòa nhà được thiết kế ban đầu là 15 - 18 tầng dành cho văn phòng, nhưng 10 năm sau, họ biến chuyển mục đích để xây thành nhà ở cao 30 - 32 tầng. Còn nữa, họ ngăn vạch, kẻ đường, kẻ cả vỉa hè ít ỏi của khu chung cư để làm bãi đỗ xe. Không hiểu có vi phạm pháp luật không, có mất an toàn cho hàng trăm người già trẻ em đi trên đường, vỉa hè chật ních ôtô, hàng nghìn người sống vắt vẻo trên các căn hộ cao tầng hay không?. Lỡ có xảy cháy, nổ thì chuyện gì xảy ra đây?".
Còn bạn Ngọc Hùng có địa chỉ Email insurance@yahoo.com cho biết : "Ngay gầm cầu đường cao tốc đoạn ngã ba Nguyễn Hữu Thọ và Nguyễn Xiển vẫn tồn tại bãi gửi xe từ nhiều năm nay, họ đã quây kín xung quanh và ngã ba đó đã nhỏ hẹp chật trội lại càng nhỏ hơn và việc bị quây kín xung quanh đã làm khuất tầm nhìn của dòng xe lưu thông đi lại quanh đoạn này. Người đi đường khi tới ngã ba này cứ phải vừa đi vừa nhòm hướng ngược lại vì sợ có xe từ hướng đối diện lao tới mà không nhìn thấy do vướng những tấm chắn quây lại để xe ô tô và xe máy. Chính quyền có biết hay không? Chắc chắn là biết ! Nhưng tại sao họ vẫn làm ngơ? Đề nghị Bộ trưởng Đinh La Thăng bớt thời gia một tiếng đồng hồ đi đến những điểm này và có câu trả lời với nhân dân.
Một số bạn đọc kiến nghị tăng mức xử phạt đối với các trường hợp "xẻ thịt" diện tích đất công cộng làm bãi trông xe. Bạn đọc Minh Vũ ở địa chỉ Emailchaulong20042003@yahoo.com.hk viết: "Nghị định 34/2010/NĐ-CP ngày 2/4/2010 của Chính phủ cũng nêu rõ hình thức xử phạt: " Phạt tiền từ 2 - 3 triệu đồng đối với một trong các hành vi buôn bán, dựng lều quán, công trình tạm thời khác trái phép trong khu vực đô thị tại hầm đường bộ, cầu vượt, hầm cho người đi bộ...". Theo tôi thì Bộ GTVT nên xem xét nâng mức phạt này lên thật cao thì mới có tình răn đe. Phạt phải hàng chục, hàng trăm triệu thì còn được, trong khi đó các bãi gửi xe trên thu lợi nhuận hàng chục, hàng trăm thậm chí cả tỷ đồng".
Liên quan đến vụ việc trên, vào cuối giờ chiều ngày 26/2, PV Báo Dân tríđã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Thịnh, Phó Chánh Văn phòng UBND TP. Hà Nội. Ông Thịnh cho biết, qua phản ánh của Dân trí, ngày 27/2, UBND TP. Hà Nội sẽ tiến hành kiểm tra nội dung báo phản ánh và ban hành văn bản chỉ đạo các cơ quan chức năng làm rõ vụ việc này.
Theo Dantri
Nhiều xe tết vẫn chờ khách Mặc dù đã cận kề tết nhưng lượng khách tại các bến xeở TP.HCM không đông như mọi năm. Mấy ngày qua, vé của nhiều tuyến vẫn được các doanh nghiệp vận tải bán ra phục vụ khách. Ghi nhận của Thanh Niên Onlinetại Bến xe Miền Đôngsáng 5.2, ngoại trừ các hãng xe chất lượng cao đã hết vé, các hãng còn...