Gắn “sao” cho… cây nhà lá vườn
Sau khi tổ chức chấm điểm, phân hạng từng sản phẩm với sự tham gia của chuyên gia tư vấn về OCOP, nhiều huyện thị ở Gia Lai đã có những sản phẩm đầu tiên đủ điều kiện gửi Hội đồng đánh giá, phân hạng cấp tỉnh. Cụ thể, có khoảng 30 sản phẩm của 11 huyện đạt 3 sao trở lên.
Cây nhà lá vườn được gắn sao
Một trong 11 huyện đã tổ chức chấm điểm, phân hạng từng sản phẩm là Chư Pưh. Theo đó, Chư Pưh có 4 sản phẩm thuộc các nhóm thực phẩm, thảo dược và đồ uống gồm: Viên tinh nghệ đỏ, mật ong, sữa ong chúa Agila và tinh bột nghệ đỏ Agila của Công ty TNHH Nhất Nông Gia Lai (xã Ia Phang); sầu riêng của Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp hữu cơ Đại Ngàn (xã Ia Blứ); rượu đinh lăng của Công ty TNHH MTV Ngọc Thạch Khôi (thị trấn Nhơn Hòa) được đưa ra chấm điểm, đánh giá, phân hạng.
Kết quả, cả 4 sản phẩm này đều đạt trên 50 điểm, đủ điều kiện gửi Hội đồng đánh giá, phân hạng cấp tỉnh.
Tiêu đỏ sấy hồng ngoại Trần Sơn (Cơ sở sản xuất tiêu sấy hồng ngoại Trần Sơn) đã được huyện Đăk Đoa chấm điểm, gắn sao. Ảnh: T.H
Tại Chư Sê, Hội đồng đánh giá sản phẩm OCOP huyện đã tổ chức đánh giá các sản phẩm OCOP đăng ký tham gia năm 2019, kết quả có 2 sản phẩm đủ điều kiện để tổ chức đánh giá sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2019. Cụ thể, 2 sản phẩm đủ điều kiện là tiêu đen hạt của Công ty TNHH MTV An Thắng Gia Lai và hạt sacha Inchi của Công ty TNHH Macca Sachi Tây Nguyên cùng đạt 3 sao.
Huyện Đăk Đoa cũng là huyện tiến hành chấm điểm, đánh giá, phân hạng các sản phẩm tham gia chương trình từ rất sớm. Kết quả, huyện có 6 sản phẩm đạt từ 57 điểm đến 73 điểm, đủ tiêu chuẩn sản phẩm OCOP cấp huyện.
Video đang HOT
Trong đó, 4 sản phẩm được huyện gửi lên Hội đồng đánh giá, phân hạng cấp tỉnh gồm: Tiêu sạch hữu cơ Lệ Chí (HTX Nông nghiệp-Dịch vụ Nam Yang); tiêu đỏ sấy hồng ngoại Trần Sơn (Cơ sở sản xuất tiêu sấy hồng ngoại Trần Sơn); thịt bò khô Huy Vũ (Công ty TNHH MTV Bò khô Huy Vũ Đăk Đoa) và khoai lang Lệ Cần (HTX Nông nghiệp-Dịch vụ Tân Bình).
Chuẩn bị đánh giá, chấm điểm cấp tỉnh
Ông Trần Quang Sơn (45 tuổi, tru tai thôn 5, xa Nam Yang, huyên Đăk Đoa) chia sẻ: “Để co đươc chiếc may sấy hồng ngoại du gia thanh không cao, nhưng tôi đã mất tận 3 năm trơi nghiên cưu chế tao. Bên canh đo, tôi phai dung ngay vươn tiêu gần 1ha đươc chăm soc theo quy trình ban hưu cơ đê lam mẫu thí nghiêm san xuất ra chiếc máy sấy tiêu sach nay. Bởi, mua nhưng san phẩm bên ngoai, không thể đam bao tối đa chất lương san phẩm co sach hay không. Vì nếu tiêu không đươc chăm soc theo hương hưu cơ, khi bo vao may se không thể nao co hương vị, mau sắc như hiên tai đươc, gia bán cung rất thấp…”.
Hiên tai tiêu ban hưu cơ sau khi sấy khô đươc ông Sơn ban vơi gia gần 200.000 đồng/kg, con tiêu hưu cơ sau khi đưa vao may sấy khô đươc ban vơi gia 500.000 đồng/kg.
Ông Nguyễn Văn Hợp -Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Chư Sê cho hay: “Ngay sau khi chấm điểm, xếp loại xong 2 sản phẩm, huyện và các doanh nghiệp đã hoàn tất hồ sơ gửi Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh thẩm định. Huyện cũng sẽ đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại giúp các tổ chức, cá nhân trưng bày, giới thiệu sản phẩm; đồng thời lựa chọn xây dựng thêm nhiều sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP như mật ong, tinh bột nghệ, cây dược liệu, cà phê bột, chả cá thác lác… để hướng dẫn các tổ chức, cá nhân làm giấy chứng nhận sản phẩm sản xuất theo tiêu chuẩn sạch và an toàn và xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu đối với từng sản phẩm”.
Ông Y Nguyên – Phó Chi cục trưởng Chi cục Phát triển Nông thôn (Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho biết: “Hiện, chúng tôi đã nhận được 30 sản phẩm của 11 huyện, thị đủ điều kiện gửi hội đồng đánh giá, phân hạng cấp tỉnh. Các sản phẩm này đã đạt 3 sao trở lên. Chúng tôi đang tổng hợp các sản phẩm đã được cấp huyện chấm điểm để cuối tháng 11 cấp tỉnh sẽ tiến hành chấm điểm đánh giá”.
Theo Danviet
Hà Nội đặt mục tiêu 1.000 sản phẩm OCOP
Năm 2019, Hà Nội có khoảng 300 sản phẩm theo Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được đánh giá, công nhận. Đây sẽ là tiền đề để năm 2020, Hà Nôi tiếp tục thực hiện nâng chất cho 700 sản phẩm khác.
Triển khai muộn nhưng bền vững
Thực tế ở nhiều địa phương cho thấy, phát triển Chương trình OCOP có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế nông thôn theo hướng phát huy nội lực, gia tăng giá trị, phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp theo chuỗi, và là một trong những giải pháp quan trọng thực hiện mục tiêu hỗ trợ phát triển sản xuất theo hướng cơ cấu ngành nông nghiệp.
Nhận thức được vai trò của Chương trình OCOP, thành phố Hà Nội tuy triển khai muộn so với các tỉnh, nhưng Sở NNPTNT Hà Nội đã tập trung cao độ trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Đến thời điểm này, các quận, huyện trong toàn thành phố đã cơ bản đánh giá hoàn thành việc triển khai sản phẩm đăng ký.
Gian hàng nông sản sạch luôn thu hút đông đảo người tiêu dùng tại phiên chợ OCOP tại Hà Nội. Ảnh: P.V
Đông Anh là huyện đầu tiên trên địa bàn thành phố tổ chức đánh giá, phân loại sản phẩm OCOP, đến nay đã có 133 sản phẩm đăng ký tham gia chương trình đến năm 2020. Để chương trình được triển khai bền vững, huyện Đông Anh đã tổ chức hội nghị hướng dẫn lập hồ sơ sản phẩm đăng ký tham dự chương trình, chỉ đạo tổ chức khảo sát, hướng dẫn trực tiếp tại các cơ sở sản xuất có sản phẩm đăng ký để lựa chọn, đánh giá phân hạng, công nhận sản phẩm OCOP từ 3-4 sao, tập trung ở nhóm thực phẩm, thủ công mỹ nghệ, đồ uống, du lịch.
Huyện Đông Anh đã xây dựng, phát triển và duy trì hệ thống thông tin điện tử sử dụng mã QR truy xuất hàng hóa, sản phẩm trên địa bàn huyện giai đoạn 2019-2020; triển khai xây dựng website tại địa chỉ da.check.net.vn và gắn tem truy xuất QR đối với 600 sản phẩm các loại tại 70 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, chế biến. Từng bước triển khai công tác giám sát chất lượng các sản phẩm được gắn tem truy xuất nguồn gốc.
Với trên 10ha sản xuất rau an toàn theo hướng bán hữu cơ, Hợp tác xã Ba Chữ (huyện Đông Anh) đang ký hợp đồng với các đại lý, doanh nghiệp với khối lượng trên 10 tấn rau/ngày. Bà Nguyễn Thị Huyền - Giám đốc Hợp tác xã tỏ ra hồ hởi khi đơn vị mình vừa được tham gia, đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP.
Bà Huyền cho rằng, nếu được gắn sao OCOP trên sản phẩm của HTX sẽ giúp sản phẩm có thể đứng vững trên thị trường. Sản phẩm sẽ được phân phối tại các hệ thống trung tâm hiện đại, cửa hàng tiện ích, mang lại hiệu quả cho cả nông dân, doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Đòn bẩy từ những phiên chợ OCOP
Một trong những đòn bẩy để Hà Nội đẩy mạnh thực hiện Chương trình OCOP là tổ chức thường xuyên các phiên chợ OCOP, tạo cầu nối giao thương giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Hầu hết các phiên chợ do Sở NNPTNT Hà Nội tổ chức đều thu hút đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm.
Các sản phẩm trưng bày được truy xuất nguồn gốc, có bao gói đảm bảo... đã tạo được niềm tin của người tiêu dùng. Đặc biệt thông qua phiên chợ, các đơn vị mong muốn đẩy mạnh liên kết, hợp tác sản xuất, hình thành chuỗi sản xuất-tiêu thụ sản phẩm ổn định.
Ông Nguyễn Văn Chí - Chi Cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội, Phó chánh Thường trực Văn phòng nông thôn mới Hà Nội cho biết, cùng với công tác tuyên truyền sâu rộng tại các xã, quận, huyện; các cơ sở sản xuất tham gia OCOP hiểu và nắm rõ về vai trò, lợi ích của chương trình, thành phố Hà Nội tiến hành kiểm định cấp sao cho các sản phẩm, đồng thời tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất tham gia hội chợ xúc tiến thương mại; kết nối tiêu thụ sản phẩm tại các kênh phân phối hiện đại, tạo chuỗi liên kết bền vững, nâng cao giá trị cho người sản xuất, sản phẩm có chất lượng an toàn đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.
Được biết, Văn phòng Nông thôn mới thành phố Hà Nội cuối tháng 11 sẽ chấm điểm xong và phấn đấu đến giữa tháng 12/2019 sẽ chính thức cấp sao cho các sản phẩm OCOP của Hà Nội.
Theo Danviet
Thầy giáo dạy toán viết nhạc tuyên truyền ATGT Trăn trở khi thấy học trò vi phạm giao thông, thầy Cẩm đã sáng tác nhiều ca khúc có chủ đề tuyên truyền bảo đảm trật tự ATGT. Thầy Trần Thanh Cẩm đang say sưa tập hát cho các em học sinh Luôn trăn trở trước những nỗi đau về TNGT nên dù không phải người dạy và viết nhạc chuyên nghiệp nhưng...