Gan nhiễm mỡ là biểu hiện của nhiều bệnh
Không có loại thuốc đặc hiệu nào có thể chữa khỏi gan nhiễm mỡ nếu như không điều trị chính nguyên nhân gây ra như béo phì, tăng mỡ máu, nghiện rượu…
Nhiều người khi đi khám bệnh tổng quát, khám sức khoẻ định kỳ được bác sĩ chẩn đoán gan nhiễm mỡ trong khi hoàn toàn không có triệu chứng bất thường nào về đường gan mật. Do đó không ít người cảm thấy hoang mang. Vậy gan nhiễm mỡ là gì? Có nguy hiểm không? Cách điều trị và ăn uống ra sao?
Khoảng 70% bệnh nhân gan nhiễm mỡ là do béo phì. Ảnh: benres
Gan nhiễm mỡ hay còn gọi gan thoái hoá mỡ là tình trạng ứ đọng mỡ trong gan do nhiều nguyên nhân. Bình thường lượng mỡ chiếm khoảng 3-5% trọng lượng của gan. Gan nhiễm mỡ mức độ nhẹ khi lượng mỡ trong gan chiếm 5-10%, nếu 10-25% là nhiễm mỡ mức độ vừa và nếu vượt quá 30% là nhiễm mỡ nặng. Mức độ gan nhiễm mỡ cũng phụ thuộc vào bệnh chính gây ra và việc tuân thủ chế độ điều trị bệnh.
Gan nhiễm mỡ không phải là một bệnh mà chỉ là biểu hiện lâm sàng của nhiều bệnh lý khác nhau. Do đó muốn điều trị gan nhiễm mỡ thì phải điều trị bệnh chính gây ra gan nhiễm mỡ và không có loại thuốc đặc hiệu nào có thể chữa khỏi tình trạng này nếu như không điều trị nguyên nhân.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến gan nhiễm mỡ như béo phì, tiểu đường, tăng lipid máu, nghiện rượu, viêm gan siêu vi, do sử dụng một số thuốc như corticoid, tamoxiphen, amiodarone… Đặc biệt, khoảng 70% bệnh nhân gan nhiễm mỡ là do béo phì.
Béo phì
Gan nhiễm mỡ thường gặp ở bệnh nhân béo phì và mức độ nhiễm mỡ cũng liên quan đến mức độ béo phì, đặc biệt là béo bụng. Có 80% đến 90% bệnh nhân béo phì bị gan nhiễm mỡ. Nếu béo phì nặng thì mức độ gan nhiễm mỡ cũng nặng hơn và lâu ngày sẽ có khả năng đưa đến viêm gan thoái hóa mỡ và cuối cùng có thể tiến triển thành xơ gan.
Vì vậy để điều trị gan nhiễm mỡ cho người béo phì thì điều quan trọng là phải thực hiện chương trình giảm cân thích hợp. Cụ thể là không chỉ giảm ăn nhiều chất béo, mà cần giảm ăn các loại thực phẩm có nhiều chất bột đường, nước ngọt vì chất bột đường nếu dư thừa cũng sẽ chuyển hoá thành mỡ dự trữ ở bụng và trong nội tạng như gan, tim…
Tiểu đường
Gan nhiễm mỡ ít phổ biến ở bệnh nhân tiểu đường type I, nhưng rất thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường type II do có sự rối loạn về chuyển hoá chất béo. Ước tính 50% bệnh nhân tiểu đường type II bị gan nhiễm mỡ.
Video đang HOT
Nếu bệnh nhân tiểu đường mà béo phì thì mức độ bị gan nhiễm mỡ càng cao và dễ có nguy cơ dẫn đến xơ gan. Vì vậy điều trị tốt bệnh tiểu đường, ổn định đường huyết, thực hiện tốt chương trình giảm cân hợp lý là điều quan trọng hàng đầu để cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ ở người bệnh tiểu đường.
Tăng mỡ máu
Tăng mỡ máu hay tăng lipid máu (bao gồm tăng triglyceride máu, tăng cholesterol máu hoặc cả hai) cũng thường kèm theo gan nhiễm mỡ với tỷ lệ tương đối cao.
Điều trị chứng tăng mỡ máu bằng chế độ ăn hạn chế chất béo, bớt ăn thịt, tăng cường ăn cá (hoặc uống thêm dầu cá omega 3), ăn nhiều rau xanh, đậu hạt, trái cây, ăn ít ngọt, hạn chế rượu bia (không uống quá 2 lon mỗi ngày đối với nam và một lon đối với nữ) vì trong bia tuy không có chất béo nhưng chúng có nhiều năng lượng rỗng và phần năng lương dư thừa này sẽ chuyển hóa thành mỡ đọng lại ở bụng được gọi là mỡ bụng.
Việc thực hiện tốt chế độ ăn hợp lý mà chưa cần dùng đến thuốc để giảm mỡ máu cũng góp phần cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ.
Nghiện rượu
Gan nhiễm mỡ thường gặp ở người nghiện rượu. Việc tăng tổng hợp và giảm phân giải chất béo trong gan là kết quả của nghiện rượu mãn tính làm mỡ bị ứ lại trong gan.
Gan nhiễm mỡ ở người nghiện rượu thường có thể phục hồi nhưng nếu tiếp tục uống rượu sẽ dẫn tới viêm gan do rượu và xơ gan. Bên cạnh đó việc thường xuyên dùng các loại thuốc như acemol, panadol… để giảm nhức đầu sau khi uống rượu cũng làm cho gan tổn hại nhanh. Như vậy không có thần dược nào để chữa gan nhiễm mỡ hay để phòng xơ gan do rượu tốt bằng con đường cai nghiện rượu trước khi quá trễ.
Thạc sĩ, bác sĩ Lê Thị Ngọc Vân
Trưởng Khoa Dinh dưỡng BV Nhân dân 115
Theo VNE
Triệu chứng trầm cảm ở phụ nữ
Trầm cảm (depression) là một bệnh lý rối loạn về tâm trạng, hay còn gọi là rối loạn khí sắc (mood disorder). Đây là một trong những rối loạn tâm thần thường gặp, làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh và cả gia đình của họ. Trầm cảm cũng là một trong số những nguyên nhân dẫn đến những ý nghĩ và hành vi tự sát.
Phụ nữ có dễ bị trầm cảm hơn nam giới?
Phụ nữ mắc trầm cảm nhiều hơn nam giới gấp hai lần: Nếu tính chung ở nam giới, tỷ lệ người có ít nhất một lần bị mắc chứng trầm cảm trong đời là 10% thì tỷ lệ này ở phụ nữ là 20%. Các tiêu chí để chẩn đoán trầm cảm đều giống nhau ở cả hai giới, tuy nhiên người ta nhận thấy rằng các biểu hiện của trầm cảm ở phụ nữ thường là lo âu, mặc cảm có tội và thay đổi khẩu vị cũng như thói quen ăn uống.
Nguyên nhân của sự khác biệt này giữa nam và nữ vẫn chưa được biết rõ; tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng có thể có sự liên quan giữa nồng độ các nội tiết tố sinh dục nữ với chứng trầm cảm.
Trầm cảm có những triệu chứng biểu hiện như thế nào?
- Hứng thú giảm sút, thậm chí biến mất
Những người thích những hoạt động nghiệp dư, một khi có chứng trầm cảm rất dễ bị mọi người xung quanh nhận ra. Tuy nhiên, kể cả người không có bất cứ sở thích ngoài lề nào, nếu công việc thường ngày áp lực, cuộc sống hưởng thụ hay giải trí đều không có hứng thú, không cảm nhận được niềm vui, tức là có thể khẳng định hứng thú giảm sút hoặc mất đi hoàn toàn. Đây là một triệu chứng biểu hiện của trầm cảm.
- Cảm giác vô vọng
Người thường cảm thấy mọi thứ rất tồi tệ, tiền đồ tối tăm ảm đạm, tất cả đều không chút hi vọng hay cảm giác vô vọng luôn ùa đến. Tương phản với điều đó, người bình thường luôn có nhiều hi vọng, ví dụ như học tập tiến bộ, sự nghiệp có thành tựu, gia đình mạnh khỏe vv. Đồng thời cũng có nhiều nguyện vọng nhỏ như tiết kiệm mua đồ thương hiệu, thưởng thức liveshow ca nhạc, đi du lịch đến vùng đất xa xôi... Tóm lại, mất đi niềm hy vọng vào tương lai là một biểu hiện của trầm cảm.
- Cảm giác lẻ loi, không ai giúp đỡ
Cảm giác này thực sự đau khổ, đặc biệt họ khó biểu hiện ra và không ít người không muốn đi khám bác sỹ vì họ xác định bác sỹ không thể giúp gì được. Họ luôn cảm thấy họ không giống với những người khác, tựa hồ như đã rời bỏ khỏi trần gian rơi vào một vực sâu thâm cốc và tất cả đã không thể cứu vãn, không ai giúp đỡ được.
Những người như vậy có cuộc sống một ngày dài như một năm, luôn lẻ loi, cô đơn, luôn xa lánh với những người khác. Đây chính là một biểu hiện nổi trội của trầm cảm
- Bình luận thấp bản thân
Những người cảm thấy bản thân mình trên thực tế chẳng có tài năng hay không làm tốt bất cứ việc gì kể cả việc nhỏ và đơn giản nhất. Họ luôn cho rằng mình là đồ thải, kiến thức của mình đã sụt giảm trầm trọng hay thậm chí là cảm giác tội lỗi tràn đầy, tội ác tràn ngập và chìm trong cảm giác ấy. Đây cũng là một biểu hiện tiếp theo của trầm cảm.
- Mất đi linh hoạt
Họ cảm thấy toàn bộ con người của họ đã sụp đổ, nổ tung, tan ra như xác pháo. Họ xác định rõ cảm giác đó không phải là cơ thể họ không có sinh lực mà là tinh thần của họ đã mất đi động lực, làm việc gì (kể cả vệ sinh cá nhân) đều cần người khác thúc giục hoặc họ đẩy sang một bên không quan tâm, bản thân không muốn động đến cái gì.
Không ít người vật lộn, đấu tranh để hưng phấn hơn lên, nhưng đều kiên trì không nổi. Người bệnh cho rằng họ đã ở trong "một vũng bùn lầy, không ai kéo lên được".
- Cuộc sống không có ý nghĩa
Không phải phương thức cuộc sống không có ý nghĩa mà chính là họ cảm nhận cả cuộc đời nhân sinh cơ bản là vô nghĩa. Không chỉ như vậy mà còn nhận thấy sống tức là chịu tội tạo nghiệp ác, sống không bằng chết, họ thường xuyên âm ủ ý định tự sát, thậm chí thực hiện tự sát.
Nguyên nhân nào gây ra chứng trầm cảm?
Trạng thái trầm cảm có liên quan đến sự mất cân bằng của các chất hóa học có vai trò trong sự dẫn truyền thần kinh trong não bộ.
Trầm cảm cũng có thể được kích hoạt bởi một số các sự kiện gây stress trong đời sống; vì thế nó có thể xảy ra sau những sự kiện như: cái chết của một người thân, vợ chồng ly hôn hoặc sau một sự chuyển đổi chỗ ở (ví dụ: trầm cảm xảy ra ở những người trẻ mới trưởng thành rời quê nhà lên thành phố học đại học hoặc làm việc...)
Trầm cảm cũng có thể có tính di truyền. Yếu tố di truyền có thể được thấy rõ trong trường hợp những gia đình có những người mắc trầm cảm ở các thế hệ khác nhau.
Trầm cảm cũng có thể xuất hiện khi dùng một số thuốc chữa bệnh, khi lạm dụng các chất gây nghiện (rượu, ma túy) hoặc khi bị mắc những căn bệnh mãn tính lâu ngày...
Một số phụ nữ có thể có tình trạng giao động khí sắc trong thời gian vài ngày sau khi sinh con. Họ có thể cảm thấy hơi bị trầm uất, khó tập trung, ăn mất ngon và khó ngủ ngay cả khi đã cho em bé ngủ. Tình trạng này có thể diễn tiến nhẹ dần và mất đi trong vòng 10 ngày sau khi sinh. Tuy nhiên, ở một số phụ nữ có thể có biểu hiện ngày càng nặng hơn và diễn tiến thành trầm cảm thực sự - y học gọi đây là chứng trầm cảm sau sanh (postpartum depression).
Theo PNO
Biểu hiện & nguyên nhân của bệnh rối loạn tiền đình. Rối loạn tiền đình không phải là bệnh mà là một hội chứng, gây nên bởi các tổn thương hệ thần kinh, tai, tim mạch... Ngoài ra, một số trường hợp lại là do thuốc. Bản thân chẩn đoán rối loạn tiền đình không nói lên được vị trí tổn thương và nguyên nhân gây nên nó. Để có được câu trả lời...