Gắn màu xanh với hiệu quả kinh tế ở rừng đặc dụng Thuận Châu
Do ảnh hưởng của thời tiết bất lợi liên tục, nhiều diện tích rừng đặc dụng Copia ở huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) trở nên tiêu điều, xơ xác. Để trả lại màu xanh cho rừng, ngành kiểm lâm Sơn La tham mưu cho tỉnh thực hiện một số dự án trồng mới nhằm nâng cao độ che phủ.
Thay áo cho những khu rừng già cằn cỗi
Theo chân cán bộ kiểm lâm Ban quản lý dự án rừng đặc dụng Copia Thuận Châu đi kiểm tra tại một số cánh rừng đặc dụng, chúng tôi chứng kiến cảnh hoang tàn, xơ xác, với nhiều cây gỗ trơ trụi, héo khô. Ông Hoàng Hặc – Giám đốc Ban Quản lý rừng đặc dụng Copia cho biết: Những khu rừng này trước đây xanh tốt với nhiều loại cây gỗ quý, có cây hàng trăm năm tuổi. Nhưng sau khi bị ảnh hưởng bởi thiên tai hồi đầu năm 2016, những cánh rừng này hầu như không còn sự sống. Nhằm phục hồi sinh thái ở khu rừng này, ngay sau khi có chủ trương của tỉnh, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Sơn La đã giao cho Ban Quản lý rừng đặc dụng Copia tiến hành khảo sát thiết kế, đồng thời ký hợp đồng với Công ty TNHH Mạnh Thắng triển khai trồng rừng.
Cán bộ Ban quản lý rừng đặc dụng Copia Thuận Châu tuần tra bảo vệ rừng. Ảnh: V.C
Nếu được chăm sóc tốt, một cây sơn tra có thể cho thu nhập 20 – 30 triệu đồng/ha/năm từ bán quả, mà sức sống để tạo tán, phủ xanh đất rừng rất mãnh liệt”. Ông Lương Ngọc Hoan
Để đảm bảo chất lượng cây trồng; gắn trồng rừng tạo tán với hiệu quả kinh tế rừng, hoạt động phát dọn thực bì, làm đường băng cản lửa, đào hố, lựa chọn cây giống được triển khai tích cực. “Chúng tôi nhận phát dọn thực bì, đào hố trồng cây ở đây và luôn được cán bộ khuyến lâm kiểm tra, nhắc nhở, chỉ đạo rõ việc và sửa sai ngay mỗi khi có gì chưa đạt yêu cầu. Nhiều năm tham gia trồng rừng, chưa bao giờ thấy trồng rừng nghiêm túc thế này” – ông Lò Văn Hảy – nông dân xã Chiềng Bôm trong huyện được thuê phát dọn thực bì khu vực trồng rừng, bảo vậy.
Video đang HOT
Trồng rừng đa mục tiêu
Khâu lựa chọn đưa cây giống vào trồng cũng được các cán bộ khuyến lâm kiểm tra kỹ từng bầu đất cây giống để đảm bảo cây giống đạt mức sống và sinh trưởng tốt từ 97-99% trở lên. “Tổng diện tích trồng rừng đợt này là 250ha, tập trung ở các tiểu khu 243, 247 thuộc xã Chiềng Bôm (huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La), với cây trồng chủ yếu là cây sơn tra (táo mèo). Đây là loại cây đa mục tiêu, vừa góp phần bảo vệ môi trường vừa mang lại thu nhập cho người dân. Bà con rất phấn khởi…” – ông Hặc nhấn mạnh.
Anh Lường Văn Lợi – dân bản Huổi Pu, xã Chiềng Bôm, phấn khởi nói:”Khu rừng này trước đây dân bản tôi nhận khoán chăm sóc, bảo vệ từ Ban Quản lý rừng đặc dụng. Rừng đang xanh tốt lắm nhưng do ông trời làm hại nên mới thảm thương thế này. Nhà nước đầu tư trồng lại rừng, chúng tôi cũng vui vì vừa có việc để làm thêm, vừa sẽ có thêm cánh rừng mới xanh tốt, có thể thu hoạch quả để bù đắp công sức bảo vệ rừng cho người bảo vệ rừng”.
Ông Hặc cho biết thêm: “Đơn vị trồng rừng chịu trách nhiệm trồng và chăm sóc diện tích cây sơn tra trong thời gian 4 năm (hết thời gian lâm sinh), sau đó chúng tôi mới tiếp nhận và quản lý. Ban sẽ giao khoán cho người dân địa phương chăm sóc, bảo vệ. Ngoài được chi trả dịch vụ môi trường rừng, người dân còn được hưởng lợi một phần từ cây sơn tra khi cây cho quả”.
Theo ông Lương Ngọc Hoan – Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Sơn La, đưa cây sơn tra vào trồng rừng là chủ trương đúng đắn của tỉnh. Thực tế cho thấy, ở một số xã trong tỉnh như Ngọc Chiến (huyện Mường La), Chiềng Bôm, Co Mạ (huyện Thuận Châu)… nhiều gia đình trồng sơn tra, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nếu được chăm sóc tốt, một cây sơn tra có thể cho thu nhập từ 20 – 30 triệu đồng/ha/năm từ bán quả, mà sức sống để tạo tán, phủ xanh đất rừng rất mãnh liệt. “Khi được hưởng lợi từ rừng, ý thức giữ rừng của người dân sẽ được nâng lên rất nhiều. Nếu mô hình này thành công, Chi cục sẽ tham mưu với UBND tỉnh nhân rộng ra nhiều địa phương khác..” – ông Hoan cho biết.
Theo Danviet
Đà Nẵng: Xin 13 tỷ đồng xây tường rào, lỗi do "văn bản viết tắt" ?
Việc UBND quận Liên Chiểu (Đà Nẵng) xin UBND TP.Đà Nẵng 13 tỷ đồng để xây tường rào cổng Trung tâm VHTT quận này đã gây bức xúc trong dư luận những ngày qua. Chủ tịch UBND quận Liên Chiểu lý giải do nhân viên đã viết tắt trong văn bản nên gây hiểu lầm ?
13 tỷ đồng chỉ mới nói
Như Dân Việt đã đưa tin, trong buổi làm việc với Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng - Huỳnh Đức Thơ và đại diện các sở ban ngành vào ngày 13.9, ông Đàm Quang Hưng - Chủ tịch UBND quận Liên Chiểu đã trực tiếp đề nghị Chủ tịch TP.Đà Nẵng đồng ý chủ trương cho đầu tư tường rào, cổng ngõ của Trung tâm VHTT quận tại phường Hòa Minh với tổng mức đầu tư 13 tỷ đồng, lấy từ nguồn vốn của ngân sách thành phố.
Từ thông tin trên Dân Việt, dư luận đặt câu hỏi, quận Liên Chiểu xây 1 cái tường, cổng như thế nào mà hết 13 tỷ đồng? Có cần thiết phải sử dụng số tiền lớn như vậy để xây dựng những công trình này không?...Trong khi chính tại địa bàn xây công trình trên là phường Hòa Minh đang có gần 2.000 hộ nghèo. Nhiều bạn đọc thử làm phép tính nhẩm và nhanh chóng đưa ra đáp án, 13 tỷ đồng có thể xây được hơn 100 căn nhà chắc chắn cho người nghèo.
Ông Đàm Quang Hưng cho rằng 13 tỷ đồng làm tường rào chỉ mới nói.
Trao đổi với PV, Chủ tịch quận Liên Chiểu Đàm Quang Hưng cho biết con số 13 tỷ đồng để xây tường rào, cổng Trung tâm VHTT quận Liên Chiểu mới nói, chưa chính xác.
"Không phải xin cái này để làm tường rào cổng ngõ. Xây tường rào cổng ngõ là để bảo vệ trung tâm văn hóa. Còn kinh phí nói vậy thôi, báo vậy thôi chứ làm gì có 13 tỷ. Chẳng qua mình báo, mình xin chủ trương làm tường rào cổng ngõ nhưng thực hiện cả giai đoạn 3. Giai đoạn 3 còn nhiều hạng mục để phục vụ trung tâm văn hóa như kè hồ Bàu 6, mặt cỏ tự nhiên sân bóng mất 6 tỷ hoặc cỏ nhân tạo. Cái này cũng chưa chính xác", ông Hưng nói.
Nhân viên viết chưa chuẩn?
Vị Chủ tịch quận Liên Chiểu phân trần rằng, "do nói vắn tắt" nên bỏ qua không nói đến các công trình khác trong giai đoạn 3 trong buổi làm việc với Chủ tịch thành phố. Tuy nhiên, trong báo cáo số 220/BC-UBND của quận Liên Chiểu do ông Hưng ký và gửi cho các sở ban ngành và ông Huỳnh Đức Thơ tại buổi làm việc ngày 13.9 đều ghi rõ: "UBND quận kính đề nghị UBND thành phố cho chủ trương đầu tư xây dựng Tường rào, cổng ngõ Trung tâm VHTT quân Liên Chiểu với tổng mức đầu tư dự kiến là 13 tỷ đồng từ nguồn ngân sách thành phố để sớm đưa công trình vào hoạt động".
Về những thông tin cụ thể, rõ ràng trong báo cáo 220/BC-UBND, ông Hưng cho rằng: "Nhiều khi các anh không biết chứ làm gì có riêng tường rào cổng ngõ...Cái này là do nhân viên viết tắt mà không biết chấm chấm nên mọi người không biết tường rào cổng ngõ hay cái gì".
Văn bản ghi rõ xin 13 tỷ đồng xây tường rào cổng ngỏ quận Liên Chiểu (ảnh Đình Thiên)
Cũng tại buổi làm việc, khi phóng viên muốn biết công trình dự án Trung tâm VHTT quận Liên Chiểu có bao nhiêu giai đoạn và tổng dự toán bao nhiêu, sau một chút ngần ngừ, ông Đàm Quang Hưng bốc máy điện thoại cho nhân viên để nắm thông tin và cho biết, dự án Trung tâm VHTT quận Liên Chiểu (Đà Nẵng) có 3 giai đoạn với kinh phí 56 tỷ đồng. Hiện nay đang thi công giai đoạn 2 với các công trình như nhà thi đấu đa năng, cấp thoát nước, cây xanh...Công trình này rộng 12ha, là công trình đón đầu sự phát triển của quận.
"Trước đó xin làm tường rào, thành phố không cho. Phải làm tường, cổng để bảo vệ các công trình đã xây dựng. Tuy nhiên, số tiền 13 tỷ mới báo vậy. Phải qua nhiều khâu thẩm định rồi mới được phê duyệt. Quận sẽ tính toán lại phương án nên làm tường rào mềm bằng cây xanh, làm cỏ nhân tạo hay cỏ tự nhiên rồi mới làm dự toán mới gửi lại thành phố", ông Hưng cho hay.
Theo Danviet
Dự báo thời tiết hôm nay (15.9): Tin nhanh về cơn bão số 10, bão đang cách Đèo Ngang 140km Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 20- 25km và còn mạnh thêm. Bão số 10 đổ bộ vào Nghệ An - Quảng Trị, gió giật cấp 15 Thông tin mới nhất về cơn bão số 10 do Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương phát đi lúc 06...