Gần lễ Eid Al-Fitr, số ca mắc Covid-19 tại Indonesia tăng cao kỉ lục
Hàng triệu người Indonesia vẫn quyết tâm về quê và thực hiện lời cầu nguyện đón ngày lễ tại nhà thờ và trên các cánh đồng.
Chỉ còn 3 ngày nữa, người Hồi giáo tại Indonesia sẽ đón ngày lễ lớn Eid Al-Fitri trong bối cảnh số ca mắc và tử vong do Covid-19 tiếp tục tăng nhanh.
Chính phủ Indonesia ngày hôm nay thông báo, số ca mắc Covid-19 tại Indonesia tăng cao kỉ lục khi thêm 938 ca, nâng tổng số ca mắc Covid-19 tại Indonesia lên thành 20.162 ca, trong đó có 1.278 người tử vong và 4.575 người bình phục.
Quốc gia có số dân Hồi giáo đông nhất thế giới này đang đứng trước thềm lễ Eid Al-Fitri, ngày lễ lớn của người Hồi giáo, đánh dấu sự kết thúc của tháng Ramadan nhịn ăn linh thiêng.
Nhà thờ Hồi giáo Cut Meutia tại Jakarta đóng cửa trước ngày lễ.
Trong cuộc họp báo trực tuyến ngày hôm nay (21/5), Bộ trưởng Tôn giáo Indonesia, ông Purn Fachril Razai kêu gọi các tín đồ Hồi giáo không về quê theo lệnh cấm của chính phủ, thay vào đó có thể thăm hỏi người thân và bạn bè qua mạng xã hội. Ông cũng kêu gọi người dân không đến các nhà thờ cầu nguyện, thay vào đó là những lời cầu nguyện tại nhà với gia đình. Theo Bộ trưởng Tôn giáo Indonesia, người dân phải tuân thủ nghiêm ngặt khuyến nghị này nếu không số ca mắc Covid-19 tại Indonesia sẽ tiếp tục tăng lên và những gì người dân và chính phủ cố gắng trong thời gian qua để ngăn chặn chuỗi lây lan của đại dịch toàn cầu sẽ trở nên vô ích.
Video đang HOT
Cùng ngày, trưởng nhóm chuyên gia của lực lượng phản ứng nhanh với Covid-19 Indonesia, ông Wiku Adisasmito dự đoán, ngày lễ lớn Eid Al-Fitri là một thách thức cho chính quyền trong việc ứng phó với dịch Covid-19 tại Indonesia khi một bộ phận người dân đã về quê trước đó sẽ sớm trở lại thành phố sau lễ này. Theo ông Wiku, bất chấp lệnh cấm của chính phủ, hàng triệu người Indonesia vẫn quyết tâm về quê và thực hiện lời cầu nguyện đón ngày lễ tại nhà thờ và trên các cánh đồng.
Du lịch Indonesia sẵn sàng bước vào "tình trạng bình thường mới"
Chính phủ Indonesia đã lên kế hoạch phát triển ngành du lịch trong điều kiện "bình thường mới" sau đại dịch Covid-19.
Dịch Covid-19 bùng phát đã ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế của quốc gia vạn đảo Indonesia. Trong đó, ngành du lịch được coi là "xương sống của nền kinh tế" nước này chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
Đảo du lịch Bali đông đảo du khách trước khi đại dịch bùng phát.
Trong diễn đàn du lịch Indonesia cuối tuần qua, Bộ trưởng Bộ Du lịch và Kinh tế Sáng tạo Indonesia ông Wishnutama Kusubandio nhấn mạnh, Indonesia cần bình thường hoá ngành du lịch sau đại dịch càng sớm càng tốt.
Phát triển du lịch trong điều kiện "bình thường mới" không chỉ giới hạn trong việc sử dụng công nghệ và phương tiện kỹ thuật số cho lĩnh vực này, mà còn phải làm cho lĩnh vực du lịch trở nên "toàn diện hơn, kiên cường hơn và quan trọng nhất là phát triển bền vững".
8 nội dung trong kế hoạch khôi phục ngành du lịch trong điều kiện "bình thường mới" của Indonesia bao gồm quản lý thảm hoạ, nâng cao kĩ năng của nhân viên du lịch chuyên nghiệp, tạo thêm giá trị gia tăng cho các sản phẩm du lịch, hoà nhạc trong ngành du lịch, phát triển du lịch bền vững và bảo vệ môi trường, hợp tác và chuỗi giá trị, du lịch vì lợi ích đặc biệt và du lịch sinh thái, cuối cùng là quản lý điểm đến và tổ chức.
Bộ trưởng Wishnutama nhận định, tình trạng "bình thường mới" sau đại dịch chính là chú trọng đến những nhu cầu cơ bản của du khách. Nhu cầu đầu tiên là nhu cầu về sự vệ sinh và sạch sẽ. Do đó, Quỹ phân bổ đặc biệt (DAK) của Bộ Du lịch và Kinh tế sáng tạo Indonesia sẽ được dùng để sửa chữa và xây dựng các nhà vệ sinh.
Nhu cầu cơ bản tiếp theo của du khách là sự an toàn. Từ trước khi dịch Covid-19 tấn công đất nước này, Bộ Du lịch và Kinh tế Sáng tạo Indonesia đã phối hợp với các ban ngành liên quan xây dựng chiến lược phát triển du lịch, trong đó có hạng mục xây dựng các cơ sở hạ tầng an toàn.
Cuối cùng, Bộ du lịch và Kinh tế Indonesia chú trọng tới giao thức y tế trong ngành du lịch. Từ hãng hàng không, nhà hàng, khách sạn đều phải xây dựng, tuân thủ nghiêm ngặt các giao thức về y tế và cần có chứng nhận về vấn đề này để tạo cảm giác an toàn cho khách du lịch.
Borobudur, Đền thờ Phật giáo lớn nhất thế giới tại Indonesia.
Dịch vụ lưu trú và nhà hàng sẽ triển khai hệ thống "tự kiểm tra" và "tự phục vụ" cho người tiêu dùng để đảm bảo duy trì vệ sinh. Làm sao để khách du lịch trong và ngoài nước cảm nhận được rằng, sức khoẻ và sự an toàn của họ là ưu tiên hàng đầu của chính phủ Indonesia.
Bộ Du lịch và Kinh tế sáng tạo Indonesia cũng thành lập nhiều trung tâm sáng tạo khác nhau để khai thác tiềm năng ở mỗi điểm đến. Các trung tâm này có nhiệm vụ đào tạo, huấn luyện nhân viên xây dựng các chương trình tham quan sáng tạo, giúp du khách tìm hiểu và khám phá các điểm đến một cách mới mẻ và thú vị. Bên cạnh đó, ngành du lịch Indonesia cũng phát triển các dịch vụ du lịch ảo để phục vụ nhu cầu khám phá của du khách.
Theo số liệu của Bộ Du lịch và Kinh tế sáng tạo Indonesia, tháng 3 năm 2020, số khách du lịch nước ngoài tại Indonesia đã giảm 470.000 lượt (64,11%) so với cùng kì năm ngoái. Năm 2019, doanh thu ngành du lịch Indonesia đạt hơn 20 tỷ USD.
Trước khi dịch Covid-19 bùng phát tại Indonesia, chính phủ nước này ước tính, sẽ có khoảng 16 triệu lượt khách quốc tế sẽ đến Indonesia. Khi đại dịch bắt đầu gõ cửa đất nước này vào ngày 2/3/2020 và lan rộng một cách nhanh chóng, chính phủ ước tính con số này sẽ giảm khoảng 50%, có nghĩa là có khoảng 5 triệu du khách quốc tế sẽ đến Indonesia năm 2020. Ông Kusubandio lạc quan cho rằng, ngành du lịch Indonesia sẽ tiếp tục khởi sắc sau khi đại dịch kết thúc.
Hiện nay, Bộ Du lịch và Kinh tế sáng tạo Indonesia cũng đang phối hợp với chính quyền tỉnh Bali để xây dựng và thử nghiệm việc phát triển du lịch trong điều kiện "bình thường mới", theo đó tuyên truyền người dân duy trì thói quen giữ vệ sịnh và lối sống sạch sẽ, thường xuyên kiểm tra nhiệt độ cơ thể, rửa tay, đeo khẩu trang, sử dụng chất khử trùng, giữ khoảng cách trong xã hội.
Số lượng khách du lịch tới đảo thiên đường du lịch Bali tháng 3 vừa qua đã sụt giảm 62% và tới tháng 4/2020 không có khách du lịch nào tới Bali. Người đứng đầu Văn phòng Du lịch Bali Putu khẳng định, hòn đảo này đang từng bước xây dựng và củng cố niềm tin đối với khách du lịch về sự an toàn nơi đây.
Người Hồi giáo giữ vững tinh thần Ramadan trước đại dịch Covid-19 Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 lan rộng, tháng lễ Ramadan của người Hồi giáo năm nay sẽ diễn ra rất khác biệt so với mọi khi. Chỉ còn vài ngày nữa, hơn 1,8 tỷ người Hồi giáo trên thế giới sẽ bước vào Ramadan, tháng lễ linh thiêng nhất đối với người Hồi giáo. Tháng lễ được mong chờ nhất của người...