Gắn kết thương hiệu quốc gia tích cực với hoạt động thu hút đầu tư
Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam sẽ đẩy mạnh gắn kết thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp với các hoạt động thu hút đầu tư, quảng bá văn hóa, du lịch, từ đó xây dựng thương hiệu quốc gia Việt Nam hấp dẫn trên thị trường quốc tế.
Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam (Vietnam Value) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, giao Bộ Công Thương là cơ quan đầu mối, phối hợp với các Bộ, ngành triển khai thực hiện từ năm 2003.
Đây là Chương trình duy nhất của Chính phủ Việt Nam, được triển khai với mục đích quảng bá hình ảnh quốc gia, thương hiệu quốc gia thông qua thương hiệu sản phẩm.
Diễn đàn Thương hiệu Việt Nam 2019 là một trong những hoạt động chính nằm trong khuôn khổ Tuần lễ Thương hiệu quốc gia năm nay, cũng là nơi các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp, chuyên gia trong nước và quốc tế chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi, định hướng xây dựng phát triển Thương hiệu Quốc gia Việt Nam, gắn với hình ảnh quốc gia có hàng hóa và dịch vụ đa dạng, phong phú, với chất lượng cao, đặc biệt trong bối cảnh chiến lược cạnh tranh bằng thương hiệu đang diễn ra mạnh mẽ và sâu rộng trên thế giới.
Phát biểu khai mạc Diễn đàn Thương hiệu Việt Nam 2019, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết, trải qua 12 năm tổ chức thường niên, Diễn đàn Thương hiệu Việt Nam đã và đang trở thành cầu nối chuyển tải những khó khăn, vướng mắc của cộng đồng doanh nghiệp tới các cơ quan Chính phủ nhằm đưa ra những giải pháp, kế hoạch hành động cụ thể để xây dựng và phát triển Thương hiệu quốc gia Việt Nam.
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải khẳng định vai trò cầu nối quan trọng của Diễn đàn Thương hiệu Việt Nam đối với doanh nghiệp và Chính phủ
Đáng chú ý, theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, trong thời gian tới, Bộ Công Thương, với vai trò là Cơ quan Thường trực Hội đồng Thương hiệu Quốc gia Việt Nam, định hướng sẽ nâng tầm hoạt động của Diễn đàn, phát huy sự lan tỏa, khơi dậy sự nỗ lực của các ngành, các cấp và nhiệt huyết của cộng đồng doanh nghiệp trong công cuộc xây dựng và phát triển thương hiệu theo hướng bền vững.
Thứ trưởng cũng cho rằng, chủ đề của Diễn đàn ngày hôm nay – “Định hướng Chiến lược Thương hiệu Quốc gia Việt Nam” – được đưa ra kịp thời, trong bối cảnh đã có hơn 80 quốc gia đang triển khai chương trình xây dựng thương hiệu quốc gia để phát triển thương hiệu sản phẩm ra thị trường nước ngoài. Do vậy, việc Việt Nam triển khai xây dựng Chiến lược Thương hiệu quốc gia phù hợp với xu hướng phát triển mới là hết sức cần thiết.
Diễn đàn Thương hiệu Việt Nam 2019 được kỳ vọng là nơi trao đổi và thảo luận, đối thoại thẳng thắn về những vấn đề liên quan đến phát triển thương hiệu doanh nghiệp, thương hiệu sản phẩm, thương hiệu ngành hàng, thương hiệu địa phương và thương hiệu quốc gia.
Video đang HOT
“Trao đổi để thấy rõ những đóng góp quan trọng của doanh nghiệp Việt Nam, hàng Việt Nam trong việc tạo dựng hình ảnh Việt Nam trong con mắt người tiêu dùng Việt Nam cũng như nhà nhập khẩu, người tiêu dùng quốc tế”, Thứ trưởng Bộ Công Thương nhấn mạnh.
Toàn cảnh Diễn đàn Thương hiệu Việt Nam 2019
Ông Vũ Bá Phú – Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, thông qua Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam, nhiều tập đoàn và doanh nghiệp Việt Nam đã ý thức được vai trò quan trọng của thương hiệu như là chìa khóa giúp gia tăng giá trị cho sản phẩm cũng như giá trị của doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp đã từng bước xây dựng, phát triển và quản trị thương hiệu của mình, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và khẳng định vị trí trên thị trường trong và ngoài nước.
Do đó, số lượng doanh nghiệp được công nhận có sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia tăng đều qua các thời kỳ (cụ thể: năm 2008: 30 doanh nghiệp; 2010: 43 doanh nghiệp; 2012: 54 doanh nghiệp; 2014: 63 doanh nghiệp; 2016: 88 doanh nghiệp và tại Lễ công bố lần thứ 6 diễn ra vào năm 2018, đã có 97 doanh nghiệp được công nhận).
Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại Vũ Bá Phú cho biết các doanh nghiệp Việt đã từng bước xây dựng, phát triển và quản trị thương hiệu, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và khẳng định vị trí trên thị trường trong và ngoài nước
Đến nay, Chương trình đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và cộng đồng doanh nghiệp về tầm quan trọng của việc xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu; tôn vinh các thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp tiêu biểu đại diện cho thương hiệu quốc gia Việt Nam và hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao năng lực kinh doanh và gia tăng giá trị cho sản phẩm. Thông qua các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, Chương trình đã góp phần tạo dựng uy tín cho hàng hóa mang thương hiệu Việt Nam và tăng cường nhận biết đối với các sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam, tạo sự tin cậy, ưa thích của người tiêu dùng trong và ngoài nước đối với hàng hóa, dịch vụ và nhà sản xuất Việt Nam.
Theo đại diện Cục Xúc tiến thương mại, để nâng cao thế mạnh của Thương hiệu quốc gia Việt Nam, tạo một chiến lược quảng bá đồng bộ, nhất quán và chuyên nghiệp về thương hiệu Việt Nam trên thị trường thế giới, thực hiện theo Nghị định số 28/2018/NĐ-CP, Bộ Công Thương đang xây dựng và sẽ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam trong giai đoạn mới và dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế xây dựng. quản lý và thực hiện Chương trình Thương hiệu quốc gia.
Cùng với đó, năm 2018, Cục Xúc tiến thương mại đã phối hợp với các chuyên gia về thương hiệu thực hiện một số cuộc khảo sát và nghiên cứu như: khảo sát về thực trạng nhận thức của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp về Chương trình Thương hiệu quốc gia và phân tích kinh nghiệm của một số nước trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia, đồng thời sử dụng kết quả các cuộc nghiên cứu này để tổng hợp và soạn thảo các bản dự thảo Đề án Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình Thương hiệu quốc gia.
Các đại biểu thăm quan Triển lãm ảnh thành tựu của Chương trình Thương hiệu Quốc gia
Nội dung của Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam trong giai đoạn mới sẽ có sự gắn kết thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp với các hoạt động thu hút đầu tư, quảng bá văn hóa, du lịch, từ đó xây dựng thương hiệu quốc gia Việt Nam trở thành hình ảnh tích cực, hấp dẫn và thu hút đối với các nhà nhập khẩu, các du khách, nhà đầu tư, người lao động và người tiêu dùng trên thị trường trong nước và quốc tế. Đề án cũng nêu lên cơ chế phối hợp giữa các Bộ, ngành, các địa phương, các tổ chức chính trị xã hội, các doạnh nghiệp và cá nhân liên quan trong tổ chức thực hiện Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam.
Ngoài ra, Cục Xúc tiến thương mại cũng đang cân nhắc, bên cạnh việc công nhận các doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia, trong giai đoạn mới, Chương trình sẽ triển khai công nhận các nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý và đẩy mạnh hoạt động quảng bá, truyền thông cho các thương hiệu này.
Theo đó, Đề án Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam và Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt được kỳ vọng sẽ tạo ra một chính sách, cơ chế thống nhất, đồng thuận, nhất quán trên phạm vi cả nước, từ trung ương đến địa phương, giữa các Bộ, ngành, tổ chức trong xây dựng, quảng bá thương hiệu, hình ảnh quốc gia Việt Nam.
Theo TCCT
Khiển trách, kiểm điểm 3 cán bộ vụ xe biển xanh đón người nhà Bộ trưởng
Chiều 5/4, Bộ Công Thương họp báo thường kỳ Quý I/2019. Cuộc họp được "hâm nóng" trước những bất cập thời gian qua như: danh tính 3 cán bộ bị đề xuất kỷ luật vụ xe biển xanh đón người nhà bộ trưởng, điều hành giá xăng dầu thời gian qua và việc thành lập thêm Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.
Giá xăng dầu luôn là mối quan tâm của người tiêu dùng ảnh: hồng vĩnh
Trả lời câu hỏi của Tiền Phong liên quan tới việc công khai danh tính 3 cán bộ bị đề xuất kỷ luật liên quan tới chuyện điều xe công (xe biển xanh) của Bộ Công Thương đón người nhà bộ trưởng, Phó Chánh Văn phòng Bộ Công Thương Đỗ Ngọc Hưng cho biết: Ba cá nhân bị đề xuất kỷ luật gồm: Phó Chănh văn phòng Đỗ Văn Côi; Trưởng phòng Lễ tân Đào Tùng Lâm; Chuyên viên Phòng Lễ tân Đào Duy Hưng. Trong đó, hai người bị đề nghị khiển trách, một người kiểm điểm rút kinh nghiệm. Mức kỷ luật trên, theo ông Hưng, là căn cứ nội dung và kết quả kiểm tra rà soát, xem xét kỹ vụ việc, trong bối cảnh thực tế, quá trình công tác, đóng góp cá nhân, theo các quy định hiện hành và là kiến nghị của Hội đồng kỷ luật Bộ Công Thương. Ban cán sự đảng Bộ Công Thương sẽ họp, rà soát, xem mức kỷ luật như vậy đã thỏa đáng chưa để đưa ra quyết định cuối cùng.
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nói: Trong sự việc này, Bộ Công Thương sẽ làm hết trách nhiệm. Hội đồng kỷ luật có quyền ra luôn quyết định với bộ phận cán bộ lễ tân, nhưng cấp lãnh đạo Văn phòng Bộ thì phải Ban cán sự Đảng Bộ xem xét. "Hiện các thứ trưởng, bộ trưởng đều đi công tác, nên chưa họp kỷ luật. Bộ sẽ làm đúng thẩm quyền của mình, với tinh thần trách nhiệm cao, khách quan", ông Hải nói.
Trả lời câu hỏi của Tiền Phong về cơ sở đề xuất lập Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thuộc Bộ Công Thương với số lượng nhân sự 155 biên chế, ông Nguyễn Sinh Nhật Tân, Cục trưởng Cục Quản lý Cạnh tranh - Bảo vệ người tiêu dùng cho biết, dự thảo nghị định về ủy ban này theo quy định của Luật Cạnh tranh 2018 (có hiệu lực từ 1/7/2019). Theo đó, Ủy ban này thuộc Bộ Công Thương. "Ủy ban ngoài nhiệm vụ theo Luật Cạnh tranh còn thực hiện chức năng bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tổ chức này đảm bảo đúng quy định, tinh gọn bộ máy, giải quyết công việc hiệu quả hơn", ông Tân nói. Theo đó, Ủy ban thành lập trên cơ sở sáp nhập Cục Quản lý Cạnh tranh - Bảo vệ Người tiêu dùng với Hội Đồng cạnh tranh.
Về đề xuất tăng nhân sự từ 68 biên chế hiện có của 2 cơ quan dự kiến sáp nhập thành Uỷ ban lên 155 biên chế, theo ông Tân, do Luật Cạnh tranh đặt ra nhiều nhiệm vụ, công việc phức tạp hơn nên phải tăng nhân sự. Tuy nhiên, số nhân sự tăng thêm được điều chuyển từ bộ máy biên chế của Bộ Công Thương, không phải xin tăng và tuyển dụng thêm.
Không phải âm Quỹ Bình ổn giá nên thiếu xăng A95
Trả lời câu hỏi liên quan đến điều hành giá xăng dầu, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nói, thị trường xăng dầu đã dần tiến sát cơ chế thị trường. "Cả nước có 28 đầu mối được xuất - nhập khẩu và kinh doanh bán lẻ xăng dầu. Dự kiến thời gian tới đầu mối được xuất - nhập khẩu trực tiếp xăng dầu sẽ còn tăng, Bộ Công Thương đang xem xét cấp phép thêm cho các doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện theo Nghị định 83", ông Hải nói.
Về điều hành giá, theo ông Hải, Nghị định 83 đã quy định rõ công thức: liên ngành Công Thương - Tài chính chỉ điều tiết giá qua điều chỉnh mức trích quỹ bình ổn giá xăng dầu. Quỹ này được trích 300 đồng mỗi lít xăng dầu khi nhập về, nằm ở doanh nghiệp đầu mối, không phải nằm ở cơ quan quản lý nhà nước.
"Việc trích quỹ bình ổn giá doanh nghiệp chỉ được thực hiện khi có quyết định của cơ quan nhà nước. Với những doanh nghiệp mới thành lập, quỹ kết dư chưa nhiều, thì khi trích nhiều tất yếu sẽ bị âm. Còn những đầu mối lớn, hoạt động lâu quỹ đều kết dư, nên thực tế chỉ có 9/28 đầu mối âm quỹ bình ổn. Cá nhân tôi không muốn tồn tại quỹ bình ổn giá, tốt nhất là nên bỏ quỹ này đi. Tuy nhiên, do thị trường xăng dầu vẫn chưa hoàn toàn vận hành theo đúng quy luật bản chất thị trường, còn có sự điều hành của nhà nước, nên vẫn cần thiết phải có quỹ bình ổn", ông Hải nói.
Về kỳ điều hành giá hôm 2/4 bị dư luận phản ứng khi tăng mạnh trong khi bình quân giá xăng dầu thế giới không nhiều đột biến, lãnh đạo Bộ Công Thương bèn lật lại kỳ điều chỉnh giá trước đó (ngày 18/3) để chứng minh: giá xăng dầu trong nước không tăng, trong khi thế giới tăng. Việc này, do trùng thời điểm đã quyết định tăng giá điện vào ngày 20/3, nên không thể tăng thêm giá xăng dầu, sẽ dẫn tới tăng kép, ảnh hưởng tâm lý người dân và giá cả các mặt hàng khác. Do đó, thay vì tăng giá xăng dầu ở kỳ trước đó, Liên bộ Công Thương -Tài chính đã áp dụng biện pháp trích quỹ bình ổn hơn 2.000 đồng mỗi lít xăng, dầu để giữ giá bán lẻ.
"Vì vậy, ở kỳ điều chỉnh ngày 2/4, cùng với giữ mức trích quỹ bình ổn cao như ở kỳ điều chỉnh trước đó, kết hợp với tăng thêm mỗi lít xăng dầu hơn 1.000 đồng. Vì nếu tiếp tục trích quỹ để giữ giá thì quỹ lấy tiền đâu nữa mà bù", ông Hải nói thêm. Ngoài ra, sự cố xảy ra tại nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn ngày 24/2 đã dẫn tới thiếu xăng A95 ở một số cây xăng, và phải tới ngày 28/2, nhà máy mới sản xuất trở lại xăng A95. Hiện sản phẩm xăng của nhà máy Nghi Sơn chiếm khoảng 40% thị phần xăng bán lẻ trong nước.
Theo TPO
Thứ trưởng Bộ Công Thương: 'Giá xăng đáng lẽ phải tăng hơn 3.000 đồng/lít' Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho hay đối với xăng E5 RON 92, nếu không bù mức tăng có thể cao hơn, cụ thể, để "chỉ tăng" 1.377 đồng/lít thì quỹ bình ổn phải chi bù 2.242 đồng/lít, nếu không sẽ tăng 3.019 đồng/lít. Tương tự xăng RON 95, quỹ bình ổn phải bù 1.304 đồng/lít, để chỉ tăng 1.484 đồng/lít, nếu không...