Gắn kết sản xuất để thu hút đầu tư vào ngành muối
Chiều 21/1, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội thảo Xúc tiến đầu tư và liên kết sản xuất tiêu thụ muối giữa hợp tác xã, doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ muối.
Diêm dân huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu thu hoạch muối. Ảnh: Huỳnh Sử/TTXVN
Theo Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, diện tích sản xuất muối cả nước năm 2021 gần 11.400 ha. Diện tích giảm dần trong những năm gần đây do thu nhập từ sản xuất muối thấp. Người dân đã dần chuyển đổi diện tích sản xuất kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy hải sản hoặc chuyển sang làm nghề khác nên có một số diện tích sản xuất muối bị bỏ hoang. Sản lượng muối hàng năm đạt trên 1 triệu tấn.
Cả nước có 19 tỉnh sản xuất muối trải dài từ Bắc vào Nam. Phương pháp sản xuất muối gồm: phơi cát truyền thống với trên 1.000 ha ở 5 tỉnh phía Bắc; phơi nước tập chủ yếu ở 3 tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận với trên 3.500 ha; phơi nước phân tán với trên 6.780 ha, chiếm 60 % diện tích sản xuất muối cả nước. Hiện có 4 nhóm chính là muối thô, muối tinh, muối công nghiệp và muối thực phẩm. Bước đầu đã hình thành được vùng sản xuất muối công nghiệp tại 3 tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.
Để phát triển sản phẩm muối gắn với chất lượng, thương hiệu, ông Lê Đức Thịnh, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn cho biết, nhiều địa phương đã xây dựng được thương hiệu và chỉ dẫn địa lý, phát triển sản phẩm muối OCOP như: sản phẩm muối tinh của Công ty cổ phần Muối và thương mại Bạc Liêu đạt OCOP 4 sao; sản phẩm Muối Đề Gi của tỉnh Bình Định đã được xác lập quyền sở hữu công nghiệp với nhãn hiệu chứng nhận gắn với địa danh “Đề Gi”; muối tre Kosal của Quảng Bình đạt OCOP 3 sao…
Đối với thị trường xuất khẩu, hiện tại sản phẩm muối biển sạch giàu vi lượng có lợi sức khỏe của Việt Nam đã xuất khẩu sang một số nước như: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc,… nhưng số lượng còn ít, mỗi năm xuất khẩu khoảng 20.000 – 40.000 tấn muối sạch. Các doanh nghiệp đang thúc đẩy, tìm kiếm thị trường nước ngoài để xuất khẩu muối nhằm đem lại giá trị kinh tế cao hơn.
Bà Hoàng Thị Tố Nga, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Định cho biết, Nam Định là tỉnh còn nhiều diện tích muối ở miền Bắc, sản xuất chủ yếu là thủ công. Mỗi năm sản xuất được gần 100.000 tấn. Nghề sản xuất muối khó khăn do hạ tầng xuống cấp.
Nam Định có 3 chuỗi liên kết được chứng nhận sản phẩm an toàn. Các doanh nghiệp đã mạnh dạn chuyển sang chế biến sâu. Từ 2018, muối Nam Định đã xuất khẩu sang Nhật Bản. Để phục vụ cho chế biến, nhiều doanh nghiệp đã phải nhập muối từ các tỉnh khác, đặc biệt là muối phơi cát để chế biến.
Video đang HOT
Là 1 trong 3 địa phương có sản xuất muối công nghiệp lớn, đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Thuận mong muốn có nhà máy hóa chất được đặt tại tỉnh để giúp tiêu thụ muối sản xuất quy mô công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Ông Bùi Xuân Long, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần muối Việt cho biết, hiện giá muối đang lên. Năm 2022, nhu cầu muối sẽ rất cao, giá sẽ tiếp tục tăng cao. Muối nguyên liệu đang khan hiếm. Doanh nghiệp đang sản xuất 3 ca liên tục nhưng không đủ đáp ứng thị trường trong nước. Nhu cầu doanh nghiệp chế biến cao nhưng doanh nghiệp vẫn thiếu muối.
Nguyên nhân được ông Bùi Xuân Long chỉ ra là do làm muối thô, cạnh tranh khó. Việt Nam có lợi thế sản xuất muối, nhưng nhiều doanh nghiệp muốn đầu tư chế biến lại gặp khó bởi nguyên liệu. Việt Nam cũng có nhu cầu muối lớn không phải để ăn mà cho các ngành nghề khác.
Ông Bùi Xuân Long cho biết, ông đã tính đến tư vấn một số doanh nghiệp đầu tư vào Ninh Thuận hay Phú Yên nhưng cũng rất khó bởi không thể liên kết được nông dân. Kêu gọi đầu tư nhưng diêm dân vẫn giữ tư duy mỗi người một mảnh ruộng. Diêm dân không có kỹ năng, kiến thức là làm để làm gì, làm cho ai. Do đó, địa phương phải có định hướng liên kết diêm dân để sản xuất muối theo loại doanh nghiệp cần. Cái khó thứ hai là việc đưa muối từ ruộng đến nhà máy, chi phí rất cao do hạ tầng kém.
Ông Lê Đức Thịnh cũng thừa nhận, cả nước có khoảng 14.000 hộ sản xuất muối nhưng mới có có 37 hợp tác xã muối, 2 tổ hợp tác.
Để phát triển ngành muối theo hướng hiệu quả, bền vững trên cơ sở tận dụng tối đa lợi thế của các địa phương có truyền thống sản xuất muối, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1325/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển ngành muối giai đoạn 2021-2030. Thực hiện Quyết định số 1325/QĐ-TTg, Bộ Nông nghiệp và Phát riển nông thôn triển khai đang xây dựng Đề án nâng cao chất lượng và chuỗi giá trị ngành hàng muối Việt Nam giai đoạn 2021 – 2025, Đề án được thực hiện trên địa bàn của 7 tỉnh: Nam Định, Thái Bình, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bến Tre, Bạc Liêu.
Ông Lê Đức Thịnh cho rằng, tái cơ cấu ngành muối là vấn đề cấp bách hiện nay không chỉ để đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn cần phải xuất khẩu, khẳng định thương hiệu muối Việt Nam, không những góp phần ổn định sinh kế cho diêm dân mà còn tránh được số tiền lớn phải bỏ ra nhập khẩu mỗi năm.
Thời gian tới ngành cần củng cố, phát triển và thành lập mới hợp tác xã diêm nghiệp; phát triển chế biến, đa dạng hóa và nâng cao giá trị sản phẩm muối. Đồng thời, xây dựng khu sản xuất muối công nghệ cao với các sản phẩm muối tinh, làm đẹp, sản phẩm muối tâm linh, muối sức khỏe kết hợp du lịch trải nghiệm.
Ngành muối cần phát triển liên kết chuỗi liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm muối; xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm muối cho sản phẩm muối của các hợp tác xã, doanh nghiệp tham gia liên kết.
Ngoài ra, ngành cũng hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã áp dụng chương trình quản lý chất lượng sản phẩm tiên tiến như: HACCP, ISO; thiết kế mẫu nhãn sản phẩm, bao bì đóng gói, bảo hộ thương hiệu, nghiên cứu sản phẩm mới đặc biệt là các sản phẩm chất lượng cao, sản phẩm muối dược liệu phục vụ chăm sóc sức khỏe người tiêu dùng, xây dựng các sản phẩm OCOP về muối…
Tạo môi trường thông thoáng, minh bạch thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp
Trưởng ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng Lê Trung Kiên cho biết, năm 2022, Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng chỉ đạo các đơn vị trực thuộc đơn giản, minh bạch các thủ tục đầu tư để các khu công nghiệp nằm trong Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng tiếp tục là điểm đến hấp dẫn trong thu hút đầu tư của cả nước.
Cảng Quốc tế Lạch Huyện tại Hải Phòng. Ảnh tư liệu: Đức Nghĩa/TTXVN phát
Theo đó, các đơn vị nghiên cứu, cải cách quy trình tiếp nhận, hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính của doanh nghiệp theo hướng, văn bản giấy tờ nào bắt buộc phải lưu trữ theo quy định của pháp luật mới cần nộp lại, hạn chế tối đa việc yêu cầu doanh nghiệp phải nộp giấy tờ đã gửi nhiều lần trước đó. Hồ sơ, giấy tờ cần quy về một đầu mối. Các đơn vị liên quan giải quyết các thủ tục sẽ lấy dữ liệu từ bộ phận này.
Ban cũng sẽ duy trì hiệu quả các kênh tiếp nhận thông tin phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp như thông qua đường dây nóng, hộp thư điện tử, đồng thời tiếp tục tổ chức hội nghị đối thoại hàng tháng, hàng quý hoặc đột xuất để tiếp nhận, giải quyết các ý kiến kiến nghị, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Theo ông Lê Trung Kiên, năm 2022, Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng chủ động xúc tiến và thu hút đầu tư có chọn lọc theo định hướng phát triển ba trụ cột trong phát triển kinh tế đã được xác định trong Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ thành phố Hải Phòng là công nghiệp công nghệ cao, cảng biển - logistics, du lịch - thương mại.
Việc xúc tiến đầu tư sẽ theo phương án tại chỗ, trực tiếp kết hợp với trực tuyến. Các dự án được mời gọi đầu tư là các dự án lớn, công nghệ cao có vai trò dẫn dắt, đóng góp lớn cho thành phố; trong đó, thu hút vốn FDI theo bốn định hướng lớn là chất lượng, hiệu quả, phát triển bền vững, có sự cam kết chuyển giao công nghệ và lao động có kỹ năng cao.
Năm 2022, Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng phấn đấu thu hút đầu tư nước ngoài đạt từ 2,5 đến 3 tỷ USD. Ban cũng tích cực phối hợp với các cơ quan liên quan để khởi công Dự án Khu phi thuế quan-logistics và công nghiệp Lạch Huyện.
Đối với các nhiệm vụ khác, năm 2022, Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng sẽ chủ trì trình phê duyệt điều chỉnh nhiệm vụ, đồ án quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế Đình Vũ Cát Hải sau khi Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương điều chỉnh. Ban thẩm định, trình Ủy ban nhân dân thành phố, Thành ủy Hải Phòng phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 Khu công nghiệp Tràng Duệ 3 (huyện An Dương), Khu phi thuế quan-logistics và công nghiệp Lạch Huyện (huyện Cát Hải), Khu công nghiệp Tiên Thanh (huyện Tiên Lãng), Khu công nghiệp Giang Biên (huyện Vĩnh Bảo).
Ban còn phối hợp với các nhà đầu tư thành lập các quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 các khu đô thị, khu logictics khác và triển khai các thủ tục để xây dựng dự án khu nhà công nhân của một số công ty như Công ty TNHH LG Display Việt Nam Hải Phòng, Công ty TNHH Regina Miracle International Việt Nam. Đẩy mạnh việc triển khai các khu công nghiệp, các dự án trọng điểm.
Năm 2021, Hải Phòng là điểm sáng về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Theo Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng, năm qua, khu kinh tế, các khu công nghiệp thu hút 29 dự án FDI cấp mới, 52 dự án FDI điều chỉnh tăng vốn, 2 lượt góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng vốn thu hút đạt trên 5.149 triệu USD, tăng gần 3,4 lần so với cùng kỳ năm trước, đạt 206% so với kế hoạch.
Lũy kế đến ngày 30/12/2021, các khu kinh tế, các khu công nghiệp thu hút 420 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đầu tư gần 19.135 triệu USD.
Về thu hút vốn đầu tư trong nước (DDI), năm 2021, khu kinh tế, các khu công nghiệp thu hút được 20 dự án cấp mới, 4 dự án điều chỉnh tăng vốn với tổng vốn thu hút đạt 135.547 tỷ đồng, tăng 75 lần so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế đến ngày 30/12/2021, khu kinh tế, các khu công nghiệp thu hút 186 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư 281.327 tỷ đồng.
Tổng số lao động hiện đang làm việc tại khu kinh tế và các khu công nghiệp là 186.495 lao động, tăng 24,7% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, số lao động Việt Nam là 182.009 người, lao động nước ngoài là 4.486 người. Thu nhập bình quân của người lao động tại khu vực này đạt trung bình 11,5 triệu đồng/người/tháng.
Nhiều đặc sản của huyện Mê Linh sắp xuất hiện tại WinMart/WinMart + Lãnh đạo huyện Mê Linh (Hà Nội) đã làm việc với Tập đoàn WinMart về việc cung cấp nông sản thế mạnh của huyện tới người tiêu dùng cả nước. Theo ông Lê Văn Khương, Phó Chủ tịch UBND huyện, Mê Linh hiện có nhiều loại cây trồng thế mạnh, có khả năng tiêu thụ trong hệ thống chuỗi cung ứng của Tập...