Gần hết năm, tôi lại sợ phải về quê chồng ăn Tết
Tôi như cô đơn trong nhà chồng có rất đông người, vì tôi thấy ai nói chuyện cũng khá khách sáo.
Tết năm nào tôi cũng phải về quê chồng ăn Tết. Ngày Tết, đáng lẽ là ngày vui và thoải mái nhưng tôi lại thấy rất tù túng, mệt mỏi. Bình thường, trong năm tôi cũng về quê chồng vài lần nhưng chỉ sáng đi tối về, không phải ở lại. Còn dịp Tết tôi phải về ở hẳn 4-5 ngày.
Tôi muốn bàn với chồng cách năm mới về quê ăn Tết, nhưng lại ngại anh ấy nghĩ tôi coi thường gia đình nhà chồng (ảnh minh hoạ-viendongdaily)
Tôi đang sống ở thành phố tiện nghi, về quê chồng ở miền núi nên cái gì cũng thấy bất tiện. Nước thì dùng gàu múc ở dưới giếng màu vàng khè, tanh lợm, đôi khi tôi không dám rửa mặt. Điện thì lúc có lúc không, có khi đang ăn cơm tối lại mất điện tối om, cả nhà lại mò mẫm đi tìm đèn dầu hay nến. Tôi sợ nhất là đi vệ sinh, cầu tiêu vẫn theo kiểu từ ngày xưa, mỗi lần như vậy tôi hay bị ám ảnh.
Từ khi lấy chồng, năm nào tôi cũng phải về quê chồng ăn Tết vì anh là con trai duy nhất trong nhà. Về nhà chồng, tôi chỉ quanh quẩn trong nhà, cùng mẹ chồng làm một ngày hai bữa cơm cho đại gia đình là hết ngày. Thực sự tôi không hề thấy thoải mái, nếu không muốn nói là chán nản. Tôi như cô đơn trong nhà chồng có rất đông người, vì tôi thấy ai nói chuyện cũng khá khách sáo.
Video đang HOT
Nếu năm nào cũng phải về như thế này thì tôi gần như không còn được hưởng không khí vui vẻ, đầm ấm của ngày Tết. Chồng tôi lại khá gia trưởng, anh ấy mặc nhiên Tết là phải về quê, chứ không ăn Tết ở thành phố. Tôi muốn bàn với chồng cách năm mới về quê ăn Tết, nhưng lại ngại anh ấy nghĩ tôi coi thường gia đình nhà chồng. Tôi biết phải làm thế nào bây giờ./.
My Lan/VOV.VN (ghi)
Theo vov.vn
Là dâu trưởng, bao năm vợ chồng con cái tôi chia đôi mỗi bên một nửa ăn Tết mà chẳng thấy ai nói bất hiếu, bất kính
Tôi thấy, ai cũng có bố mẹ mình. Nếu không thỏa thuận được thì nhà ai người nấy về phụng dưỡng. Bố mẹ vợ thì vợ quyết, bố mẹ chồng thì chồng quyết, ai cũng có chữ hiếu cả, nhà ai cũng neo người cả.
Càng đến cận Tết thì chủ đề ăn Tết nhà ngoại, ăn Tết nhà nội càng trở nên nóng bỏng và được quan tâm nhiều các mom nhỉ. Không biết nhà các mom Tết thế nào? Mọi người có về quê nội ăn Tết hay được chồng cho về quê ngoại ăn Tết? Còn nhà tôi, bao năm ăn Tết như này mà chẳng thấy ai có bất cứ thắc mắc nào.
Tôi về nhà chồng tính đến nay là 18 năm có lẻ. 18 năm ở nhà chồng, vợ chồng tôi đều là con trưởng nên phải ở chung với bố mẹ chồng. 2 em chồng cũng đã lập gia đình nhưng đều được bố mẹ mua nhà cho ở chỗ khác và sống riêng sau cưới.
Ngày Tết, vợ chồng các em cũng về nhà ngày mùng 1 chúc Tết bố mẹ, anh chị. Sau đó, cả đại gia đình chúng tôi lại cùng đi chúc Tết họ hàng. Ảnh minh họa.
Cuối mỗi tuần, các em chồng, em dâu mới về nhà tụ tập, cùng nhau làm bữa cơm tươm tất để ăn. Ngày Tết, vợ chồng các em cũng về nhà ngày mùng 1 chúc Tết bố mẹ, anh chị. Sau đó, cả đại gia đình chúng tôi lại cùng đi chúc Tết họ hàng. Chúc Tết xong thì gia đình nào lại về gia đình đó để đi chúc Tết riêng.
Bố mẹ chồng tôi năm nay đều gần 80 tuổi nhưng đều còn minh mẫn. Họ cũng rất công bằng và không chút bảo thủ nào. Chồng tôi cũng được ưu điểm này của ông bà. Thế nên nhà tôi, vợ chồng chẳng ai ưu tiên bên nào hơn. Quà Tết của nhà nội, nhà ngoại vợ chồng tôi đều đưa biếu bằng nhau. Ngày Tết dù nhà nội và nhà ngoại chỉ cách nhau 5km nhưng vợ chồng, con cái tôi chia đôi ra mỗi bên đi chúc Tết một nửa.
Năm thì chồng tôi ở nhà cùng con gái đi chúc Tết mọi người đằng nội hoặc ở nhà tiếp khách. Còn tôi dẫn con trai về nhà ngoại chúc Tết. Hoặc có năm thì ngược lại. Được cái hai nhà nội ngoại nhà tôi gần nhau. Có năm sáng 30 Tết, chồng tôi xuống nhà ngoại, chiều tôi lại ở nhà nội làm cơm. Mùng 2 thì tuỳ sắp xếp mà sẽ ông/bà nội ngoại sẽ tự chủ động sang nhà thông gia chơi. Mùng 3 Tết hóa vàng thì sáng vợ chồng con cái ăn nhà nội, chiều lại về ngoại.
Bao năm vợ chồng tôi ăn Tết kiểu phân chia như thế mà ai cũng thấy vui vẻ, đầm ấm. Cũng chẳng thấy em chồng, em dâu hay họ hàng nói gì cả. Càng tuyệt đối không thấy bố mẹ chồng hay ai đó bảo vợ chồng tôi sống vậy là bất hiếu, bất kính. Mà vợ chồng tôi đều là anh trưởng, dâu trưởng nữa nhé.
Nói chung tôi thấy, ai cũng có bố mẹ mình. Nếu không thỏa thuận được thì nhà ai người nấy về phụng dưỡng. Bố mẹ vợ thì vợ quyết, bố mẹ chồng thì chồng quyết, ai cũng có chữ hiếu cả, nhà ai cũng neo người cả.
Bao năm vợ chồng tôi ăn Tết kiểu phân chia như thế mà ai cũng thấy vui vẻ, đầm ấm. Ảnh minh họa.
Hơn nữa, tôi thấy thế hệ này phải khác với thế hệ trước. Vì thế, các ông chồng có tư tưởng thủ cựu hay đầu óc gia trưởng không nên ép vợ năm nào cũng phải ăn Tết nhà chồng. Nếu bên ngoại ở gần thì chia ngày ra mà ăn tết nội ngoại. Nhưng nếu bên ngoại quá xa thì các anh xã phải để vợ năm này về ăn Tết nhà nội, năm sau ăn Tết nhà ngoại là hợp lý nhất.
Tóm lại, là 1 phụ nữ nhưng tôi đang nhận thấy, tục lệ làm dâu sẽ thay đổi trong tương lai khi mà xã hội tiến nhanh về kinh tế. Các bà vợ trong tương lai sẽ không chịu phục tùng sự vô lý của nhà chồng nữa đâu. Vì thế, mấy ông chồng gia trưởng làm ơn bỏ bớt các luật này luật về việc ăn Tết là phải về quê chồng đi, nếu không sẽ có ngày vợ "nổi loạn" hoặc mất vợ như chơi đấy.
Nắng Mai (ghi)
Theo phunusuckhoe.vn
Để ra mắt nhà chồng tương lai nhân dịp Tết đến xuân về được trơn tru, bạn nên tránh những hành động không đáng có này Tết là thời điểm cả gia đình, dòng họ sum vầy. Chính vì thế việc ra mắt với chị em phụ nữ vào dịp này sẽ bị "soi" nhiều hơn bình thường. Bởi vậy, để cho cuộc ra mắt được "thuận buồm, xuôi gió" chị em nên tránh những hành động dưới đây. Chăm chút về ngoại hình quá mức Nhiều chị em...