Gần gũi với thiên nhiên để tìm bình yên trong tâm trí
Ngắm nhìn sự thay đổi của thiên nhiên đôi khi sẽ mang lại những lợi ích tích cực cho sức khỏe tinh thần của con người.
Đi dạo, ngắm cây cối sẽ giúp giảm căng thẳng hiểu quả.
\
Vào mùa lá đỏ ở Nhật Bản, nhiều người thích đi du lịch để ngắm cảnh đẹp mỗi năm chỉ có một lần. Ảnh: KKday.
Vào tháng một cách đây vài năm, tôi cùng một người bạn để ôtô lại và lang thang ở đâu đó vùng Dartmoor. Chả mấy chốc, một màn sương mỏng bao phủ khắp nơi và chúng tôi bước vào một khu rừng không giống bất kỳ khu rừng nào tôi từng thấy trước đây.
Video đang HOT
Những cây cối xung quanh, dù không cao, nhưng trông rất cổ xưa, được phủ trong một lớp thảm dày rêu và địa y. Đây là Wistman’s Wood, được biết đến như hang ổ của quỷ dữ và bầy chó săn. Wistman là một khu rừng nhỏ u ám với những cây sồi còi cọc đã tồn tại và gây hoang mang từ ít nhất bốn trăm năm trước.
Rất nhiều khách bộ hành cảm thấy bị choáng ngợp trước những rừng cây, nhưng trong chương này, tôi muốn minh họa cách tiếp cận từng loại rừng, từng loại cây khác nhau một cách logic và làm thế nào nó có thể giúp chúng ta tạo nên những câu chuyện thực tế hơn của riêng mình. Chẳng điều tồi tệ gì có thể xảy ra khi biết cách tìm đường về nhà bằng rễ cây… nếu lỡ bị lũ chó săn của quỷ dữ đuổi theo.
Nếu bạn qua một khu vực rộng lớn thoáng đãng với những cánh rừng xung quanh, hãy dừng chân và nhìn về bìa rừng. Mỗi cái cây bạn thấy có nhu cầu ánh sáng riêng.
Thông, sồi, bạch dương, liễu, bách xù, lạc diệp tùng hay vân sam đều là những cây ưa sáng và thích mọc ở những nơi có thể đón được nhiều ánh nắng, trong khi thủy tùng, dẻ gai, phỉ, anh đào dại và sung dâu thích những nơi có nhiều bóng râm hơn. Đưa mắt nhìn quanh, bạn thường sẽ thấy bìa rừng thay đổi tùy theo hướng quan sát.
Nếu nhìn về phía Bắc, bạn sẽ nhìn thấy phần bìa rừng quay mặt về phía Nam và đây là hướng đón được nhiều ánh nắng nhất. Tùy loại đất dưới chân, bạn có thể gặp được những loại cây ưa sáng tôi đã liệt kê ở trên. Khi quay lưng lại, khả năng cao bạn sẽ nhìn thấy vài loại cây ở nhóm thứ hai, lạc diệp tùng đôi khi được trồng ở bìa rừng để làm dải đệm chống cháy rừng, bởi chúng ưa sáng nhưng có thể làm chậm tốc độ lan của ngọn lửa.
Hầu hết chúng ta đưa ra những đánh giá về rừng cây ngay khi vừa nhìn thấy, đa số thời gian là vô thức. Chúng ta nhận ra từ trong khoảng cách tương đương và những hàng cây thẳng tắp có sự can thiệp của bàn tay con người: một rừng lá kim được con người trồng rất khác biệt với những cánh rừng nguyên thủy, không một ai có thể nhầm lẫn được.
Con người ít khi trồng được những cánh rừng trông có vẻ tự nhiên, cho dù chúng ta đã cố để đạt được điều đó. Vậy nên mỗi lần phát hiện một khóm cây hay một khoảnh rừng nhỏ trông có vẻ “lệch tông” so với cảnh quan xung quanh, nó đáng để ta dừng lại và đặt cây hỏi: “Tại sao nó lại ở đây?.
Những nỗ lực làm thứ gì đó trông tự nhiên đáng thương thường được những hội đồng hay doanh nghiệp thực hiện để che giấu thứ gì đó. Mấy cái cây còi cọc che đi những công trình nước thải chẳng hạn? Như dán miếng băng cá nhân bé tí cố che đi vết loét to đùng vậy.
Nếu một cánh rừng nhỏ trông cổ xưa và tự nhiên thì rất có thể chúng ở đó bởi những lý do rất thực tế: từ nghìn năm trước, những người nông dân đã bỏ lại những mảnh đất không thích hợp cho nông nghiệp lại cho cây cối.
Có thể tìm thấy những cánh rừng này trên những mảnh đất cằn cỗi hoặc dốc đứng, đặc biệt là các con dốc quay về phía Bắc. Nếu bạn không chắc một cánh rừng bao nhiêu tuổi, hãy nhìn về phía bìa rừng. Những cánh rừng có bìa tương đối thẳng thường sẽ không lâu đời bằng những cánh rừng có bìa là đường cong.
Cách tốt nhất để đọc vị một cánh rừng là nhìn vào những đường nét và hình dạng đặc biệt của nó. Nếu đang ở một nơi nhiều đồi núi, bạn sẽ nhận ra đến một độ cao nhất định cây cối sẽ chịu thua tác động mãnh liệt của gió cùng nhiệt độ và không mọc được nữa, hình thành một ranh giới được gọi là “Treeline – đường giới hạn cây cối”. Thường đường giới hạn này rất rõ ràng và có thể dễ dàng nhìn thấy từ xa, thậm chí là được đánh dấu trên bản đồ.
Đường giới hạn cây cối này là hướng dẫn cơ bản để xác định độ cao và có thể giúp ích rất nhiều nếu bạn chú ý rằng giới hạn của cây rụng lá thường thấp hơn so với cây lá kim, hơn nữa, càng lên cao, cây cối cùng một loài sẽ càng thấp hơn.
Sự thay đổi đột ngột về môi trường giữa đường giới hạn cây cối là lý do tại sao những khách bộ hành dày dạn thường khuyên mọi người mặc nhiều lớp trang phục. Nếu bạn leo lên một ngọn đồi cao, khả năng cao bạn sẽ vượt qua một vùng rừng cây rụng lá, thường thì đây sẽ là phần dốc thoải của chặng đường, đặc biệt là khi bạn leo ra khỏi một thung lũng hình thành do sông băng. Ở độ cao tương đối thấp này, những hàng cây chắn gió sẽ làm cho cả những ngày thời tiết tồi tệ có vẻ vô hại.
Một lần "lạc trôi" đến hồ Đa Mi
Ẩn mình giữa cánh rừng Đa Mi bạt ngàn và trùng điệp núi đá xanh là hồ Đa Mi đẹp như tranh vẽ.
Lòng hồ thiên tạo độc đáo này sẽ lãng đãng hơn khi mùa mưa đến. Trong con mưa núi bất ngờ, tôi chợt thấy mình như đang "lạc trôi" đến một tiên cảnh giữa thiên nhiên Hàm Thuận Bắc hùng vĩ.
(Hồ Đa Mi; Ảnh: Nguyên Vũ)
Với diện tích mặt nước gần 200 héc-ta được bao bọc bởi gần 20 ngọn núi lớn nhỏ khác nhau, hồ Đa Mi trông càng kỳ bí và quyến rũ. Dù đứng ở một triền đồi rộng mà người địa phương gọi là "sân bay", hay từ một ngôi chùa nhỏ ven núi tôi đều lặng người trước vẻ thư thái đến ngỡ ngàng của mặt hồ mênh mông màu ngọc bích. Đã vậy, giữa sự bình yên của sắc xanh ấy còn xuất hiện nhiều nốt lặng là những cù lao vàng nâu như một bức tranh thủy mặc đủ sức hấp dẫn để níu chân không chỉ tôi mà chắc chắn còn với mọi du khách.
Đa Mi. Thật ra là Đạ Mí mới đúng tên gọi. Theo tiếng K'ho, Raglay, Đạ nghĩa là nơi có nước, Mí là tên riêng. Đạ Mi là sông Mi, con sông tạo nên hồ Đạ Mi. Trước kia, Đa Mi thuộc Đồng Nai, về sau thuộc huyện Di Linh (Lâm Đồng) và hiện thuôc xã Đa Mi, huyện Hàm Thuận Bắc - Bình Thuận. Hồ Đa Mi nằm giữa 2 tỉnh Lâm Đồng và Bình Thuận, cách thành phố Phan Thiết khoảng 90 km và cách thành phố Bảo Lộc gần 60 km. Từ thành phố Phan Thiết đi theo đường ĐT22, QL55 rồi băng qua những con đường đèo ngoằn nghèo sẽ đến hồ Đa Mi xanh biếc giữa núi rừng bao la.
Tạm xa cái chói chang và náo nhiệt của thành phố đến với hồ Đa Mi, không chỉ tận mắt chiêm ngưỡng những bức tranh thiên nhiên tuyệt mỹ, mà còn tận hưởng đủ đầy cái se lạnh của miền sơn cước, cảm nhận trọn vẹn không gian ngập tràn bình yên, hòa nhịp thở với những đồi cà phê, luống chè, vườn cây ăn trái thơm ngọt và những cụm hoa rừng ngát hương... tôi thấy mình như đã "lạc trôi" mất rồi!
Na Hang - Vùng đất sơn thủy hữu tình Na Hang (Tuyên Quang) lâu nay vẫn được coi như một vùng đất cổ, nơi mà mỗi con sông, con suối, mỗi cánh rừng, ngọn núi đều được gắn liền với những truyền thuyết đầy hấp dẫn. Nơi đây có nhiều cảnh đẹp nên thơ, sơn thủy hữu tình được kiến tạo bởi hai con sông lớn là sông Gâm và sông Năng...