Gắn động cơ lên từng bánh xe
Nhiều năm mô hình bánh xe gắn động cơ chỉ dừng lại ở ý tưởng thì giờ đây hãng Protean đã hiện thực hóa và không cần hộp số, vi-sai.
Mẫu của Protean sử dụng mô-tơ điện nặng 31 kg, công suất 100 mã lực, tạo ra mô-men 997 Nm. Xe có khả năng phanh tốt hơn, có thể thu hồi 85% động năng khi phanh.
Thiết kế bánh xe gắn mô-tơ của Protean.
Việc gắn trực tiếp động cơ điện vào bánh tạo ra nhiều ưu điểm so với hệ thống động lực truyền thống. Công suất cấp chính xác, đúng chỗ, đúng lúc. Không cần tới hộp số, trục các-đăng, vi-sai…, xe giảm khối lượng, hiệu suất truyền lực được cải thiện.
Thêm nữa, mỗi bánh gắn động cơ kiểm soát độc lập góp phần nâng cao khả năng vận hành, động lực học.
Mẫu bánh xe đều được gắn mô-tơ điện, nhưng cũng là máy phát để thu hồi động năng khi phanh.
Thiết kế của Protean cũng được xem như một phần trong hệ thống động lực Hybrid. Từng bánh xe trang bị mô-tơ điện thay vì dùng chung như trên các thiết kế hiện nay. Thậm chí mẫu mà Protean đưa ra còn có thể gắn lên các xe hiện tại có đường kính bánh từ 18 đến 24 inch, chúng có khả năng làm việc độc lập hoặc kết hợp với động cơ đốt trong.
Bánh xe gắn mô-tơ yêu cầu độ kín khít, cách điện.
Video đang HOT
Tuy vậy, để ứng dụng trong thực tế, Protean cần giải quyết 2 vấn đề liên quan: khối lượng phần không được treo (bánh xe và mô-tơ) tăng lên ảnh hưởng đến rung ồn của xe; điều kiện làm việc phức tạp của bánh yêu cầu độ kín khít, cách điện để đảm bảo khả năng vận hành ổn định.
Thế Hoàng
Theo VNE
Hình ảnh về xe kéo ở VN đầu thế kỷ 19
Xe kéo bắt đầu có mặt ở Hà Nội từ năm 1883 do một người Pháp đem từ Nhật Bản sang.
Người ta thường cho rằng xe kéo đã ra mắt chào đời vào đầu kỷ nguyên Minh Trị của Nhật Bản, năm 1868. Khi những người lớn tuổi được người làm kéo đi trong lúc cần di chuyển.
Từ đó, dưới cái tên Rickshaw hay Rickish, nó trở thành một phương tiện lưu thông mà người thực dân Anh ở Hồng Kông rất thích và nó từ từ lan tràn khắp Đông Nam Á.
Ở Đông Dương, vài chiếc xe kéo được xuất hiện lần đầu tiên tại Hà Nội năm 1883 do Ông Toàn Quyền Đệ Nhất Bonnal đã cho phép đem từ bên Nhật qua.
Gần 15 năm sau Sài Gòn mới biết tới loại xe kéo này, ở đây phương tiện di chuyển duy nhất là chiếc xe ngựa kéo mà người Pháp gọi là Malabar hay Bote d'allumettes.
Vào năm 1884, một nhà thầu Pháp cho chế tạo khoảng 50 chiếc xe kéo cho cả miền Bắc. Từ đó chiếc xe kéo đã từ từ trở thành một bộ mặt quen thuộc trong thành phố Hà Nội.
Liền sau đó, một nhân viên thuế vụ từ miền Nam tới đã nghĩ ra thành lập một hãng cho thuê xe kéo. Theo trí nhớ của các người xưa thì chuyện đó là một thành công rực rỡ.
Ngay cả sau Đệ Nhất Thế Chiến cũng chỉ có khoảng 30 chiếc xe kéo công cộng trong cả thành phố Hà Nội.
Chỉ có vài nhân viên Pháp và quan lớn của Hà Nội mới có đủ điều kiện mua riêng một chiếc xe kéo.
Lúc đó chiếc xe kéo được kéo bởi một người 'cu-li' và đôi khi được thêm hai người khác đẩy.
Nếu là quan lớn thì thường có người trẻ đi kế bên người phu kéo, tay cầm ống thuốc lào hoặc một khay trầu nếu người ngồi trên xe là phụ nữ.
Chiếc xe kéo đầu tiên có bánh xe bằng sắt, cho nên chạy không được yên lắm. Dù vậy phương tiện này biểu hiệu cho sự giàu có và uy quyền của chủ xe.
Cảnh người phu kéo ông chủ ngồi trên xe đi qua lúc nào cũng gây ra sự hiếu kỳ cho đám đông.
Vào thời đó, tất cả những gì do Tây đem tới đều được dân chúng cho là văn minh. Những cô thiếu nữ Hà Nội không dám ngồi trên xe kéo vì sợ miệng đời chê là Me Tây, có nghĩa là lấy chồng Tây.
Với sự tiến bộ, sau đó bánh xe bằng sắt được thay thế bằng bánh xe cao su đặc, tiện nghi hơn cho người ngồi trên xe.
Chỉ lúc bấy giờ những cô thiếu nữ Hà Nội mới dám xài xe kéo với bánh xe bằng sắt, còn loại tân tiến với bánh xe bằng cao su thì dành riêng cho người Việt lấy Tây.
Ngay cả những xe kéo với bánh cao su cũng chia ra làm hai loại, loại bình thường và loại của nhà hành OMIC.
Loại này có chỗ ngồi bằng aluminium trắng bóng và có nệm lò xo cũng được bọc vải trắng, dĩ nhiên đi xe loại này thì mắc tiền hơn là đi xe loại thường.
Với những người phu xe, họ chính là những 'người ngựa, ngựa người' như trong một tác phẩm của cố nhà văn Nguyễn Công Hoan từng đau xót ghi lại về thân phận những người phu xe nhọc nhằn.
Theo Đất việt
Honda Zoomer X độ turbo màu đỏ rực Mẫu scooter cỡ nhỏ được kéo dài thân xe, thay bánh sau cỡ lớn và sơn màu đỏ cá tính. Honda Zoomer X với thân xe kéo dài, hạ thấp gầm. Tay lái ngắn tệp màu với thân xe. Bánh trước vành đúc sơn màu vàng, cùng màu với cặp phuộc trước. Bánh sau cỡ lớn. Ống xả lớn hướng lên. Chỗ để...