Gần đất xa trời, bà cụ 75 tuổi kiên quyết sinh con
Nhờ vào phương pháp thụ tinh nhân tạo, bà cụ 75 tuổi đã sinh một bé gái tại thị trấn Kota – Ấn Độ vào tối 12-10 (giờ địa phương).
Bé gái sinh ra chỉ nặng khoảng 600 g, hiện bé đã được chuyển đến đơn vị chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh của một bệnh viện khác, còn người mẹ lớn tuổi vẫn ở bệnh viện Kinkar thuộc thị trấn Kota. Đội ngũ bác sĩ nhi khoa đang tiến hành kiểm tra cho bé.
Người phụ nữ 75 tuổi sinh bé gái chỉ nặng khoảng 600 g ở Ấn Độ. Ảnh minh họa: Pixabay
Bà cụ nói trên từng nhận nuôi một đứa con nhưng vẫn mong muốn được tự mình sinh con nên đã nhờ bác sĩ tư vấn về khả năng trở thành mẹ.
Theo bác sĩ Abhilasha Kinkar tại một bệnh viện tư nhân, bà muốn được thực hiện phương pháp thụ tinh nhân tạo.
Video đang HOT
Em bé sinh non bằng biện pháp mổ lấy thai khi mới trải qua 6,5 tháng của thai kỳ trong khi bà cụ khá yếu về cả thể chất và tinh thần. Hơn nữa, bà chỉ còn một lá phổi nên gây khá nhiều khó khăn cho đội ngũ bác sĩ.
Bác sĩ Kinkar cho biết bà cụ thuộc gia đình nông dân. Việc bà kiên quyết sinh con khiến các bác sĩ rất ngạc nhiên.
Minh Yến
Theo Gulf News/nguoilaodong
Vợ chồng chi hơn 2,3 tỷ cho 18 lần thụ tinh nhân tạo cuối cùng đậu thai bằng phương pháp cực kỳ đơn giản này
Marissa đã trải qua 300 mũi tiêm, 60 xét nghiệm máu, 30 lần chụp scan, uống thuốc, châm cứu... và tiêu tốn 100 nghìn USD (hơn 2,3 tỷ đồng) trước khi phát hiện vận dụng sai phương pháp chữa hiếm muộn.
Giống như các cặp vợ chồng khác, Marissa và Trent Laslett sống ở thành phố Adelaide (Úc) cũng mong muốn gia đình có thêm nhiều tiếng cười trẻ nhỏ. Thế nhưng, con đường sinh con của họ lại đầy rẫy chông gai khi Marissa phải trải qua 2 lần sảy thai và 10 lần thụ tinh nhân tạo mới hạ sinh được nàng công chúa đầu lòng tên Eliza. Thời điểm chuẩn bị mang đứa con thứ 2, vợ chồng cô đổi bác sĩ và phát hiện từ trước đây, họ sử dụng sai phương pháp nên gặp nhiều khó khăn trong quá trình đậu thai.
Marissa và con gái đầu lòng.
Sau khi sinh con gái đầu lòng, vợ chồng Marissa mong muốn mang thai đứa tiếp theo. Cô thực hiện thụ tinh nhân tạo 8 lần tại bệnh viện trước giờ vẫn lui tới nhưng mãi không có kết quả. Marissa mô tả thất bại nối tiếp nhau khiến cô mệt mỏi về thể xác lẫn tinh thần. Thêm nữa, vì tính chất công việc thường ngày phải tiếp xúc với những đứa trẻ khiến cô càng thêm khao khát có con. Sau một thời gian nỗ lực, vợ chồng Marissa quyết định đổi chuyên gia điều trị và nhanh chóng nhận được tin vui.
Bác sĩ mới đề xuất Marissa vận dụng phương pháp kích thích buồng trứng để mang thai. Đây là cách điều trị sinh sản đơn giản, bao gồm uống thuốc và tiêm chích nhằm giúp trứng phát triển đến trưởng thành và chín, rụng. Chỉ trong vòng 4 tháng, Marissa đã đậu thai lần lượt 2 cậu con trai.
Tính đến thời điểm trước khi mang thai đứa con thứ 2, Marissa đã trải qua 300 mũi tiêm, 60 xét nghiệm máu, 30 lần chụp scan, uống thuốc, châm cứu... và tiêu tốn 100 nghìn USD (hơn 2,3 tỷ đồng). May mắn là cuối cùng, vợ chồng cô cũng tìm được phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
Theo lời Tiến sĩ Michelle Wellman, chuyên gia thụ tinh nhân tạo, đôi khi các chuyên gia y tế cần phải quay lại vận dụng các phương pháp cơ bản và tìm hiểu xem nguyên nhân thực sự của bệnh nhân là gì để đưa ra cách thức điều trị hợp lý.
(Nguồn: Dailymail)
Theo Helino
Tầm soát bệnh tan máu bẩm sinh trước khi sinh con Nguyễn Hồng (26 tuổi, TP Yên Bái) hỏi: "Trong gia đình chồng sắp cưới của tôi có một người thân bị bệnh tan máu bẩm sinh nên việc điều trị rất tốn kém. Tôi tìm hiểu thì được biết bệnh này có di truyền. Có cách nào để sinh con khỏe mạnh nếu chồng tôi có mang gien bệnh này?". Bác sĩ Nguyễn...