Gắn đào tạo nghề với thực tiễn tại doanh nghiệp
Liên kết với doanh nghiệp tham gia đào tạo luôn được các trường cao đẳng đẩy mạnh trong thời gian gần đây.
Việc hợp tác này giúp học sinh, sinh viên các trường cao đẳng tiếp cận với môi trường lao động thực tế và có cơ hội có việc làm khi ra trường.
Gắn với môi trường thực tế
Em Trần Thành Đạt, sinh viên năm thứ 2, chuyên ngành vận hành thiết bị dầu khí (trường Cao đẳng Dầu khí Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) cho biết: Em lựa chọn ngành học này vì học xong có việc làm. Quá trình học, em được tiếp cận mô hình hiện đại và thực tập tại doanh nghiệp dầu khí trên địa bàn, được học làm việc theo nhóm, thao tác kỹ thuật trên thực địa…
Mô hình máy khoan dầu tại trường Cao đẳng Dầu khí Vũng Tàu mới có duy nhất tại Việt Nam.
Còn em Nguyễn Quốc Thịnh, sinh viên năm thứ nhất lớp vận hành chế biến dầu khí cho biết, ngay năm đầu tiên em đã được tiếp xúc với các thao tác mở van, máy nén, học mô hình giống với thực tế. Điều này giúp em không còn bỡ ngỡ với công việc sau này.
Thầy Lý Tòng Bá, giảng viên phòng mô phỏng chia sẻ: Mô hình thiết bị mô phỏng khoan hiện đại hiện chỉ có trường được trang bị. Ngay cả sinh viên các trường đại học tại Vũng Tàu và TP Hồ Chí Minh cũng đưa sinh viên đến học mô hình khoan này. Với công nghệ khoan mới khai thác dầu, người thợ kiểm soát và xử lý kịp thời phát sinh trên thực tế. Công nghệ mới về khoan hiện đại hiện giúp chỉnh hướng khoan, có thiết bị đo kèm theo, dự báo được địa tầng.
Cùng với các ngành nghề kỹ thuật, khối ngành nghề dịch vụ cũng được nhà trường tiếp cận sớm với thực tế công việc. Em Hà Công Hải, sinh viên năm cuối trường Cao đẳng Du lịch Vũng Tàu, chuyên ngành chế biến món ăn cho biết. Từ năm thứ nhất em đã được thực tập tại các nhà hàng, khách sạn. Học sinh, sinh viên được thực tập tại các khách sạn 5 sao nên được trải nghiệm dịch vụ cao cấp, chuyên nghiệp. Em được hướng dẫn từ cách cầm dao, thái, trộn salat…
Còn em Trần Vũ Phương Anh, sinh viên năm cuối trường Cao đẳng Du lịch Vũng Tàu, chuyên ngành Quản trị khách sạn cho biết: Kinh nghiệm thực tập một số khách sạn, sinh viên tiếp cận được những tiêu chuẩn riêng từng thương hiệu. Mỗi thương hiệu có khác biệt mà sinh viên cần nắm bắt. Trong khi ở trường chỉ học khung cơ bản.
Sớm tìm được việc làm
Chính vì sớm được tiếp cận với thực tế nên học sinh, sinh viên các trường cao đẳng sớm tìm được việc làm. Anh Nguyễn Bảo Ân (Bến Tre), chuyên ngành vận hành thiết bị chế biến dầu khí tốt nghiệp trường Cao đẳng Dầu khí Vũng Tàu hơn năm nay đã được nhận vào doanh nghiệp khí ga tại Vũng Tàu do nhà trường giới thiệu. “Với chuyên ngành vận hành dầu khí, gas, công tác bảo đảm an toàn luôn được đặt lên hàng đầu và đây cũng là kiến thức thường xuyên được học tại trường. Các doanh nghiệp đánh giá rất cao sinh viên trường nghề bởi kỹ năng thao tác rất đúng quy trình”, anh Nguyễn Bảo Ân chia sẻ.
Còn anh Nguyễn Xuân Thìn, trưởng phòng sản xuất Công ty Vina Tak cho biết: Tôi học tại trường Cao đẳng công nghệ quốc tế Lilama2 về nghề hàn và khi vào làm được công ty phía Nhật đào tạo thêm về công nghệ hàn tự động. Kiến thức học tại trường ứng dụng ngay tại thực tế. Công ty cũng tiếp nhận sinh viên trường về thực tập và nhận các bạn nếu có nhu cầu làm việc tại xưởng. Hiện 90% nhân sự làm xưởng sản xuất là sinh viên, học sinh học tại trường Cao đẳng công nghệ quốc tế Lilama2 vốn từng được thực tập tại đây. Bên cạnh đó, dựa trên nhu cầu tuyển dụng của công ty mẹ tại Nhật, một số bạn sẽ được lựa chọn học về kỹ thuật, nâng cao tay nghề và đi làm tại Nhật Bản.
Video đang HOT
Nhiều sinh viên trường Cao đẳng công nghệ quốc tế Lilama 2 được đào tại các doanh nghiệp.
Còn anh Phan Lê Hoàng Nam, vừa mới đi làm tại Công ty Action Composites cho biết: Hiện tôi đang phụ trách thiết kế mẫu sản phẩm của đơn vị. Do có đam mê về thiết kế, tôi có tìm hiểu và học thiết kế đồ hoạ 3D tại trường Cao đẳng công nghệ quốc tế Lilama 2 và được lựa chọn vào đội tuyển dự thi tay nghề quốc gia và đạt giải Khuyến khích. Chính việc rèn luyện tham gia các kỳ thi và được học những công nghệ hiện đại nên thích ứng nhanh với công việc và ra trường có việc làm.
Thầy Nguyễn Khánh Cường, Hiệu trưởng trường Cao đẳng công nghệ quốc tế Lilama 2 cho biết: Trong thời đại này, kỹ thuật viên ra trường hội tụ kỹ năng và kỹ năng mềm. Về kỹ năng, nhà trường cập nhật xây dựng chương trình đạt tiêu chuẩn Đức các ngành nghề cơ khí cắt gọt kim loại, cơ khí xây dựng, cơ điện tử công nghiệp…. Hiện nhân lực do trường đào tạo không chỉ đáp ứng thị trường trong nước mà còn thị trường nước ngoài, nhất là thị trường Đức, có lớp học xong đưa sang Đức làm việc.
“Bên cạnh đó, nhà trường đổi mới chương trình đào tạo gắn với doanh nghiệp. Trong đó, doanh nghiệp tham gia từ đầu uá trình đào tạo, từ việc tham gia xây dựng giáo trình đến chấm thi tốt nghiệp”, thầy Nguyễn Khánh Cường cho biết.
Từ góc độ doanh nghiệp, ông Trần Duy Dũng, bếp phó điều hành Hồ Tràm Grand cho biết: Đơn vị có phối hợp một số trường nhận sinh viên vào thực tập. Theo đó, chúng tôi hướng dẫn các em từ vệ sinh an toàn thực phẩm đến chế biến món ăn. Chúng tôi cũng tham gia chấm thi tốt nghiệp và đương nghiên đã chấm các em đạt thì sẽ nhận các em vào làm việc sau tốt nghiệp.
Sinh viên trường Cao đẳng Du lịch Vũng Tàu được đào tạo trong khách sạn 5 sao.
Bà Đinh Bích Diệp, Hiệu trường Trường Cao đẳng Du lịch Vũng Tàu, Hiệu trưởng trường cao đẳng Du lịch Vũng Tàu: Liên kết với các doanh nghiệp để đào tạo không chỉ giúp các em sớm tích luỹ kinh nghiệm nhưng cũng là tạo cơ hội cho các em có việc làm ngay khi tốt nghiệp. Trong năm học 2022-2023, nhà trường đã ký kết hợp tác với 5 đối tác là khách sạn 5 sao để tạo điều kiện cho các em được thực tập với môi trường chuyên nghiệp nhất.
Liên kết giữa các hệ thống dữ liệu vẫn còn rời rạc, phân tán
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT), dữ liệu trong các cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin vẫn còn rời rạc, phân tán, trùng lặp, chưa có sự liên kết và thống nhất.
Người dân, doanh nghiệp vẫn phải kê khai, cung cấp thông tin nhiều lần, thủ công, đi lại nhiều nơi khi thực hiện thủ tục hành chính, sử dụng dịch vụ công; công chức phải xử lý nghiệp vụ trên nhiều phần mềm.
Dần hình thành, hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia
Đến nay, Bộ Công an đã hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia (CSDLQG) về dân cư. Kết quả đã thu thập vào CSDLQG về dân cư khoảng 99 triệu nhân khẩu, đạt trên 99%. Bộ Công an cũng đã phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ rà soát, cập nhật trên 92 nghìn trường hợp thôi quốc tịch, gần 5 triệu trường hợp thay đổi thông tin trong hộ tịch để phục vụ việc làm sạch dữ liệu; cấp số định danh cá nhân cho trẻ em mới sinh được hơn 5,3 triệu trường hợp.
Hệ thống máy chủ lưu trữ dữ liệu tại Trung tâm Tin học thống kê khu vực I (Tổng cục Thống kê). Ảnh: Minh Quyết/TTXVN.
Về căn cước công dân, Bộ Công an đã thu thập được hơn 50,2 triệu hồ sơ cấp căn cước công dân trong đó: Nhân khẩu thường trú đã nhận được hơn 49,3 hồ sơ, nhân khẩu tạm trú là 883 nghìn hồ sơ, tổng số hồ sơ căn cước công dân từ các địa phương đã chuyển lên Trung ương là 34,7 triệu hồ sơ, tổng số hồ sơ đã phê duyệt là 22,8 triệu hồ sơ và đã trả được hơn 13 triệu thẻ.
Bộ Công an đã tổ chức kết nối, chia sẻ thành công để đồng bộ dữ liệu từ CSDLQG về dân cư với Bảo hiểm Xã hội Việt Nam (dữ liệu bảo hiểm); Bộ Tài chính (dữ liệu mã số thuế cá nhân); Bộ Giáo dục và Đào tạo (dữ liệu học sinh); Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (dữ liệu trẻ em); Tổng công ty Điện lực Việt Nam (dữ liệu đăng ký, sử dụng điện) và đang tiếp tục triển khai kết nối với Tòa án Nhân dân tối cao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông vận tải.
Đối với CSDLQG về đăng ký doanh nghiệp, số lượng doanh nghiệp trong cơ sở dữ liệu là 1.456.551 doanh nghiệp; Đã kết nối, chia sẻ dữ liệu cho: 10 bộ, ngành bao gồm: Bộ Công an, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ TTTT, Bộ Y tế, Văn phòng Chính phủ (Cổng Dịch vụ công quốc gia), Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Kiểm toán Nhà nước; 60 địa phương (3 địa phương còn lại chưa kết nối: Bạc Liêu, Khánh Hoà, Tuyên Quang).
Đối với. CSDLQG về bảo hiểm, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam tích cực thu thập dữ liệu qua các hoạt động nghiệp vụ, từ đó hình thành dữ liệu trong CSDLQG về bảo hiểm. Hiện tại, dữ liệu do Bảo hiểm Xã hội Việt Nam quản lý bao gồm 31,9 triệu hộ gia đình, 16,1 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội và 83,895 triệu người tham gia bảo hiểm y tế.
Dữ liệu bảo hiểm cũng đã được sử dụng để xây dựng ứng dụng VssID phục vụ người dân. Theo BHXH Việt Nam, đã có hơn 25,6 triệu tài khoản giao dịch điện tử cá nhân với cơ quan Bảo hiểm Xã hội; hơn 431 nghìn lượt sử dụng VssID để thay thế thẻ bảo hiểm giấy phục vụ khám chữa bệnh. Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đã kết nối, chia sẻ dữ liệu với các bộ, ngành, địa phương: Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Kiểm toán Nhà nước, Bộ Tài chính, 29 tỉnh/thành phố phục vụ cho công tác tiêm chủng, công tác hỗ trợ cho người lao động hưởng các gói hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Đối với CSDLQG về đất đai, với cơ sở dữ liệu đất đai ở Trung ương: đ vận hành 4 khối dữ liệu đất đai (Dữ liệu Thống kê, kiểm kê đất đai; Dữ liệu Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Dữ liệu Giá đất; Dữ liệu điều tra cơ bản về đất đai).
Còn với cơ sở dữ liệu đất đai ở địa phương, các địa phương đã đầu tư kinh phí để đầu tư hạ tầng, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai. Hiện nay tất cả 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã và đang triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai với 217/705 đơn vị hành chính cấp huyện hoàn thành và đưa vào vận hành tập trung ở các tỉnh.
Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với các địa phương đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án VILG, khối lượng xây dựng cơ sở dữ liệu sau điều chỉnh dự án là 250 huyện, thuộc 30 tỉnh, thành phố (trong đó, xây dựng mới cơ sở dữ liệu là 160 huyện và chuyển đổi cơ sở dữ liệu là 90 huyện). Kết quả đến nay có 52/250 huyện đã hoàn thành nghiệm thu cơ sở dữ liệu đất đai với đủ 4 thành phần dữ liệu (Thống kê, kiểm kê đất đai; Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Giá đất; Điều tra cơ bản về đất đai). Dự kiến kế hoạch đến tháng 12/2022 hoàn thành 180/250 huyện; Quý I, II/2023 hoàn thành tất cả các huyện thuộc dự án.
Đối với cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Bộ Tư pháp đã triển khai phần mềm hộ tịch điện tử với khoảng 18 nghìn người dùng tại hơn 10 nghìn xã, 700 huyện và 63 Sở Tư pháp. Dữ liệu trong hệ thống đã lưu trữ được 31,3 triệu đăng ký khai sinh, 6,79 triệu đăng ký kết hôn, 4,53 triệu đăng ký khai tử và 8 triệu đăng ký hộ tịch khác. Qua đó, bước đầu hình thành cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử tập trung toàn quốc.
Kết nối, chia sẻ, khai thác các Cơ sở dữ liệu quốc gia
Theo Bộ TTTT, các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quy mô quốc gia đã được đẩy mạnh triển khai và phát huy hiệu quả. CSDLQG về dân cư được đưa vào khai thác chính thức. Hạ tầng kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu trên quy mô quốc gia từng bước được hoàn thành, phát huy hiệu quả.
Bộ TTTT đã xây dựng, đưa Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP) vào sử dụng, phục vụ việc kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu giữa các bộ, ngành, địa phương. Tổng số giao dịch thông qua NDXP trong năm 2022 (tính đến 23 giờ ngày 19/10/2022) là: hơn 570 triệu, tăng gấp 3,1 lần so với cả năm 2021 (khoảng 180 triệu), trung bình hàng ngày có khoảng 1,9 triệu giao dịch thực hiện thông qua NDXP.
Hiệu quả ban đầu mang lại rất lớn, góp phần tiết kiệm thời gian của xã hội, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công cho người dân, doanh nghiệp; nâng cao hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, thực thi công vụ dựa trên dữ liệu đầy đủ, chính xác, kịp thời. Một số lợi ích chính từ việc kết nối, chia sẻ dữ liệu trên quy mô quốc gia giữa các cơ quan nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp:
Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan nhà nước không phải nhập thông tin thủ công, thao tác nghiệp vụ trên nhiều phần mềm khác nhau; Tăng cường hiệu quả khai thác các dữ liệu dùng chung trong nội bộ, tránh đầu tư trùng lặp, gây lãng phí.
Với các lợi ích bên trên, giả sử 1 giao dịch thành công thông qua NDXP giúp tiết kiệm khoảng 1.000 đồng (thực tế có thể cao hơn) cho xã hội, thì năm 2022 (tính đến 23h ngày 19/10/2022) việc các bộ, ngành, địa phương, tổ chức, doanh nghiệp kết nối, chia sẻ dữ liệu qua NDXP đã góp phần tiết kiệm hàng trăm tỷ đồng.
Tuy nhiên, theo đánh giá Bộ TTTT, người dân, doanh nghiệp vẫn phải nộp giấy tờ liên quan ở dạng bản giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, sử dụng dịch vụ công, dẫn đến không thúc đẩy kết nối, chia sẻ, sử dụng dữ liệu số, nhiều trường hợp còn làm tăng thêm việc, tăng thêm thời gian xử lý.
Dữ liệu trong các cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin vẫn còn rời rạc, phân tán, trùng lặp, chưa có sự liên kết và thống nhất; người dân, doanh nghiệp vẫn phải kê khai, cung cấp thông tin nhiều lần, thủ công, đi lại nhiều nơi khi thực hiện thủ tục hành chính, sử dụng dịch vụ công; công chức phải xử lý nghiệp vụ trên nhiều phần mềm.
Các cơ quan tổ chức chưa thực hiện mở dữ liệu theo quy định của pháp luật do lo ngại về tính đầy đủ, chính xác của dữ liệu, về quyền và trách nhiệm của cơ quan chia sẻ dữ liệu, và về các biện pháp bảo đảm an toàn, thông tin mạng.
Việc triển khai kết nối, chia sẻ dữ liệu trên quy mô quốc gia còn khó khăn trong quản lý, chưa tối ưu về mạng lưới, về nguồn lực triển khai, gây bối rối cho các bộ, ngành, địa phương, tổ chức, doanh nghiệp.
Việc xây dựng dữ liệu tại các cơ quan nhà nước triển khai chậm. Thiếu tầm nhìn dài hạn, thiếu quy hoạch cơ sở dữ liệu cần xây dựng (mới có khoảng 1/3 số bộ, ngành, địa phương ban hành được danh mục các cơ sở dữ liệu). Việc tổ chức, thiết kế dữ liệu, tạo lập cơ sở dữ liệu còn mang nặng tính cục bộ, tính sự vụ, tính dự án. Dữ liệu vẫn rời rạc, phân tán, cát cứ, thiếu tính liên kết. Tính tuân thủ các quy định của pháp luật về xây dựng, quản lý, chia sẻ dữ liệu thấp.
Các cơ quan chưa chủ động cung cấp dữ liệu mở ra bên ngoài. Tính đến hết Quý III/2022, mới có 9% các bộ, ngành, địa phương cung cấp dữ liệu mở. Việc chậm cung cấp dữ liệu mở dẫn đến hạn chế sự tham gia của xã hội vào thúc đẩy chuyển đổi số.
Nhu cầu khai thác dữ liệu của các cơ quan khác thì cao nhưng yêu cầu cụ thể nội dung, mục đích thì còn lúng túng. Nhiều cơ quan muốn lấy toàn bộ dữ liệu của cơ quan khác dẫn đến sự phát sinh vấn đề cần giải quyết giữa khai thác, chia sẻ dữ liệu và bảo đảm an toàn thông tin.
Để thúc đẩy phát triển Chính phủ điện tử, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, các bộ, ngành, địa phương rà soát, hoàn thiện các văn bản, quy định để điều chỉnh ngay quy trình, nghiệp vụ bảo đảm khi đã có dữ liệu chính xác thì thay thế được các bản giấy. Trước tiên là khai thác dữ liệu dân cư và không yêu cầu sổ hộ khẩu giấy, giấy đăng ký kết hôn, v.v. trong các thủ tục hành chính.
Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tỉnh, thành phố nhanh chóng hoàn thành việc ban hành danh mục cơ sở dữ liệu dùng chung, các cơ sở dữ liệu đã triển khai xây dựng phải quán triệt, nhanh chóng xây dựng và ban hành quy định về cấu trúc thông điệp dữ liệu chia sẻ, công bố công khai dịch vụ chia sẻ dữ liệu từ các cơ sở dữ liệu của mình và kết nối với Nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu quốc gia để dữ liệu được lưu thông thông suốt theo quy định của pháp luật.
Các đơn vị tích cực phát triển dữ liệu mở và mở dữ liệu thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong cộng đồng. Bộ TTTT đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục dữ liệu mở của cơ quan nhà nước ưu tiên triển khai. Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành, các địa phương cần chi tiết hóa thành kế hoạch và triển khai nhanh chóng để làm cơ sở kích thích phát triển kinh tế số, xã hội số.
Trúng độc đắc 205 tỷ đồng khi mua Vietlott theo sinh nhật vợ Chủ nhân giải thưởng Vietlott hơn 205 tỷ đồng cho biết dãy số trúng thưởng của tấm vé may mắn được ông mua dựa trên ngày sinh nhật của vợ. Sáng 22/7, Công ty Xổ số Điện toán Việt Nam (Vietlott) đã tổ chức lễ trao thưởng cho 2 tỷ phú Jackpot trúng giải trong 2 kỳ quay số liên tiếp là 748...