Gắn đào tạo nghề với doanh nghiệp giúp học sinh, sinh viên ra trường sớm có việc làm
Việc kết nối giữa doanh nghiệp (DN) và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp gần đây mang lại hiệu quả, tạo được nhiều vị trí việc làm cho học sinh, sinh viên (HSSV), người học trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ( cao đẳng, trung cấp).
Khoảng trên 80% người học nghề tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.
Mới đây, Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Nguyễn Ngọc Sơn có chất vấn Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) về vấn đề đào tạo nghề. Theo ông Nguyễn Ngọc Sơn, nhìn cả chặng đường phát triển cho thấy, bảo hiểm (BH) thất nghiệp mang lại lợi ích cho cả người lao động (NLĐ) và chủ sử dụng lao động (SDLĐ), nhằm sớm đưa NLĐ thoát khỏi tình trạng mất việc làm.
Cụ thể, số người được hỗ trợ học nghề có xu hướng tăng qua từng năm, đặc biệt từ sau khi Luật Việc làm có hiệu lực thi hành. Năm 2010 mới có 270 người được hỗ trợ học nghề, thì đến năm 2020 tăng lên hơn 41.973 người với tổng số tiền chi hỗ trợ trên 148 tỷ đồng. Tuy nhiên, nếu so sánh với tổng số người hưởng trợ cấp thất nghiệp, thì số lượng người học nghề chưa cao, mới chiếm khoảng 4,18% số người hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Nguyên nhân chủ yếu là do đa số người thất nghiệp là lao động phổ thông, đời sống khó khăn, không có nguồn dự trữ hoặc hỗ trợ khác. Vì vậy, khi bị mất việc, NLĐ chỉ quan tâm đến việc hưởng trợ cấp thất nghiệp mà không mặn mà với việc học nghề.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, thời gian hỗ trợ học nghề ngắn (tối đa 6 tháng) nên chưa đáp ứng được một số ngành nghề trình độ trung cấp trở lên. Các Trung tâm dịch vụ việc làm (DVVL) ngoài đóng vai trò là nơi tiếp nhận hồ sơ, giải quyết trợ cấp thất nghiệp, còn có vai trò hỗ trợ đào tạo, giới thiệu việc làm cho NLĐ.
Tuy nhiên, hiện chưa có liên kết giữa cơ sở đào tạo với DN để xác định đúng nhu cầu; các lớp học nghề chủ yếu vẫn dạy lái xe, may mặc, cắm hoa, tin học… nên chưa phù hợp với nhu cầu của thị trường.
Vì vậy, ĐBQH đặt vấn đề: Hệ thống đào tạo nghề đã đáp ứng nhu cầu thị trường lao động chưa? Xét từ thực tế thì doanh nghiệp (DN) thực sự có nhu cầu đào tạo để duy trì việc làm thông qua hệ thống giáo dục nghề nghiệp của ngành LĐTBXH không và giải pháp để hệ thống đào tạo nghề đáp ứng được nhu cầu thị trường lao động?
Trả lời chất vấn của ĐBQH Nguyễn Ngọc Sơn bằng văn bản, Bộ trưởng Bộ LĐTBXH cho biết: Về hệ thống đào tạo, giáo dục nghề nghiệp trong khoảng 5 năm gần đây cho thấy, kết quả đã được Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội đánh giá cao trên toàn bộ cục diện, trong các diễn đàn cũng như đánh giá những mặt chưa đạt được của giáo dục nghề nghiệp để đổi mới, phát triển linh hoạt trong thời gian tới và giai đoạn tiếp theo.
Đặc biệt, đào tạo nhân lực trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng vẫn là câu chyện dài để củng cố và phát triển, tiến tới mục tiêu chung là chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động không giới hạn. Trong giáo dục nghề nghiệp nói riêng, chất lượng nguồn nhân lực cũng không nằm ngoài quy luật đó.
Theo Bộ LĐTBXH, hiện kỹ năng của NLĐ Việt Nam được nâng tầm, khi Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã xếp hạng chất lượng đào tạo giáo dục nghề nghiệp tăng 13 bậc năm 2019. Đáng chú ý, trong các kỳ thi kỹ năng nghề ASEAN và thế giới, thành tích của các thí sinh luôn được cải thiện; năm 2019 lần đầu tiên Việt Nam giành Huy chương Bạc tại Kỳ thi kỹ năng nghề thế giới tổ chức tại Liên bang Nga, xếp thứ 25/63 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia. Những kết quả trên khẳng định giáo dục nghề nghiệp đã có bước chuyển quan trọng về chất và lượng, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển đất nước.
Bên cạnh đó, kỹ năng nghề nghiệp của HSSV tốt nghiệp các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã được nâng lên; NLĐ qua giáo dục nghề nghiệp tham gia vào hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân và đã đảm nhận được các vị trí, công việc phức tạp mà trước đây phải do chuyên gia nước ngoài thực hiện (lĩnh vực viễn thông, dầu khí, cầu đường…); khoảng trên 80% người học tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm ngay sau khi tốt nghiệp, ở một số nghề và cơ sở giáo dục nghề nghiệp đạt trên 90%, đặc biệt có nhiều trường ở nhiều ngành, nghề đạt tỷ lệ 100%.
Chính vì vậy, giáo dục nghề nghiệp và thị trường lao động vẫn cần thiết phải gần nhau hơn, kết nối với nhau chặt chẽ hơn cùng với DN để tiếp tục đào tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng, linh hoạt, đáp ứng được các yêu cầu đổi mới, thay đổi của thị trường lao động.
Về vấn đề DN có nhu cầu đào tạo để duy trì việc làm thông qua hệ thống giáo dục nghề nghiệp của ngành LĐTBXH hay không, Bộ trưởng Bộ LĐTBXH cho biết: Thực tế hiện nay có nhiều người tham gia thị trường lao động dưới dạng chính thức và phi chính thức, có cả NLĐ đã qua đào tạo có chứng chỉ, bằng cấp và NLĐ không có chứng chỉ, bằng cấp hay NLĐ thời vụ… Điều này gây không ít khó khăn cho xã hội nói chung và ngành LĐTBXH nói riêng trong việc quản lý và thực thi chính sách.
Việc kết nối giữa DN và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhiều năm gần đây đã đạt hiệu quả, tạo được nhiều vị trí việc làm cho HSSV, người học trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Điều này thể hiện thông qua việc gắn kết của nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp với DN trong và ngoài nước; cũng như ở trong mọi khâu của quá trình đào tạo. Các bên hợp tác với mục tiêu cả hai bên cùng có lợi.
Nghị quyết của Đảng bộ LĐTBXH và nhiều Chỉ thị, Quyết định của Chính phủ cũng đều nhấn mạnh sự cần thiết, đột phá của giáo dục nghề nghiệp trong việc gắn kết 3 nhà: “Nhà trường – Nhà Doanh nghiệp – Nhà nước”. Đồng thời, kỹ năng nghề của NLĐ được coi trọng vì đây là tiền lệ của thế giới để hướng tới sự phát triển chung. Do vậy, DN và cơ sở giáo dục nghề nghiệp sẽ là mối quan hệ hữu cơ không thể tách rời trong cả hiện tại và tương lai, để tạo việc làm, duy trì việc làm và đảm bảo an sinh xã hội.
Hỗ trợ lao động thất nghiệp tại hòa nhập thị trường lao động
Thống kê của Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, qua 11 tháng năm 2021, số lượng lao động làm hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn Thành phố là trên 60.600 người, giảm 20% so với cùng kỳ năm ngoái.
Lao động đến khai thông tin tìm kiếm việc làm tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội.
Đánh giá về việc này, từ góc độ thị trường lao động, ông Vũ Quang Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội cho biết, số lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp giảm so với năm ngoái thể hiện rằng, năm nay tính ổn định của các doanh nghiệp trong khu vực chính thức càng được cải thiện, mức độ gắn bó với doanh nghiệp của người lao động cũng cao hơn.
Mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhưng có thể do các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội đã có những cơ chế chính sách giữ chân người lao động, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh.
Dự báo về tình hình tuyển dụng trong thời gian tới, ông Vũ Quang Thành cho biết, hiện các hoạt động tuyển dụng tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội và các tỉnh phía Bắc cũng như toàn quốc đang được tiến hành kết nối thường xuyên khớp nới cung - cầu lao động.
"Thời điểm cuối năm là giai đoạn hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp rất sôi động, nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố có xu hướng tăng so với quý trước. Do đó, nhiều doanh nghiệp sẵn sàng chi trả mức lương hấp dẫn hoặc lương thỏa thuận riêng với ứng viên nếu đáp ứng được yêu cầu", ông Vũ Quang Thành cho biết thêm.
Trước đó, theo Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, đại dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực đến thị trường lao động, việc làm của Việt Nam cũng như trên thế giới, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của từng người lao động, từng doanh nghiệp. Đặc biệt, đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 vừa qua hết sức nghiêm trọng. Lần đầu tiên dịch "tấn công" vào các doanh nghiệp tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, để lại hậu quả hết sức khó lường, cần nhiều thời gian, biện pháp để khôi phục.
Trong bối cảnh đó, Chính phủ cũng như các cấp chính quyền TP Hà Nội đã rất quyết liệt, nhanh chóng, kịp thời ban hành các chính sách, nghị quyết để hỗ trợ trực tiếp cho người lao động, doanh nghiệp, để làm sao hạn chế thấp nhất việc sa thải, giúp doanh nghiệp giữ người lao động.
Theo Bảo hiểm xã hội Hà Nội, đến ngày 30/11, gần 4.000 tỷ đồng chi trả trên 1,6 triệu lao động từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp, đạt trên 95% (trong đó trên 1,5 triệu người lao động đang tham gia Bảo hiểm thất nghiệp và trên 90.000 người lao động đã dừng tham gia Bảo hiểm thất nghiệp được hưởng gói hỗ trợ).
Hà Nội thông báo 15 địa chỉ giao dịch trực tuyến hưởng trợ cấp thất nghiệp Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội tạm dừng các giao dịch trực tiếp đối với người lao động đến làm các thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp. Các giao dịch làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp trong thời gian này được chuyển sang hình thực trực tuyến. Giao dịch việc làm, giải quyết thủ tục qua hình thức...