Gần cưới lại chán chồng là sao?
Chúng em quen nhau được hơn 2 năm, cuối năm nay sẽ kết hôn. Nhưng càng gần ngày cưới em lại càng không có cảm giác háo hức, mong chờ mà thay vào đó là mệt mỏi và cáu gắt. Em thấy tình yêu với anh không còn như trước.
Lúc trước anh nói gì em cũng thấy đúng và nghe theo răm rắp, còn bây giờ thì em hay cãi lại hoặc cảm thấy thất vọng vì thói áp đặt của anh. Nếu như trước đây những thói quen, cử chỉ của anh em đều thấy gần gũi và chân chật thì giờ hễ anh nói gì, làm gì em đều cảm thấy vô duyên, “màu mè”. Đặc biệt là trước đây em chăm sóc anh xuất phát từ tình thương yêu và cảm thấy vô cùng hạnh phúc thì giờ đây em cũng chăm sóc anh nhưng chỉ mang tính nghĩa vụ, làm cho có mà thôi.
Chúng em đang trong giai đoạn chuẩn bị cưới nhưng với tâm trạng này em thấy mình không hứng thú và háo hức mà em vẫn phải cố tỏ ra là đang vui vẻ chuẩn bị. Điều đó làm em thật sự cảm thấy mệt mỏi và chán nản, vô tình em cũng hay cáu gắt và nói những câu không hay với anh. Xin cho em lời khuyên là em có còn yêu anh hay không và em phải làm sao trong những ngày sắp tới? Em xin cảm ơn. ( Hong Hoa).
Ảnh: thinkstock photos.
Trả lời:
Chào bạn!
Theo góc nhìn của tôi, tình yêu của các bạn như sau: Bạn và anh ấy đang cùng nhau bước đến nấc thang tình yêu được gọi là “thay đổi”. Đây là cung bậc cảm xúc thứ năm trong tình yêu mà tất cả đều phải trải qua mới có thể bước đến nấc thang tiếp theo. Cảm giác của bạn cũng gần như các bạn khác nhưng riêng bạn là chuẩn bị bước vào hôn nhân.
Nói như vậy để bạn hiểu rằng bạn đã vượt qua rất nhiều thử thách để đến được nấc thang này. Nhưng bạn vẫn đang trong cuộc chạy đua với rất nhiều thử thách tiếp theo cho tình yêu của mình.
Ở giai đoạn này, bạn cảm thấy mọi việc bị thay đổi hoàn toàn về cả con người anh ấy và cảm xúc của bạn. Cộng thêm các áp lực đưa đến từ việc chuẩn bị mọi thứ cho ngày cưới của mình, khiến bạn mất kiểm soát hành vi cũng như tình cảm. Điều này cũng xảy ra như vậy cho anh ấy, quá nhiều áp lực dễ khiến ứng xử của mình làm đối phương hiểu lầm. Từ đó cảm nhận được sự thay đổi của đối phương và làm cả hai lung lạc niềm tin và tình yêu dành cho nhau.
Thử thách đặt ra là phải vượt qua việc “phán xét” đối phương và gạt qua hình mẫu người yêu lý tưởng trong suy nghĩ của bạn. Hình ảnh người yêu lúc này không còn quá hoàn hảo và đầy thi vị như lúc mới yêu nữa.
Khi bạn quyết định đi tiếp?
Video đang HOT
Trong tình yêu, không có phạm trù “đúng – sai” mà chỉ có một phạm trù là còn yêu nhau không? Chúng ta còn muốn tiếp tục nữa hay không? Quyết định đi đến kết hôn là quyết định lớn nhất trong cuộc đời của mỗi người. Trong giai đoạn này có rất nhiều ý kiến, lời khuyên từ nhiều phía, vì tất cả đều mong muốn điều tốt đẹp sẽ đến cho bạn.
Tôi gợi ý: bạn nên nhắm mắt lại và “lắng nghe bằng trái tim” mọi sự việc đang diễn ra xung quanh tình yêu của mình để quyết định đi tiếp nữa hay không? Bạn quyết định như thế nào không phải là trọng yếu mà là kế hoạch thực hiện của bạn theo quyết định đó như thế nào?
Bạn có quyền dừng lại bất cứ lúc nào, nếu như điều đó làm cho bạn cảm thấy thoải mái và tâm trạng nhẹ nhàng hơn. Trong thực tế tôi đã được tiếp nhận những câu chuyện thông qua tổng đài 1088 tư vấn tâm lý chia sẻ rằng cô dâu bỏ chạy ngay khi đang làm lễ thành hôn. Cũng như quyết định của Bill Gate không học tiếp đại học khi đang theo học năm thứ hai – Đại học Harvard, cũng vì ông có kế hoạch thực hiện ước mơ riêng của mình là thiết lập nên một “vương quốc” Microsoft khổng lồ đã và đang chi phối, tác động vào nhiều lĩnh vực của cuộc sống.
Như vậy, kế hoạch của chúng ta là gì nếu như bạn quyết định đi tiếp, tức là bạn chấp nhận tất cả thử thách của tình yêu. Chấp nhận con người thực tế của anh ấy, con người đang làm cho bạn cảm thấy chán nản.
1. Nhìn lại đoạn đường mà cả hai đã đi qua:
Bạn đã nhận ra bản thân mình hiện tại cũng cáu gắt và dùng những lời không hay với anh ấy. Khác hoàn toàn với trước đây, khi mới yêu với cung bậc “nồng nàn”, lúc đó bạn là người hết mình cho tình yêu. Đây chỉ là gợi ý điển hình để bạn có thể suy rộng ra ở những biểu hiện khác như:
- Khi bất đồng ý kiến nào đó của cả hai có lúc người này sẽ nhường nhịn người kia
- Biểu hiện sự chân thật và rộng lượng cho đối phương biết bằng cách luôn bỏ qua các lỗi lầm của nhau để được tiếp tục yêu. Lúc đó các bạn đã đem lại cho nhau cảm giác ấm áp và chân thành vì biết rằng người kia yêu mình.
Hiện tại các bạn hoàn toàn yên tâm khi biết tình yêu đã được xác định. Nhưng giai đoạn này, cả hai lại tiếp tục nâng cao tình yêu với nhu cầu mới. Đó không phải tấm lòng của đối phương dành cho mình nữa mà là đối phương có thông hiểu được tất cả những gì bạn muốn hay không? Khi bạn buồn, vui hay bất kỳ hoạt động nào khác đối phương có biết xử sự đúng cách để làm cho mình thích theo cách nghĩ là chúng ta hợp nhau hay không?
Cho nên giai đoạn này các cặp đôi thường có cách cư xử như một người ra đề bài và giấu đi đáp án buộc người kia phải giải. Và các bạn sẽ tự dằn vặt nhau bằng những bài giải chưa đúng đáp án hay đại loại như “bắt khó” nhau vì bài giải chưa hoàn hảo và chưa hoàn toàn trùng khớp với đáp án.
2. Kế hoạch thay đổi, cải thiện, xây dựng và vun đắp:
- Bạn dành thời gian để tìm ra các nguyên nhân vì sao cả hai thường hay cãi nhau, vạch ra bao nhiêu trường hợp dẫn đến bất hòa mỗi khi gặp anh ấy. Tôi nghĩ đây là nguyên nhân chính làm cho bạn cảm thấy chán nản chính bản thân cũng như cảm giác mệt mỏi khi gặp anh ấy.
- Bạn thiết lập lại thời gian biểu trong ngày, trong tuần sao cho hợp lý, hài hòa giữa công việc và thời gian dành cho anh ấy. Bên cạnh đó thời gian dành cho bản thân cũng được sắp xếp nhất định.
Nếu như xem qua bạn vẫn thấy khó có thể vượt qua được thử thách lần này thì các thái độ dưới đây sẽ là chìa khóa để bạn tự mở cách cửa cho mình. Bạn thực hiện một cách quán triệt, thì bạn sẽ nhận được rất nhiều động lực tiếp thêm sức cho bạn giải quyết tất cả những điều tôi nêu ở trên:
- Thứ nhất: Đừng dùng lời day dứt, đay nghiến anh ấy trong bất cứ trường hợp nào. Nếu như tình huống bất công khi anh ấy cư xử với bạn: bức xúc của bạn có thể lên đỉnh điểm thì nhớ đến điều thứ nhất này, tốt nhất là im lặng và thoát ra khỏi nơi đó càng nhanh càng tốt.
- Thứ hai: Phải biết luôn sử dụng lời khen những điểm tốt của anh ấy. Có thể bạn thấy được những hành động, cử chỉ của anh ấy là “màu mè”, nhưng xét cho cùng điều anh ấy làm xuất phát từ động cơ tốt (không phải từ động cơ muốn làm tổn thương hay tổn hại đến bạn) thì anh ấy vẫn xứng đáng nhận một lời cám ơn hay một lời khen tặng.
- Thứ ba: luôn giữ thái độ lịch sự và có lễ độ với anh ấy. Ghi nhớ rằng điều này thực hiện trong bất kỳ trong trường hợp nào! Thậm chí khi bạn quá giận anh ấy thì những câu nói lịch sự luôn luôn có giá trị hơn là những câu nói dằn vặt hay nổi nóng.
Bên cạnh đó vẫn hiệu quả hơn nếu như bạn tận dụng được các thái độ như dùng những lời động viên, thái độ nâng niu, chăm sóc, những món quà tặng không chỉ đơn giản là vật chất cộng thêm sự tận tụy (bao gồm: việc tỏ ra hết lòng hết sức, có trách nhiệm, không nề gian khổ, không ngại hy sinh).
Khi thực hiện tất cả những điều đó, bạn sẽ nhận ra câu trả lời cho tình yêu của mình. Xin chúc bạn vượt qua mọi thử thách để tìm được hạnh phúc bên cạnh người mình yêu!
Theo VNE
Bộ trưởng Công Thương kêu gọi tiêu dùng có trách nhiệm
Cho rằng hầu hết hàng giả, kém chất lượng đều là nhập lậu, cơ quan chức năng chưa thể kiểm soát hết, vì vậy Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đề nghị người tiêu dùng có trách nhiệm hơn khi lựa chọn, mua sắm hàng hóa.
Bộ trưởng Công Thương là thành viên đầu tiên của Chính phủ đăng đàn trả lời chất vấn trước Quốc hội kỳ này. 13 vấn đề các đại biểu nêu ra từ trước đã được ông giải trình bằng văn bản. Trong phần chất vấn đầu giờ sáng 12/11, Bộ trưởng tiếp tục nhận được 4 ý kiến khác tại hội trường xoay quanh các vấn đề nóng của doanh nghiệp, người tiêu dùng trong bối cảnh kinh tế khó khăn.
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng báo cáo tồn kho một số ngành. Ảnh: Hoàng Hà.
Chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường là câu chuyện được đặc biệt quan tâm thời gian gần đây khi liên tiếp có những vụ hàng giả, hàng kém chất lượng được phanh phui. Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hà (Hà Nội) xung quanh trách nhiệm của ngành công thương, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng thừa nhận dù có nhiều cố gắng, việc quản lý hiện vẫn còn nhiều bất cập.
Theo ông Hoàng, với các mặt hàng nhập khẩu được đưa qua đường chính ngạch, nơi có đầy đủ các lực lượng quản lý chất lượng, biên phòng, chất lượng được kiểm soát chặt chẽ hơn. Thống kê cho thấy hầu hết hàng kém chất lượng đều có nguồn gốc từ nhập lậu, được đưa qua biên giới qua đường mòn, lối nhỏ, cơ quan chức năng chưa kiểm soát hết được.
Về việc quản lý thị trường trong nước, đại diện ngành công thương nhận định quản lý thị trường phải đi đầu. Tuy nhiên ông cũng đề nghị người tiêu dùng có trách nhiệm hơn với các hàng hóa tiêu dùng: "Nếu người tiêu dùng kiên quyết nói không với hàng kém chất lượng thì các mặt hàng này chắc cũng khó tiêu thụ", ông Hoàng nhận định.
Câu trả lời này của ông Hoàng không mới và cũng không làm hài lòng người hỏi. "Không phải ai cũng hiểu rõ chất lượng, nguồn gốc của hàng hóa để có thể trở thành người tiêu dùng thông thái và có lựa chọn thông minh. Đề nghị cơ quan chức năng công bố đích danh các mặt hàng kém chất lượng, không nên tiêu dùng, cũng như các địa chỉ kinh doanh các mặt hàng này", đại biểu Hà lần thứ hai đứng lên trao đổi lại với người đứng đầu ngành công thương tại buổi chất vấn.
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết ông sẽ tiếp thu đề xuất này, đồng thời đề nghị các cơ quan chức năng cũng có biện pháp tuyên truyền, công bố các sản phẩm chất lượng tốt, trong nước đã sản xuất được để người tiêu dùng có thông tin lựa chọn.
Trước đó, mở đầu phần chất vấn, đại biểu Trương Minh Hoàng (Cà Mau) nêu ra một loạt số liệu về tồn kho tại các ngành công nghiệp. Đại biểu yêu cầu người đứng đầu ngành công thương làm rõ trách nhiệm của việc dự báo, quy hoạch, ảnh hưởng đến tình trạng tồn kho này, bên cạnh lý do ảnh hưởng từ kinh tế thế giới.
Tuy vậy, trong phần trả lời của mình, Bộ trưởng Công Thương lại dành phần lớn thời gian để đưa ra các số liệu cho thấy thực trạng và hướng giải quyết tồn kho tại các ngành sản xuất. Cụ thể, ông cho biết so với thời điểm đầu tháng 6, tồn kho tính đến 1/10 tại khu vực công nghiệp chế biến - chế tạo đã giảm từ 26% xuống 20%, thấp hơn cả cùng kỳ năm 2011.
Bộ trưởng cho biết khối lượng tồn ở một số ngành như than (6,5 triệu tấn, tương đương 19%), thép (190.000 tấn) còn cao, đồng thời thừa nhận công tác quy hoạch, giám sát, quản lý nhập khẩu chưa tốt (với ngành thép). Tuy nhiên, ông cũng khẳng định các cơ quan quản lý đang tích cực triển khai các biện pháp để giảm tồn ở các mặt hàng này. "Đến cuối năm, tồn kho than sẽ về mức bình thường, khoảng 15%", Bộ trưởng cho biết.
Riêng đối với tồn kho phân bón, ông Vũ Huy Hoàng cho biết chủ yếu do tính thời vụ và tình trạng này sẽ được giải quyết khi nông nghiệp bước vào vụ Đông Xuân. Trong khi đó, với tồn kho vật liệu xây dựng, Bộ trưởng cho biết cần giải quyết đồng bộ hơn, cùng với việc thúc đẩy thị trường bất động sản, vốn đang được các cơ quan quản lý tích cực "phá băng".
Câu trả lời của Bộ trưởng Hoàng sau đó được Chủ tịch Quốc hội - Nguyễn Sinh Hùng, người điều hành chất vấn "phê" là chưa trúng, bởi theo ông, câu hỏi của đại biểu chủ yếu nhắm tới nguyên nhân quy hoạch, dự báo, chứ không phải thực trạng tồn kho hiện nay. Do vậy, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Bộ trưởng báo cáo rõ hơn sau giờ giải lao...
Trong phiên thảo luận kinh tế xã hội tại hội trường Quốc hội sáng 30/10, Bộ trưởng Hoàng cho biết tồn kho các ngành sản xuất kinh doanh có xu hướng giảm dần trong quý III. Tại thời điểm 1/6, chỉ số hàng tồn kho ở lĩnh vực công nghiệp chế biến và chế tạo là 34,9%, cao so với thông lệ. Đến mùng 1/10, Bộ trưởng cho biết, chỉ số này giảm xuống còn 20,3%, thấp hơn cùng thời điểm này năm ngoái (đến 1/10/2011, chỉ số tồn kho công nghiệp chế biến và chế tạo, lượng tồn kho là 21,1%).
Tuy nhiên, ông thừa nhận một số mặt hàng như than, xi măng, sắt thép và phân bón, tồn kho vẫn khá cao. Riêng với mặt hàng than, mức tồn kho hợp lý trong giai đoạn sản xuất ổn định là 15%, nhưng hiện tại đang lên tới 19%, cho dù 3 tháng qua ngành than đã cố gắng giúp được tồn kho ở khoảng hơn 1 triệu tấn.
Tồn kho thép đang ở mức cao kỷ lục, tăng 40% so với cùng kỳ. Theo Bộ trưởng, lý do là cung vượt quá cầu khi có một số dự án vượt quy hoạch và nhập khẩu nhiều. Mặt khác, hoạt động xây dựng của các hộ gia đình cũng như của nhà nước đều giảm mạnh so với trước. "Chúng tôi đã làm việc với Hiệp hội Thép, với Tổng công ty Thép Việt Nam để điều chỉnh lại mức sản xuất cho phù hợp", ông nói.
Theo VNE