Gần cưới còn “bỏ của chạy lấy người” vì một thói xấu của bạn gái
Nhiều người nói: “Lựa chọn kết hôn nên xuất phát từ tình yêu”. Nhưng nhiều khi chỉ cảm giác yêu thôi là chưa đủ, cần tỉnh táo nhìn nhận xem đối phương là người thế nào, có phù hợp với mình hay không.
Lê Quang và bạn gái quen nhau được một năm do người thân giới thiệu. Lẽ ra thì hai người đã định tiến tới hôn nhân nhưng lời nói của bạn gái khiến Lê Quang bị “ngợp” và quyết định phải suy nghĩ lại. Cô bạn gái đã nói gì mà có thể thay đổi tình hình 180 độ như thế?
Ảnh minh họa: 163.
Bạn gái Lê Quang có công việc ổn định, thu nhập cũng không đến nỗi tệ, tầm vài ba chục triệu/tháng. Nhưng anh nhận thấy nhiêu đó chưa đủ cho bạn gái sống hàng ngày.
Cô ấy thường xuyên hỏi vay tiền bạn bè. Mọi người cho cô ấy vay vì thể diện, nhưng cô ấy không bao giờ trả tiền đúng hẹn, có khi cũng không hẹn bao giờ sẽ trả lại tiền cho họ. Nhiều người đến lúc cần đòi cô ấy không được thì tìm sang Quang để đòi. Tất nhiên là anh sẽ trả cho bạn gái.
Nhưng bạn gái của Quang không dừng lại ở đó. Không chỉ vay bạn bè tiền tiêu vặt, mua đồ hiệu, cô ấy còn vay tiền ngân hàng để đầu tư. Cô ấy có khoản vay vài trăm triệu, đến lúc cần thanh toán, lại gọi Quang đứng ra trả hộ.
Vốn dĩ hai người định sẽ kết hôn nên Quang không ngại chuyện thay bạn gái trả tiền cho ngân hàng, nhưng anh cho rằng mình có quyền được biết bạn gái đã chi tiêu như thế nào, tại sao cô ấy luôn sống trong cảnh thiếu trước hụt sau như vậy.
Video đang HOT
Đáng tiếc là bạn gái từ chối chia sẻ với Lê Quang. Cô ấy cho rằng chi tiền cho vợ/bạn gái là nghĩa vụ của đàn ông, còn hỏi cô ấy đã chi tiêu thế nào thì đó lại là kiểm soát, gia trưởng. Cô ấy bây giờ và cả sau này đều sẽ không có nghĩa vụ kê khai cho anh xem mình đã chi tiêu thế nào, “tiền của em kiếm được là tiền của em, tiền của anh cũng là tiền của em, có vậy hẵng cưới”, cô ấy nói.
Vốn dĩ ngay từ đầu khi có ý định kết hôn, Quang cũng muốn sau này được đưa hết tiền cho vợ tay hòm chìa khóa mà không cần toan tính. Song nếu lấy một người vợ như thế này, thì việc giao hết cho cô ấy mà không cần quản lý lại có vẻ quá mạo hiểm.
Đàn ông thành đạt hay không do bàn tay người đàn bà đứng sau, anh không muốn công sức tuổi trẻ của mình trở nên đổ sông đổ bể, về già không có một xu chỉ vì một người vợ tiêu xài hoang phí chỉ biết “nã” tiền chồng.
Ngẫm nghĩ thêm, Lê Quang lại thấy bạn gái thật ra rất ích kỷ. Cô ấy được mẹ bạn trai tặng quà rất nhiều nhưng khi bà ốm, cô ấy không hề đến thăm chứ đừng nói tới quà cáp. Lúc bàn chuyện cưới, bố mẹ cô ấy hỏi Quang chuyện “đã có nhà riêng chưa, lấy nhau rồi hai đứa sẽ ở đâu, đừng để cho vợ con sau này phải khổ”…
Họ cũng “ra giá” tiền thách cưới 100 triệu, trong khi theo suy nghĩ của Quang, đó chỉ là thủ tục mang tính tượng trưng, hình thức, hai người sau này sống với nhau hạnh phúc mới là điều quan trọng.
Mang suy nghĩ này nói với bạn gái để bạn gái về bàn lại với bố mẹ, anh lại được cô ấy phân tích rằng: “Mấy đứa bỏ học lấy chồng thì có thể theo không về nhà chồng, học hết phổ thông chỉ cần tiền lễ vài triệu đồng, học hết cao đẳng đi lấy chồng thì thách cưới vài ba chục triệu. Em được bố mẹ nuôi học hết đại học, lại đi làm kiếm ra tiền, tính ra giá thị trường, mỗi tháng em kiếm vài chục triệu mang về cho nhà anh, 100 triệu còn rẻ đấy!”.
Nghe bạn gái nói Quang chỉ còn biết tròn mắt ngạc nhiên: “Nói thế là nhà anh bỏ tiền “mua” em sao? Đối với người sẽ lấy làm vợ, anh coi trọng hơn thế, nhưng không phải theo cách quy ra giá thị trường như thế này”. Từ lúc ấy, kế hoạch đám cưới của họ rơi vào bế tắc.
Một cô gái không biết căn cơ, không nhìn xa trông rộng, kiếm được một tiêu hết 10, có tâm lý ỷ lại, dựa dẫm, “bóc lột” đàn ông, chắc chắn là cô gái sẽ khiến đàn ông e ngại nhất khi tính đến chuyện cưới về làm vợ.
Cách vượt qua áp lực khi sinh con đầu lòng
Con đầu lòng của chị chào đời sớm hơn dự kiến khoảng một tháng nhưng con vẫn là một em bé hoàn toàn khỏe mạnh.
Ảnh minh họa.
Chị chưa từng được trải nghiệm cảm giác nào hạnh phúc và tuyệt vời hơn thế. Nhưng ngay sau đó, chị chợt lo lắng mình sẽ không thể bảo vệ con một cách trọn vẹn. Hai tháng đầu, ai cũng bảo chị sinh con và nuôi con quá dễ dàng. Con là một đứa trẻ ngoan. Lúc ấy chị cũng nghĩ mình là người mẹ may mắn nhất thế giới.
Lần đầu tiên tắm cho con, chị đã khóc vì thấy con quá xinh xắn và hoàn hảo. Nhưng khoảng thời gian đen tối bắt đầu. Cứ khoảng 6 giờ tối là con khóc. Chị cố gắng dỗ con trong nhiều giờ nhưng con không ngừng khóc. Sau vài ngày, chị đưa con đến bác sĩ vì chị chắc chắn có điều gì đó không ổn.
Họ xoa dịu nỗi sợ hãi của chị và nói rằng con có thể bị nhiễm vi-rút, nó sẽ biến mất trong vài ngày tới. Chị đưa con về nhà, cố gắng giúp con vượt qua điều này. Nhưng sau một tuần con vẫn la hét hàng đêm.
Chị cũng nhận được lời khuyên từ bạn bè và người thân. Họ bảo chị nên tắm cho con nhiều hơn để xoa dịu con. Bác sĩ khuyên chị kê nệm cũi hoặc để con ngủ trên ghế ô tô. Chị đưa con đi dạo gần như mỗi đêm, cố gắng tìm mọi cách để xoa dịu con nhưng chẳng có tác dụng.
Tiếng khóc của con trở thành nỗi ám ảnh khi chị bắt đầu đi làm trở lại. Chị trở nên quẫn trí và yếu đuối. Chị muốn ôm con và yêu thương con, nhưng chị nghĩ sự hiện diện của mình chỉ khiến con trở nên tồi tệ hơn.
Một buổi tối sau nhiều tháng khóc lóc, chị bực bội vì cảm thấy mình không thể thay đổi tình hình. Chị biết mình đã mất kiểm soát. Chị đặt con xuống cũi, mang máy hút bụi vào phòng và để nó chạy bên cạnh cũi, hy vọng âm thanh sẽ làm con ngừng khóc. Nhưng điều đó cũng không có tác dụng.
Trước khi chị có thể ngăn mình lại, chị đã xông vào phòng và chạy đến bên cũi. Chị hét lên bằng tất cả sức lực mình đang có. Sau đó, chị nhìn xuống đứa con bé bỏng của mình và cảm giác tội lỗi ập đến.
Chị ôm con vào lòng, òa khóc: "Mẹ xin lỗi, mẹ xin lỗi con". Chị cảm thấy rất kinh khủng về điều đó, chị đã cố gắng chia sẻ với mẹ đẻ những sự việc xảy ra trong ngày, nhưng không thể diễn tả hết vì xấu hổ. Chị chỉ có thể nói rằng chị đã quá khắc nghiệt với đứa con bé bỏng của mình.
Chị đưa con trở lại phòng khám của bác sĩ vào ngày hôm sau. Chị van nài họ tìm ra điều gì đang xảy ra với con. Bác sĩ đưa con gái chị vào và giao cho y tá. Sau đó ông ấy kéo chị ra ngoài, nói rằng hành động của chị đang khiến tình trạng của con tồi tệ hơn... Đó chỉ đơn giản là một trường hợp đau bụng.
Ngày hôm sau, ngay sau khi đến nơi làm việc, sếp đã kéo chị sang phòng riêng. Cô ấy bảo dường như chị đang lao vào công việc hàng ngày, thần sắc của chị rất kém... Cô ấy nhắc nhở chị nên cân bằng lại cuộc sống. Cuối cùng, chị phải nghỉ việc trong hai tháng rưỡi tiếp theo để cố gắng chữa lành và kết nối với chính mình.
Con gái chị hiện đã 3 tuổi rưỡi. Con rất vui vẻ và khỏe mạnh. Khi mang thai đứa con thứ hai, nỗi sợ hãi và lo lắng trước đây dần trở lại trong suy nghĩ của chị. Nhưng rất may, những đêm kinh hoàng đó không bao giờ đến nữa. Con là một cậu bé vui vẻ và khỏe mạnh.
Chị nghĩ bất kể nỗi sợ hãi nào từng trải qua cũng đã nhanh chóng biến mất trong niềm vui vì giờ đây chị có hai đứa con để yêu thương và họ dành trọn từng đêm bình yên bên nhau.
Chồng đưa bạn gái về nhà ép vợ ly hôn, tôi nói câu làm anh cúi mặt Thấy bộ dạng hí hửng của chồng, tôi không sốc mà rất thoải mái nhường chồng cho tình địch. Lấy nhau được 8 năm, vợ chồng tôi không ít lần cãi vã chỉ vì những chuyện cỏn con. Ban đầu là chuyện chồng cấm vợ về quê ngoại nhưng lại liên tục bắt về quê nội. Yêu cầu vô lý ấy khiến tôi...