Gần chục năm xa cách vì chiến tranh, 5 cha con bất ngờ gặp nhau tại Hà Nội
Năm 1955, ngày đón Đảng, Chính phủ về tiếp quản Thủ đô, cụ Hồ Kỷ được Chính phủ mời ra Hà Nội dự lễ duyệt binh lớn nhất của Quân đội ta hồi đó. Điều đặc biệt bất ngờ là chính tại đây, cụ được gặp lại bốn người con trai từ các chiến trường sau 8, 9 năm xa cách…
Tháng 4/1958, toàn thể gia đình cụ được lên hoạ báo Quốc gia và được xuất bản 5 thứ tiếng (Việt Nam, Trung Quốc, Liên Xô, Pháp và Anh).
Một gia đình có 9 người con (6 trai, 3 gái, trong đó có 4 con dâu và 2 con rể) thì cả 9 người đều là đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam; 6 người con trai đều tham gia hoạt động cách mạng, trong đó có 5 người con gia nhập Quân đội, kinh qua nhiều chiến trường.
Đó là câu chuyện về gia đình cựu chiến binh Hồ Văn Luyện ở xóm Trường Cửu, xã Hùng Tiến, Nam Đàn, Nghệ An. Ông năm nay đã 89 tuổi nhưng còn rất minh mẫn. Ông kể với chúng tôi về gia đình cách mạng của mình: Bố ông là cụ Hồ Kỷ, sinh năm 1891 tại xã Nam Lạc (nay là xã Hùng Tiến) – cái nôi của phong trào xô viết Nghệ Tĩnh 1930-1931, là một trong những thanh niên Nam Đàn sớm giác ngộ cách mạng, cụ gia nhập Đảng cộng sản Đông Dương tháng 6 năm 1930.
Trong kháng chiến chống Pháp nhà ở của cụ là cơ sở nuôi giấu cán bộ cách mạng và in ấn truyền đơn, tuyên truyền nhân dân chống lại ách đô hộ của thực dân Pháp. Cụ bị giặc Pháp bắt giam, đánh đập tra tấn dã man, nhà cửa bị đốt phá hoàn toàn, của cải bị cướp bóc. Sau 2 năm giam cầm, chúng không khai thác được gì nên buộc phải trả tự do cho cụ.
Sau khi ra tù, do bị tra tấn, cụ bị bại liệt cả hai tay, phải nhờ gia đình của người anh vợ nuôi dưỡng một thời gian, sức khoẻ mới dần bình phục, cụ lại tiếp tục hoạt động cách mạng.
Năm 1939 với mục đích vận động các gia đình địa chủ, lý trưởng trong địa phương tham giúp đỡ cách mạng, cụ mở hội cày thuê tại xã Thanh Lâm (Thanh Chương) để che mắt địch.
Ngày tổng khởi nghĩa cụ tham gia cướp chính quyền xã và huyện. Từ năm 1945-1960, cụ tham gia hoạt động ở địa phương, là huyện Ủy viên Huyện uỷ Nam Đàn, công tác tại uỷ ban hành chính kháng chiến liên khu 3, 4. Sau đó trở về địa phương hoạt động tại Huyện uỷ Nam Đàn và được bầu làm Chủ tịch Liên Việt, Việt Minh (nay là Mặt trận tổ quốc).
Những ngày đầu tổng khởi nghĩa mang trong lòng ngọn lửa yêu nước, căm thù quân xâm lược các con tham gia cướp chính quyền rồi lần lượt tham gia hoạt động cách mạng. Trong đó người con cả của cụ là Hồ Trí được cha giác ngộ cách mạng sớm, đã tham gia rải truyền đơn, canh gác bảo đảm an toàn cho các cơ sở cánh mạng ở địa phương hoạt động.
Cánh mạng tháng 8 bùng nổ, ông Hồ Trí là Phó ban khởi nghĩa cướp chính quyền tại địa phương, sau đó được bầu làm Chủ tịch xã Hồng Thịnh, huyện Nam Đàn; rồi được điều lên huyện đảm nhiệm cương vị cán bộ thông tin. Năm 1960 ông được điều về Ty giao thông Nghệ an, sau đó được đảm nhiệm các cương vị Bí thư Đảng ủy, Phó Ty Giao thông Nghệ An.
Con trai thứ 2 của cụ là ông Hồ Văn Tự là cán bộ Ty Công an Nghệ An. Các con trai khác là ông Hồ Văn Luyện, Hồ Văn Mão, Hồ Văn Mậu và Hồ Đại Đồng đều trở thành cán bộ trung, cao cấp của quân đội. Trong đó có Đại tá Hồ Văn Mão (con trai thứ 4 của cụ) – nguyên là Chủ nhiệm Hậu cần mặt trận B5, Quảng Trị, sau đó Chủ nhiệm Hậu cần tỉnh đội Nghệ Tĩnh, đến lúc nghỉ hưu lại tiếp tục đảm nhiệm Chủ tịch Cựu chiến binh huyện Nam Đàn; ông Hồ Văn Mậu nguyên là Thượng tá Phòng Cơ yếu Bộ Tổng Tham mưu QĐNDVN.
Video đang HOT
5 cha con cụ Hồ Kỷ gặp nhau tại Hà Nội.
Năm 1955, nhân ngày đón Đảng và Chính phủ về tiếp quản Thủ đô, cụ Hồ Kỷ là người duy nhất ở Nam Đàn được Chính phủ mời ra Hà Nội dự lễ duyệt binh lớn nhất của Quân đội ta hồi đó. Cũng rất vinh dự cho cụ Hồ Kỷ lúc đó được gặp Bác Hồ và các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước, được chụp ảnh lưu niệm với các đại biểu gia đình cách mạng như đại biểu gia đình liệt sĩ Phan Đình Giót, Bế Văn Đàn, Tô Vĩnh Diện, Cù Chính Lan…
Điều đặc biệt bất ngờ của cụ là được gặp lại bốn người con trai từ các chiến trường sau 8, 9 năm xa cách về đây dự lễ. Gặp nhau vừa mừng vừa tủi, cụ động viên các con tiếp tục cầm chắc tay súng bảo vệ Tổ quốc, phút giây ngắn ngủi càng tăng thêm sức mạnh và ý chí chiến đấu của các con.
Với những đóng góp to lớn, gia đình cụ được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương kháng chiến hạng Nhất, Nhì, Ba. Tháng 4/1958 toàn thể gia đình cụ được đăng lên hoạ báo Quốc gia và được xuất bản 5 thứ tiếng (Việt Nam, Trung Quốc, Liên Xô, Pháp và Anh).
Ông Nguyễn Hưng Đạo – Bí thư chi bộ xóm Trường Cửu (xã Hùng Tiến) – cho biết: “Gia đình cụ Hồ Kỷ thực sự là 1 gia đình cách mạng mẫu mực được cả huyện Nam Đàn biết đến từ cụ cho đến thế hệ con đời cháu sau này; nhân dân chúng tôi hết sức khâm phục và tôn trọng đóng góp to lớn của gia đình cụ Hồ Kỷ. Đến nay các con cụ dù tuổi đã cao, các ông không còn cầm súng chống giặc nhưng các ông tiếp tục trên mặt trận mới chống các tệ nạn xã hội; là tấm gương sáng cho cả dòng họ và con cháu noi theo, sống gần gủi với bà con lối xóm, luôn gương mẫu đi đầu và vận động con cháu chấp hành tốt mọi chủ trương chính sách của địa phương”.
Vợ chồng ông Hồ Văn Luyện – người con thứ 3 của cụ Hồ Kỷ.
Tiếp nối truyền thống gia đình, các cháu của cụ tiếp tục lên đường bảo vệ Tổ quốc, trong đó có cháu là liệt sĩ; cháu đích tôn của cụ là Hồ Việt Hùng cũng là người con trai duy nhất của người con trai cả thi đỗ đại học, tạm gác sách đèn tình nguyện vào chiến trường và tham gia chiến dịch “81 ngày đêm bảo vệ thành cổ Quảng Trị” được kết nạp Đảng trong chiến trường, được phong tặng danh hiệu “dũng sĩ diệt Mỹ” và được cử đi học trường sĩ quan Lục quân I, rồi được giữ lại làm giáo viên tại trường.
Khi đất nước thống nhất, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, anh chuyển ngành về quê nhà đứng trên bục giảng truyền thụ kiến thức, kinh nghiệm chiến đấu và tinh thần yêu nước cho nhiều thế hệ học sinh. Nay anh là Hiệu trưởng Trường trường PTTH Nam Đàn 1.
Cựu chiến binh Hồ Văn Luyện con trai thứ ba của cụ Hồ Kỷ chia sẻ: “Rất tự hào được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Xô Viết anh hùng, trong một gia đình cách mạng, với lòng yêu nước nồng nàn, anh chị em chúng tôi lần lượt tham gia hoạt động cách mạng, người ra chiến trường, người tuyên tuyền và vận động nhân dân vùng lên cướp chính quyền, người lãnh đạo quần chúng đấu tranh, rải truyền đơn.
Chín anh em trong gia đình nay chỉ còn lại 3 người lính năm xưa, chúng tôi luôn phát huy phẩm chất bộ đội cụ Hồ, giữ vững và phát huy truyền thống quê hương, truyền thống gia đình, là tấm gương sáng cho thế hệ con cháu noi theo, dạy bảo con cháu tin tưởng tuyệt đối và trung thành vô hạn với Đảng với Nhà nước, mãi đi theo con đường của Đảng và Bác Hồ đã chọn”.
Ngọc Hoà – Nguyễn Duy
Theo Dantri
Làm theo lời Đảng, lời Bác để bà con noi gương
Dù tuổi đã cao nhưng già làng -đảng viên Alăng Cần vẫn vững vàng như cây lim, cây táu giữa đại ngàn. Ông thường nói: "Là đảng viên thì phải gương mẫu đi trước để dân bản theo sau".
Già Alăng Cần bên vườn keo của gia đình. Ảnh: VGP/Lưu Hương
Già làng Alăng Cần năm nay đã 73 tuổi nhưng luôn là người đi đầu trong mọi hoạt động ở địa phương để bà con dân tộc Cơ Tu, thôn Phú Túc, xã Hòa Phú, Hòa Vang, TP Đà Nẵng tin yêu, noi gương.
Một lần đã tin, mãi mãi giữ niềm tin
Già làng Alăng Cần (thôn phú túc, xa Hoa Phú, H. Hoa Vang, TP Đa Năng), giác ngộ cách mạng khi 20 tuổi, làm người dẫn đường cho cán bộ cơ sở tại địa bàn xã 1 (huyện Đông Giang, Quảng Nam).
Già làng Alăng Cần cho biết ngày ấy nhờ cán bộ cách mạng về thôn bản hoạt động cách mạng, vận động nhân dân theo Đảng, theo Bác, nhờ đó niềm tin về Đảng đã bắt rễ trong ông. Dù biết lam cach mang la gian khô, khó khăn nhưng khi đã quyết tâm thì dù ăn củ mài, củ sắn, ngủ rừng, vượt suối, ròng rã trường kỳ vẫn một lòng theo Đang làm cách mạng đên cung.
Khi ây, ông đươc cơ sơ cach mang chon lam giao liên, tiêp tê, dân đương cho bô đôi. Nhiêu đông chi can bô, bô đôi Khu 2 Hoa Vang đa đươc dân lang che chơ trong suôt nhưng năm khang chiên trương ky.
Phát hiện co cơ sở cach mang tại xã, địch bô rap săn lung dư dôi, ông đã cùng dân làng Cơ Tu đưa can bô lên nui để bí mật để tiếp tục hoạt động.
Do địch chốt chặt các con đường xuống đồng bằng nên việc tiếp tế lương thực rất khó khăn, người dân bản lang Cơ Tu phải bí mật vao sâu giưa đai ngan tim cu chup, cu mai, hai rau đê vưa nuôi sông dân lang va hô trơ can bô.
Trong một lần làm nhiệm vụ bảo vệ khu căn cứ, giữ đường Túy Loan, ông bị thương nặng ở vai, dù vậy ý chí của ông vẫn không sờn và tiếp tục hoạt động cách mạng bởi ông nói, với ông đã "một lần tin Đảng là mãi mãi giữ lòng tin".
Tư sư trương thanh vê y thưc va hanh đông, năm 1975, sau hơn 10 năm hoạt động cách mạng, Alăng Cần vinh dư đươc Chi bô xã 1 (Đông Giang, Quảng Nam) kêt nap vào hàng ngũ Đang.
"Giây phút được đứng vào hàng ngũ Đảng là giây phút vô cùng tự hào, nước mắt rưng rưng. Đây không chỉ là vinh dự lớn lao sau bao nhiêu năm tin, theo Đảng mà bản thân ý thức được là Đảng viên phải luôn là tấm gương sáng, cống hiến hết mình cho dân, cho nước...
Với hơn 40 năm tuổi Đảng, 50 năm theo cách mạng, nhắc đến Đảng, đến Bác Hồ, già làng Alăng Cân luôn tư hao va biêt ơn vì nhơ Đang chi đương dân lôi, ngươi Cơ Tu được sống tự do, ấm no, hạnh phúc.
Nhờ sự vận động tích cực của già làng, những mô hình trồng cây ăn quả đã mang lại thu nhập cao cho đồng bào Cơ Tu. Ảnh: VGP/Lưu Hương
Đảng viên phải làm trước
Sau khi đất nước thống nhất, ông trở về quê hương. Từ năm 1976 -1986, ông làm Trưởng Công an xã, rồi chuyển làm công tác Đảng tại xã Hòa Phú. Sau khi nghỉ hưu, ông được bà con dân bản tín nhiệm và bầu làm già làng thôn Phú Túc, xã Hòa Phú cho đến nay.
Trong những năm tháng ấy, già làng Alăng Cần đã có nhiều đóng góp làm thay đổi nhận thức, giúp bà con dân bản về sinh sống định canh, định cư; xóa bỏ những hủ tục lạc hậu, xây dựng đời sống văn hóa mới, phát triển kinh tế, thoát nghèo.
Già Alăng Cần nhớ lại: Những ngày đầu đât nươc thông nhât, nha ngươi Cơ Tu nao cung ngheo, thiêu đoi triên miên, bà con thôn bản phai lên rưng đôt rây lam nương, sống du canh du cư không ổn định.
"Định canh, định cư" là chính sách lớn, đúng đắn của Đảng, Nhà nước nhưng việc vận động bà con thôn bản thực hiện cũng khó khăn bởi "du canh, du cư" đã là tập quán bao đời nay của đồng bào. Hiểu vậy nên già Alăng Cần vận động người thân trong gia đình mình làm trước, từ đó thuyết phục bà con làm theo.
Để dần xóa bỏ những hủ tục lạc hậu (tảo hôn, ma chay, cưới xin tốn kém, lễ hội đâm trâu...), ông kiên trì đến từng nhà để vận động, phân tích cho bà con hiểu đúng. Ông cũng tham gia hoà giải thành công nhiều vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp trong bà con dân tộc với nhau, giữ vững tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Cũng nhờ vào uy tín, sự kiên trì của già làng Alăng Cần mà đồng bào dần chuyên đôi cơ câu cây trông, vât nuôi, phat triên kinh tê rừng, giúp bà con từng bước thoát nghèo, có thu nhập ổn định.
"Mình được người thôn bản tôn trọng, tin cậy bầu làm già làng thì phải luôn tìm hiểu, lắng nghe ý kiến của bà con. Bà con có khó khăn gì thì tìm cách giúp đỡ, nhờ đó bà con mới nghe, mới tin và làm theo", già làng Alăng Cần cho biết.
Hiện thôn Phú Túc có 112 hộ với trên 426 nhân khẩu, trong đó 109 hộ là người đồng bào Cơ Tu. Nhờ sự quan tâm của Đảng, của chính quyền địa phương và sự vận động kiên trì của già làng Alăng Cần trong bao năm qua nên đến nay tại thôn Phú Túc, đường giao thông nông thôn đã khang trang, sạch đẹp; 100% hô đông bao Cơ Tu không con ơ nha tam, nhà nhà co điên thăp sang, mang lươi phat thanh đa đên tưng gia đình. Ngoài ra, người dân thôn bản còn được chính quyền hỗ trợ phục dưng nha Gươl truyền thống, công chiêng, sản xuất rượu cần để lưu giữ nét văn hoa truyên thông dân tộc mình.
Ông Nguyễn Văn Vân, Bí thư xã Hòa Phú cho biết: Trươc đây, đông bao vung cao con ngheo lăm, nhưng giơ thì khac rôi, cai đoi, bệnh tật, thât hoc, hủ tục lạc hậu đa thât sư bi đây lui.
Ngày nay bà con đã có ý thức tham gia phát triển kinh tế, tạo ra thu nhập ổn định như mô hình trồng cây bơ, cây chuối, trồng cây đậu xanh, cây lúa nước, nuôi gà thả vườn, nuôi vịt, trồng cỏ nuôi bò, trồng rừng, mở rộng mô hình ươm keo giống cung cấp cho nhiều tỉnh/ thành miền Trung... đời sống hòa thuận, no ấm nên ngươi Cơ Tu ơn Đang, ơn Bac Hô nhiêu lăm. Được như vậy là do địa phương có những đảng viên gương mẫu như già Alăng Cần, nói được, làm được theo lời Đảng, lời Bác, làm gương cho bà con
Theo Lưu Hương
Chinhphu.vn
Phát động tặng hiện vật cho Bảo tàng Báo chí Việt Nam Sáng 23/1, Tại trụ sở Báo Nhân dân, Hội Nhà báo VN đã tổ chức lễ phát động hiến tặng hiện vật cho Bảo tàng Báo chí VN khu vực phía Bắc. Đại diên nhiều cơ quan báo chí Trung ương và địa phương cùng nhiều nhà báo lão thành, đại diện các gia đình nhà báo nổi tiếng một thời đã đến...