Gắn bó máu thịt với Đảng
“Vào lúc 9 giờ 55 phút ngày 28-11, với 97,59 % đại biểu tán thành, Quốc hội khóa XIII đã chính thức thông qua Hiến pháp sửa đổi; trong đó, điều 10 của Hiến pháp 1992 đã được giữ lại như nguyện vọng tha thiết của CNVC-LĐ và các cấp Công đoàn cả nước” – ông Đặng Ngọc Tùng – Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam – không giấu được xúc động
Phóng viên: Cảm giác của ông thế nào khi Hiến pháp sửa đổi đã giữ lại điều 10 về Công đoàn, tổ chức chính trị – xã hội của giai cấp công nhân và người lao động?
- Ông Đặng Ngọc Tùng: Trong cuộc đời làm cán bộ Công đoàn (CĐ) và đại biểu Quốc hội của mình, đây là một trong những lần tôi hạnh phúc nhất khi Quốc hội thông qua một quy định liên quan đến tổ chức CĐ và công nhân lao động. Có thể nói đây là một phần thưởng quý giá, một sự ghi nhận cho nỗ lực của các cấp CĐ và công nhân lao động cả nước thời gian qua. Bằng những việc làm cụ thể của mình, giai cấp công nhân và tổ chức CĐ đã chứng minh cho Ban Soạn thảo Hiến pháp sửa đổi và tuyệt đại đa số đại biểu Quốc hội thấy được vai trò, vị trí, chức năng, sứ mệnh của giai cấp công nhân và tổ chức CĐ; từ đó nhận được sự đồng tình, ủng hộ vô cùng quý báu của cả xã hội nói chung và các đại biểu Quốc hội nói riêng.
Ông Đặng Ngọc Tùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam
Điều 10 nằm trong phần I của Hiến pháp về “Chế độ chính trị”. Thưa ông, phải chăng giữ lại điều này trong Hiến pháp sửa đổi chính là khẳng định cơ sở xã hội của sứ mệnh lịch sử và sự gắn bó máu thịt giữa giai cấp công nhân với Đảng, với chế độ…?
- Đúng vậy. Giữ điều 10 trong Hiến pháp 1992 chính là giữ bản chất giai cấp công nhân của Đảng; là đánh giá đúng vai trò, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức CĐ trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong quá trình dự thảo sửa đổi Hiến pháp được đưa ra lấy ý kiến rộng rãi, đã có một số người cổ xúy cho quan điểm bãi bỏ điều 4 Hiến pháp, đồng nghĩa với phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng trong mọi mặt đời sống xã hội của đất nước.
Video đang HOT
Khi ý định không thành, họ lại chuyển mục tiêu sang điều 10 bởi họ biết rõ giai cấp công nhân mà người đại diện là tổ chức CĐ có mối liên hệ máu thịt với Đảng. Đánh vào giai cấp công nhân, vào tổ chức CĐ chính là nhằm vào Đảng, vào chế độ. Nếu chúng ta không tỉnh táo nhận ra ý đồ thâm hiểm ấy, chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức mạnh của Đảng và sự tồn vong của chế độ.
Suốt thời gian dự thảo Hiến pháp được đưa ra lấy ý kiến nhân dân, sau nhiều lần chỉnh sửa, đến tận giờ phút Quốc hội bấm nút thông qua, các cấp CĐ cả nước đã dõi theo với sự quan tâm đặc biệt bởi điều này mang tính quyết định đối với việc đẩy mạnh công cuộc xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức CĐ ngày càng vững mạnh…
- Tôi cảm nhận được điều này qua từng cuộc họp ở các địa phương, cơ sở. Để giữ lại điều 10 Hiến pháp 1992, những góp ý của tổ chức CĐ và CNVC-LĐ phải vừa phản ánh thực tiễn sinh động vừa mang tính khoa học, có sức thuyết phục cao. Chúng ta đã làm được điều này, đã chứng minh cho cơ quan soạn thảo và các đại biểu thấy được tính tất yếu và sự cần thiết của việc giữ lại điều 10.
Ông Nguyễn Thanh An, Chủ tịch CĐ Công ty Việt Nam Samho (huyện Củ Chi TP HCM), luôn sâu sát với đời sống, việc làm của công nhân Ảnh: VĨNH TÙNG
Có thể khẳng định không một tổ chức chính trị – xã hội nào có đặc thù như tổ chức CĐ: đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động. Nếu CĐ không vững mạnh, không đủ sức đại diện thì sẽ không ai có thể thay CĐ đại diện, bảo vệ những người lao động vốn yếu thế trong quan hệ lao động. Chính vì đặc thù này, đòi hỏi CĐ phải có một vị trí đặc biệt trong hệ thống pháp luật.
Hiến pháp cùng với Bộ Luật Lao động và Luật CĐ sửa đổi đã tạo sự thống nhất cao độ trong nhận thức cũng như hành động về vai trò, vị trí, chức năng của tổ chức CĐ. Phải chăng đây chính là hành lang pháp lý vững chắc để xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức CĐ lớn mạnh?
- Nhiệm vụ trước mắt của các cấp CĐ là phải triển khai Hiến pháp, pháp luật đến từng cán bộ, đoàn viên, CNVC-LĐ; khơi dậy niềm tự hào trong mỗi CNVC-LĐ về vai trò, vị trí và sứ mệnh lịch sử của mình cũng như niềm tin vào sự nghiệp cách mạng và công cuộc đổi mới của Đảng. Từ đó, nâng cao ý thức học tập, rèn luyện để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới; xứng đáng với sự tin cậy của Đảng dành cho giai cấp công nhân và tổ chức CĐ.
“Các cấp CĐ phải tập trung hơn nữa trong việc nâng chất lượng hoạt động CĐ cơ sở, tập hợp người lao động. Phải làm sao cho mỗi CNVC-LĐ đều tha thiết gia nhập CĐ, xem đây là chỗ dựa tin cậy, mái ấm của mình; mỗi CNVC-LĐ đều được bảo đảm quyền lợi và tự giác thực hiện nghĩa vụ của mình” – ông Đặng Ngọc Tùng nhấn mạnh
Theo Người Lao Động
Đảng chịu trách nhiệm trước dân
Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu cho hay, Hiến pháp sửa đổi đã nhấn mạnh Đảng phải phục vụ, chịu sự giám sát và chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình.
Ông Uông Chu Lưu đã trả lời báo chí bên hành lang QH ngay sau khi dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi được thông qua.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu
Về vai trò của Đảng trong quá trình sửa đổi Hiến pháp, Phó Chủ tịch QH nói: Điều 4 vẫn khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng. Các bản Hiến pháp trước chưa nói rõ trách nhiệm của Đảng, lần sửa đổi này đã đưa vào và nhấn mạnh sự gắn bó mật thiết với nhân dân là sức sống của Đảng, Đảng phải phục vụ, chịu sự giám sát và chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình.
"Đảng lãnh đạo nhà nước và xã hội qua các quyết định của mình, nếu quyết định không đúng, ảnh hưởng đến quốc gia dân tộc, nhân dân thì Đảng phải chịu trách nhiệm", ông Uông Chu Lưu nhấn mạnh.
Bản Hiến pháp này cũng chính là một quá trình thể chế hóa Cương lĩnh của Đảng và chịu sự lãnh đạo của Đảng về mục tiêu, quan điểm, định hướng. "Đảng đã gắn bó mật thiết với quá trình xây dựng bản HP này, để như Chủ tịch UB sửa đổi Hiến pháp nói: Đây là bản Hiến pháp kết tinh ý Đảng lòng dân".
Đối với các quy định trong HP về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân, ông Uông Chu Lưu nhận định: "Các quyền về tự do, dân chủ, lập hội, biểu tình, đã được quy định không chỉ trong HP lần này mà ở cả các bản HP trước. Để triển khai thì tới đây phải ban hành luật, quy định rõ điều kiện, thủ tục, trình tự để công dân thực hiện các quyền hiến định đó".
Về thể chế kinh tế, Phó Chủ tịch QH chỉ ra ngay chương III, điều 51 đã khẳng định nhất quán mục tiêu, mô hình kinh tế của nhà nước ta là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, các thành phần kinh tế bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh và được đối xử bình đẳng trước pháp luật.
"Điểm quan trọng là chương này cũng nói rõ các thành phần kinh tế đều được nhà nước bảo hộ, nhà nước không quốc hữu hóa các tài sản hợp pháp của các nhà đầu tư, các nhà sản xuất, kinh doanh. Đây là một thông điệp rất quan trọng", ông Uông Chu Lưu nói. "Hiến pháp cũng khẳng định quyền sở hữu hợp pháp của các thành phần kinh tế, các chủ thể, kể cả cá nhân đều được nhà nước tôn trọng, bảo đảm, là quyền thiêng liêng của họ".
Về việc triển khai chủ trương lớn kiểm soát quyền lực, Phó Chủ tịch QH dẫn điều 2 Hiến pháp ghi rõ quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp để bảo đảm quyền lực của nhân dân được thực hiện một cách nghiêm chỉnh, có hiệu lực hiệu quả.
"Ta không đưa được Hội đồng Hiến pháp vào ngay bây giờ nhưng trong các chương điều khác cũng đã thể hiện nguyên tắc đó: quyền lập pháp thuộc về QH, quyền hành pháp thuộc về Chính phủ, quyền tư pháp thuộc về cơ quan xét xử là tòa án, phân định rõ hơn chức năng nhiệm vụ của mỗi cơ quan. Chính sự phân công đó cũng là để tạo điều kiện cho việc kiểm soát quyền lực", ông Uông Chu Lưu phân tích.
Theo Vietnamnet
Chi trả bảo hiểm thất nghiệp còn rườm rà Chiều 21-10, Quốc hội đã thảo luận về dự án Luật Việc làm. Đại biểu Phạm Đức Châu (Quảng Trị) cho biết, việc giải quyết và chi trả bảo hiểm thất nghiệp hiện nay có rất nhiều thủ tục rườm rà. Ông kiến nghị: "Phải có hướng giải quyết để làm sao người lao động khi về địa phương vẫn được chi trả...