Gắn bó mật thiết với cử tri và nhân dân
Sáng 14-5, tại huyện Đan Phượng, TP.Hà Nội (đơn vị bầu cử số 25) đã diễn ra Hội nghị tiếp xúc cử tri với người ứng cử đại biểu HĐND Thành phố khóa XV.
Cải cách thủ tục hành chính, đảm bảo công khai minh bạch
5 ứng cử viên gồm Đại tá Đào Thanh Hải – Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy CATP, Phó Giám đốc CATP Hà Nội, bà Hoàng Thị Tú Anh – Phó trưởng Phòng Công tác HĐND, Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và HĐND Thành phố, bà Đỗ Thị Hồng Hạnh – Họa sỹ thiết kế mỹ thuật – Nhà hát Chèo Hà Nội, ông Nguyễn Hữu Hoàng – Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng, bà Nguyễn Thị Thu Hiền – chuyên viên phòng Kinh tế huyện Đan Phượng.
Đại tá Đào Thanh Hải – Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy CATP, Phó Giám đốc CATP Hà Nội báo cáo chương trình hành động trước cử tri
Với cương vị là Phó giám đốc CATP, Đại tá Đào Thanh Hải cam kết sẽ cùng tập thể Đảng uỷ, Ban giám đốc CATP, các phòng nghiệp vụ và công an các quận, huyện sẽ chủ động nắm, dự báo đúng tình hình, chủ động tham mưu cho các cấp uỷ Đảng, đảm bảo TTATXH trên địa bàn trong mọi tình huống; Đồng thời, có những giải pháp thiết thực phòng, chống tội phạm hình sự và tệ nạn xã hội, làm giảm tai nạn giao thông trên địa bàn Thủ đô nói chung, của huyện Đan Phượng nói riêng. Bên cạnh đó, Đại tá Đào Thanh Hải sẽ kiến nghị đề xuất với HĐND Thành phố có các giải pháp bảo vệ môi trường tại các làng nghề truyền thống, các nhà máy, các khu công nghiệp.
Là đại biểu ứng cử tại huyện Đan Phượng, Đại tá Đào Thanh Hải nhấn mạnh, cho dù bản thân có được cử tri tín nhiệm bầu vào HĐND Thành phố hay không, nhưng với cương vị của mình, với trách nhiệm và tình cảm với nhân dân, Đại tá sẽ cố gắng cùng cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể huyện triển khai thực hiện thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện; Tập trung giải quyết có hiệu quả các vấn đề bức xúc của nhân dân; Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính; Kiến nghị HĐND Thành phố có những chính sách, cơ chế để tiếp tục đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở các làng nghề có thế mạnh; Cùng tập thể lãnh đạo huyện tiếp tục phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa chất lượng cao, giá trị cao; Tập trung giải quyết có hiệu quả các vấn đề bức xúc của nhân dân; Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, bảo đảm công khai, minh bạch.
Trong Chương trình hành động báo cáo trước cử tri huyện Đan Phượng, Đại tá Đào Thanh Hải khẳng định, “nếu được trúng cử là Đại biểu HĐND Thành phố, tôi sẽ giữ mối liên hệ chặt chẽ, gần gũi, gắn bó mật thiết với cử tri và nhân dân, lắng nghe ý kiến, tiếp nhận nguyện vọng của cử tri và phản ánh trung thực tới diễn đàn của HĐND và các cơ quan chức năng có thẩm quyền để từng bước giải quyết; Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cử tri”.
Tin tưởng vào trình độ, năng lực ứng cử viên
Tiếp xúc với các cử tri, bà Đỗ Thị Hồng Hạnh – Họa sỹ thiết kế mỹ thuật – Nhà hát Chèo Hà Nội cam kết sẽ cố gắng thu xếp công việc tham gia đầy đủ các kỳ họp của HĐND, thường xuyên có kiến nghị nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cử tri, liên hệ chặt chẽ và chịu sự giám sát của cử tri, đề xuất các cấp có thẩm quyền nhằm tăng cường các hoạt động văn hóa, bố trí thường xuyên các buổi biểu diễn về các địa phương nhằm cải thiện đời sống văn hóa, tinh thần cho người dân Đan Phượng.
Video đang HOT
Các ứng cử viên trao đổi, trò chuyện với cử tri huyện Đan Phượng
Phát biểu ý kiến tại hội nghị, hầu hết các cử tri đều cho rằng, các chương trình hành động của các ứng cử viên được chuẩn bị chu đáo đồng thời tin tưởng vào trình độ, năng lực của các ứng cử viên. Những vấn đề chính được cử tri quan tâm là vệ sinh môi trường, ATVSTP, việc triển khai các dự án mở rộng làng nghề, xây dựng thương hiệu làng nghề, vấn đề đào tạo nghề cho nhân dân, nâng cao chất lượng nông sản, xử lý đất xen kẹt.
Giải đáp băn khoăn thắc mắc của cử tri, ông Nguyễn Hữu Hoàng – Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng xin tiếp thu ý kiến của cử tri và khẳng định, dù ai được trúng cử sẽ cố gắng hết sức mình để hoàn thành nhiệm vụ với tư cách đại biểu HĐND Thành phố. Ông Hoàng cũng cho biết, những kiến nghị của cử tri đã và đang được HĐND – UBND huyện rất quan tâm giải quyết ( như huyện đang triển khai xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai việc mở rộng làng nghề, đưa trại chăn nuôi ra ngoài khu dân cư…).
Theo_An ninh thủ đô
Đại biểu Quốc hội nhờ điểm danh hộ thì xử lý thế nào?
Ông Nguyễn Văn Giàu: "Trường hợp để quên thẻ khi bật lên hệ thống tự điểm danh hoặc đại biểu nhờ người khác cắm thẻ điểm danh thì xử lý thế nào?".
"Nhân loại tiến bộ, cơ quan điều tra phải độc lập với tạm giam, tạm giữ""Thuế cũng điều tra, chứng khoán cũng điều tra... thì điều tra loạn à"
Chiêu 18/8, Uy ban thương vu Quôc hôi cho ý kiến về việc sửa đổi, bổ sung Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi).
Đây là nội dung được rất nhiều cử tri quan tâm, bởi trong những kỳ họp gần đây đã xảy ra khá nhiều chuyện đáng tiếc liên quan tới Đại biểu Quốc hội như "bấm nút hộ" hoặc vắng mặt khá nhiều trong các phiên họp tại hội trường (nhưng lại được giải thích là do kiêm nhiệm những vị trí lãnh đạo nên có những thời điểm buộc phải vắng mặt).
"Đại biểu của dân mà lúc họp thấy hội trường vắng hoe"
Ông Nguyễn Văn Giàu - Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế nhận định, dự thảo nội quy kỳ họp chưa đề cao được trách nhiệm cua đai biêu Quôc hôi.
"Đại biểu của nhân dân mà họp thấy hội trường vắng hoe. Cứ nói kiêm nhiệm nhưng có thành viên Chính phủ luôn có mặt, trừ khi đi công tác nước ngoài. Có những đại biểu chức trách không lớn lắm vẫn dự họp không thường xuyên. Do đó quy định này cần chặt chẽ hơn", ông Giàu đặt vấn đề.
Ông Nguyễn Văn Giàu - Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế đề nghị làm rõ trách nhiệm nếu Đại biểu Quốc hội nhờ điểm danh. ảnh: Ngọc Quang.
Dự thảo cũng quy định việc điểm danh tại phiên họp toàn thể được thực hiện bằng hệ thống điểm danh điện tử. Đại biểu Quốc hội không điểm danh thay Đại biểu Quốc hội khác. Tuy nhiên, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế cho rằng nội dung này chưa thể hiện cụ thể hơn, vì chưa đặt ra vấn đề xử lý vi phạm.
Ông Giàu nói thẳng: "Trường hợp để quên thẻ khi bật lên hệ thống tự điểm danh hoặc đại biểu nhờ người khác cắm thẻ điểm danh thì xử lý thế nào? Do đó cần có chế tài chặt chẽ hơn".
Tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIII đã xảy ra chuyện Đại biểu Quốc hội "bấm nút hộ", lãnh đạo Quốc hội đã biết và lên tiếng rất gay gắt.
Tuy nhiên, tới kỳ họp thứ 9 vừa qua, câu chuyện "bấm nút hộ" tiếp tục lặp lại.
Điển hình là khi Quốc hội biểu quyết một số dự án luật vào ngày 25/6 thì số lượng đại biểu tham dự trồi sụt rất thất thường. Thậm chí có những thời điểm biểu quyết chỉ cách nhau 2 phút nhưng có tới 13 Đại biểu Quốc hội bỗng dưng "biến mất".
Vấn đề này đã được đặt ra ở buổi họp báo kết thúc kỳ họp và ông Nguyễn Hạnh Phúc - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội tỏ ra rất ngạc nhiên: "Tôi cũng chẳng biết làm sao con số lại thay đổi như thế, vì chúng tôi đã phát thẻ cho Đại biểu rồi. Nếu không có thẻ thì không biểu quyết được. Tôi cũng không biết tại sao lại có chuyện này. Còn về nội quy thì không ai được biểu quyết thay".
"Đai biêu Quôc hôi phat biêu lan man, có lẽ do bâu nhâm?"
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội - ông Nguyễn Hạnh Phúc thông tin, có ý kiến đề nghị nội quy bổ sung quy định các phiên họp toàn thể của Quốc hội tại hội trường chỉ tiến hành khi có ít nhất 2/3 số đại biểu tham dự.
Quy định này nhằm góp phần nâng cao chất lượng kỳ họp, tăng cường kỷ cương, thực hiện nghiêm quy định về trách nhiệm tham dự đầy đủ kỳ họp của đại biểu Quốc hội, khắc phục tình trạng vắng số lượng lớn đại biểu Quốc hội trong nhiều phiên họp toàn thể.
Dự thảo nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi) quy định trách nhiệm của đại biểu Quốc hội: Đại biểu Quốc hội có trách nhiệm tham gia đầy đủ các kỳ họp Quốc hội, các phiên họp tại kỳ họp; góp ý kiến về nội dung của kỳ họp, biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội. Trong trường hợp không thể dự kỳ họp hoặc vắng mặt tại các phiên họp, đại biểu Quốc hội gửi văn bản đến Tổng thư ký Quốc hội, nêu rõ lý do và thời gian vắng mặt để báo cáo Chủ tịch Quốc hội.
Đồng thời, quy định trên cũng tạo điều kiện để thực hiện khả thi hơn quy định của Hiến pháp và Luật tổ chức Quốc hội về nguyên tắc xác định kết quả biểu quyết tại kỳ họp. Về nguyên tắc, khi không quy định tỷ lệ bắt buộc này, Quốc hội phải tiến hành phiên họp trong mọi trường hợp, kể cả trường hợp số đại biểu dự họp chỉ có từ 50% trở xuống khi đó Quốc hội sẽ không thể tiến hành phiên họp biểu quyết, vì chắc chắn không đạt được tỷ lệ tán thành cần thiết.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến khác cho rằng, trong điều kiện Quốc hội nước ta có nhiều đại biểu Quốc hội kiêm nhiệm, nếu quy định như vậy sẽ có thể xảy ra trường hợp phải dừng phiên họp toàn thể do không đủ 2/3 số đại biểu tham dự. Như vậy sẽ gặp khó khăn trong việc bảo đảmthực hiện đúng chương trình kỳ họp Quốc hội.
Vì vậy, theo ông Phúc, hiện dự thảo vẫn đang giữ như quy định hiện hành, tức là không quy định tỷ lệ đại biểu tham dự là một điều kiện tiến hành phiên họp toàn thể".
Mỗi Đại biểu Quốc hội đang gánh trên vai trách nhiệm và cũng là niềm tự hào được đại diện cho 90 triệu nhân dân Việt Nam. ảnh: Trung tâm báo chí Quốc hội.
Trong khi đó, ông Đinh Xuân Thảo - Viên trương Viên nghiên cưu lâp phap thì cho rằng, cần có quy định vấn đề đại biểu phát biểu nhưng không để lộ bí mật nhà nước. Hiện chưa có quy định này nên chủ tọa không được quyền nhắc nhở.
Ông Thảo nói: "Thâm chi co trương hơp, đai biêu phat biêu không đung trong tâm, noi lan man khiên ngươi dân noi răng, co le bâu nhâm, đang nhe đưa ông nay đên Châu Quy mơi đung".
Kêt luân phiên hop, Chu tich Quôc hôi Nguyên Sinh Hung nhân manh: "Đê châp hanh nôi quy ky hop thi cac đai biêu Quôc hôi không đươc đi nươc ngoai công tac khi ky hop Quôc hôi diên ra, trư trương hơp đoan câp cao, câp nha nươc.
Đại biểu Quốc hội và những người liên quan đến kỳ họp mà không thực hiện đúng nội quy thì phải thế nào chứ? Kỳ họp phải nghiêm túc, toàn tâm, toàn ý, chất lượng".
Ngọc Quang
Theo giaoduc
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: "Nhiều người nói thoải mái quá, nói bạt mạng" Sáng (18/7), tại UBND nhân dân quận Hoàn Kiếm (Hà Nội), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp xúc cử tri báo cáo kết quả kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIII.Vì sao Quốc hội có nhiều lãnh đạo tham gia? Tổng Bí thư cho biết, hướng sắp tới sẽ tăng dần số đại biểu chuyên trách lên, nhưng không thể...