Gần 90% trường học tại Hong Kong không có học sinh tham gia bãi khóa
Kết quả khảo sát cho thấy có đến 89% trường học ở Khu hành chính đặc biệt Hong Kong, Trung Quốc khẳng định không có học sinh tham gia hoạt động bãi khóa trong một tuần qua.
Người biểu tình tập trung tại sân bay quốc tế Hong Kong, Trung Quốc, ngày 1/9/2019. (Ảnh minh họa: THX/TTXVN)
Ngày 20/9, Liên đoàn Lao động giáo dục Hong Kong (HKFEW) công bố kết quả một cuộc khảo sát gần đây cho thấy gần 90% trường học trên toàn Khu hành chính đặc biệt Hong Kong, Trung Quốc, không có học sinh tham gia bãi khóa.
Ngoài ra, đại diện hơn 70% trường học hoặc các đoàn thể liên quan đến giáo dục cho biết không chấp nhận các cuộc bãi khóa của học sinh. Hiện nay, hầu hết các trường học tại Hong Kong đã bắt đầu vào năm học mới.
Đầu tháng này, HKFEW đã gửi phiếu khảo sát đến các trường tiểu học và trung học tại Hong Kong và nhận được kết quả từ 168 trường tiểu học và trung học chỉ trong một tuần lễ.
Kết quả khảo sát cho thấy có đến 89% trường học khẳng định không có học sinh tham gia hoạt động bãi khóa trong một tuần qua, trong khi đó tại một số ít trường học có học sinh tham gia bãi khóa, bình quân chỉ có dưới 10 học sinh tham gia.
Cuộc khảo sát cũng cho thấy có 75% trường học hoặc đoàn thể liên quan ngành giáo dục không chấp nhận các cuộc bãi khóa của học sinh.
Trong trường hợp phát hiện học sinh tham gia hoạt động bãi khóa, hơn 60% trường cho biết giáo viên sẽ thảo luận với học sinh, hơn 55% trường cho biết sẽ cử nhân viên theo dõi để định hướng đúng đắn cho học sinh.
Gần một nửa số trường cho biết sẽ đưa ra thông báo về hoạt động bãi khóa và gửi thư cho phụ huynh; ngoài ra, hơn 25% trường học sẽ sắp xếp cho học sinh tự học.
HKFEW kiến nghị Cục Giáo dục Hong Kong thường xuyên ban hành các thông tư gửi đến các trường học, đưa ra phương hướng và cách thức xử lý mới nhất đối với hoạt động bãi khóa, thành lập các đoàn liên ngành để tăng cường hỗ trợ giáo viên và học sinh, bao gồm tư vấn pháp luật và trợ giúp về tâm lý.
Cùng ngày, đại diện Cảnh sát Hong Kong tuyên bố họ luôn tôn trọng danh dự, nhân phẩm, quyền riêng tư và các quyền lợi khác của người bị giam giữ, đồng thời khẳng định nếu người bị giam giữ có điều gì không hài lòng, họ có thể khiếu nại theo cơ chế hiện hành.
Theo tuyên bố của Cảnh sát Hong Kong trên trang web của Đài Phát thanh-Truyền hình Hong Kong (RTHK), trong mọi trường hợp, nếu người bị giam giữ yêu cầu khám chữa bệnh, nhân viên cảnh sát trực ban sẽ đưa người đó đến các bệnh viện hoặc phòng khám công.
Video đang HOT
Trong trường hợp không ảnh hưởng hoặc gây trở ngại gì đến quá trình điều tra, xét xử, những người bị giam giữ sẽ được sắp xếp để kết nối với bên ngoài, như tìm kiếm sự trợ giúp về pháp lý.
Bên cạnh đó, lực lượng cảnh sát có những chỉ dẫn nghiêm ngặt về việc sử dụng vũ lực và luôn giữ kiềm chế ở mức cao.
Tuyên bố trên được đưa ra sau khi Tổ chức Ân xá quốc tế cho rằng trong các cuộc biểu tình phản đối sửa đổi Luật dẫn độ, lực lượng an ninh Hong Kong bị nghi ngờ đã lạm dụng quyền lực đối với những người biểu tình bị bắt và giam giữ./.
Hoài Nam
Theo TTXVN/Vietnamplus
Biểu tình Hong Kong: 10.000 HS-SV bãi khóa ngày đầu năm học
Người đứng đầu ngành giáo dục Hong Kong Kevin Yeung Yun-hung nhấn mạnh nhà chức trách phản đối mọi cuộc bãi khóa và sẽ theo dõi sát tình hình.
Hàng trăm học sinh, sinh viên (HS-SV) Hong Kong sáng 2-9, ngày đầu tiên của năm học mới, đã tham gia bãi khóa nhằm góp thêm tiếng nói vào cuộc biểu tình kéo dài hơn hai tháng nay, theo tờ South China Morning Post (SCMP).
Theo SCMP, hàng ngàn HS-SV Hong Kong dự kiến kéo vào trung tâm thành phố tham gia một cuộc biểu tình phản đối dự luật dẫn độ, trong đó cho phép đưa người phạm tội sang Trung Quốc đại lục xét xử. Dự luật này hiện đã bị tạm gác.
Sinh viên mặc đồ bảo hộ để tham gia biểu tình tại ĐH Trung văn Hương Cảng. Ảnh: SMCP
Các trường bị bãi khóa gồm các trường cao đẳng, đại học tư thục danh giá và trường trung học công lập.
Cuộc bãi khóa do nhóm chính trị Demosisto do Hoàng Chi Phong (Joshua Wong) sáng lập tổ chức. Đây là một phần trong chiến dịch rộng hơn liên quan tới dự luật dẫn độ.
Các nhà tổ chức ước tính có khoảng 10.000 HS-SV của 200 trường học sẽ bãi khóa, nửa trong số này sẽ tham gia biểu tình tại quảng trường Edinburgh Place ở khu thương mại trung tâm. Cuộc biểu tình dự kiến bắt đầu vào 10 giờ 30, song đã tạm hoãn 2 giờ do thời tiết xấu.
Trên đường Chai Wan, HS-SV và cựu SV từ ba trường học gần đó gồm Trường Shau Kei Wan, Trường Shau Kei Wan East và Trường Salesian English kết thành chuỗi trên một dây thừng dài 650 m dẫn tới đường quốc lộ phía Đông.
Hầu hết những người biểu tình mặc áo thun đen làm đồng phục, trong khi một số SV tình nguyện phân phát thức ăn cho những người chưa kịp ăn sáng.
Một học sinh tham gia bãi khóa. Ảnh: SCMP
"Chúng tôi hy vọng có thêm nhiều SV ý thức được tính chất nghiêm trọng của dự luật dẫn độ này" - Yannis Ho Tsz-yan, SV và là thành viên của nhóm phản đối dự luật dẫn độ tại Trường Shau Kei Wan East, nói.
Trường Shau Kei Wan East không yêu cầu HS phải xin phép cha mẹ mới được tham gia bãi khóa.
Heiley Leung Hei-yee, học sinh Trường Shau Kei Wan và không tham gia bãi khóa, nói: "Tôi ủng hộ những gì các bạn HS đang đấu tranh nhưng tôi lo trường sẽ phạt tôi". Heiley cho biết không có ý định tham gia bãi khóa.
Một trong những người tổ chức cuộc bãi khóa, tên Richard học tại Trường Shau Kei Wan, ước tính có khoảng 500 HS tham gia hoạt động này.
Hiệu trưởng Trường Shau Kei Wan East Tony Lai Ping-fai và Phó Hiệu trưởng Yip Wing-cheong từ chối bình luận khi cả hai đến trường ngày 2-9.
Tại Trường ĐH St Francis' Canossian, sáu SV đội mũ bảo hiểm vàng, kính bảo hộ, mặt nạ quỳ trước lối vào trường và cầm các tấm áp phích ghi thông điệp phản đối chính quyền. Họ nói rằng hy vọng bà Lam sẽ lắng nghe và đồng ý các yêu cầu chính đáng của người biểu tình, trong đó có rút hoàn toàn dự luật dẫn độ.
Ở nơi khác, khoảng 50 HS của Trường trung học Ying Wa ở Sham Shui Po, trường lâu đời nhất Hong Kong, đã tổ chức một cuộc mít-tinh bên ngoài cổng trường. Bowie Tang, một HS THPT, cho hay một cuộc đi bộ từ các lớp học sẽ bắt đầu vào ngày 3-9.
Cảnh sát chống bạo động của Hong Kong. Ảnh: SCMP
Lo Hau-man, cha một HS Trường trung học Ying Wa, nói rằng ông có mặt ở đây để ủng hộ con trai mình.
"Nó đủ lớn để tự quyết định có bãi khóa hay không và nó có thể tự học vì vậy tôi không lo lắng điều đó sẽ ảnh hưởng tới sự chuẩn bị của nó cho kỳ thi năm nay" - ông nói.
Allan Cheng Kwun-kit, Hiệu trưởng Trường Ying Wa, nói rằng trường sẽ cung cấp hội trường cho những HS tham gia bãi khóa vào ngày 3-9, song vẫn chưa quyết định về việc sắp xếp vào tuần tới nếu HS tiếp tục kêu gọi bãi khóa vào mỗi thứ Hai.
"Trường chúng tôi có lập trường trung lập và cởi mở về việc bãi khóa, song yêu cầu tôn trọng lẫn nhau đối với các SV có niềm tin trái ngược" - ông Cheng nói.
Học sinh Trường Ying Wa tham gia bãi khóa sáng 2-9. Ảnh: SCMP
Cảnh sát chống bạo động đã được nhìn thấy ở Trường trung học La Salle. Tại đây, khoảng 50 HS đã đến sớm hơn bình thường để tham gia biểu tình ngồi ôn hòa tại nhà nguyện của trường, trong khi một nhóm cựu SV đội mũ đen và đeo khẩu trang phát tờ rơi ở cổng trường.
Đa phần giao thông bình thường bất chấp người biểu tình đe dọa chặn các con đường lớn như đường hầm Cross-Harbour, đường hầm Western Harbour và đường hầm Lion Rock.
Người đứng đầu ngành giáo dục Hong Kong Kevin Yeung Yun-hung nhấn mạnh nhà chức trách phản đối mọi cuộc bãi khóa và sẽ theo dõi sát tình hình. Ông cũng nói rằng nhà chức trách sẽ gọi giáo viên chủ nhiệm đến nếu có gì bất thường và sẽ để trường học quyết định có trừng phạt hay không nếu cần thiết.
Người đứng đầu ngành giáo dục của Hong Kong Kevin Yeung Yun-hung. Ảnh: SCMP
Cuộc bãi khóa của HS Hong Kong đến sau một ngày cuối tuần bất ổn với việc cảnh sát dùng vòi rồng và hơi cay nhằm vào những người biểu tình đeo mặt nạ. Những người biểu tình này đã đốt các rào chắn khiến cảnh sát bắn súng cảnh cáo.
Phát biểu ngày 2-9, quan chức an ninh hàng đầu Hong Kong John Lee cho rằng "những người biểu tình cực đoan" đang hành động bất hợp pháp và các hành động bạo lực của họ đang leo thang tới mức khủng bố.
Ngày 1-9, người biểu tình làm gián đoạn nghiêm trọng các hoạt động tại sân bay Hong Kong, khiến các dịch vụ xe lửa, xe buýt phải hủy và những hành khách đến nơi lâm vào cảnh không có phương tiện để vào trung tâm thành phố. Giao thông đến sân bay cũng tắc nghẽn.
Theo PLO
Hồng Kông 'căng như dây đàn' sau hai ngày cuối tuần đụng độ và chiếm cứ sân bay Cảnh sát chống bạo động được bố trí tại các trạm xe điện ngầm Hong Kong hôm 2.9 theo sau những ngày cuối tuần đầy căng thẳng. Cảnh sát chống bạo động đóng chốt tại các trạm MRT Phía biểu tình kêu gọi tổng đình công trên toàn đặc khu hành chính Hồng Kông của Trung Quốc hôm 2.9, nhưng có vẻ như...