Gần 90% trẻ dị tật vùng sọ mặt chưa được chữa trị
Mỗi năm Việt Nam có khoảng 5.000 trẻ chào đời với dị tật bẩm sinh vùng sọ mặt, chỉ 10-15% bệnh nhân được phẫu thuật.
Thông tin được Trung tướng Mai Hồng Bàng, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, cho biết tại lễ khai trương Trung tâm Phẫu thuật Sọ mặt và Tạo hình của bệnh viện, sáng 4/12.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam có 4,8 triệu người bị phơi nhiễm độc chất và ô nhiễm môi trường, trong đó trên 150.000 nạn nhân là trẻ em. Thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm có hơn 5.000 trẻ em sinh ra mắc dị tật vùng sọ mặt, tỷ lệ 1 ca dị tật trên 700 ca sinh.
Trong khi đó, năng lực các cơ sở y tế hiện nay chỉ có thể phẫu thuật, điều trị tình trạng dị tật ở tầng sọ giữa và dưới (từ sàn ổ mắt xuống vùng cằm). Những khuyết tật sọ mặt phức tạp tầng trên và nền sọ vẫn là thách thức.
Trong số 1.200 ca phẫu thuật sửa dị tật mỗi năm, phần lớn do các chuyên gia nước ngoài hỗ trợ.
Video đang HOT
Bệnh nhi đang chờ phẫu thuật tại Trung tâm Phẫu thuật sọ mặt và tạo hình. Ảnh: Đ.T.
Giáo sư Bàng cho biết, để điều trị cho bệnh nhân mắc các khuyết tật vùng sọ mặt cần có đội ngũ thầy thuốc chuyên sâu thuộc nhiều ngành như Tạo hình – Hàm mặt, Phẫu thuật Thần kinh, Tai mũi họng, Răng hàm mặt, Mắt, Gây mê hồi sức, Hồi sức tích cực và Phục hồi chức năng. Trang thiết bị y tế cũng phải hiện đại.
Chi phí điều trị cho một ca phẫu thuật sọ mặt phức tạp rất lớn và không nằm trong danh mục chi trả của bảo hiểm y tế. Vì thế, những bệnh nhân nghèo không có đủ khả năng kinh tế để chi trả phải cam chịu với số phận.
Bệnh viện Trung ương 108 hợp tác với tổ chức Facing The World chuyên về phẫu thuật sọ mặt của Anh, thành lập Trung tâm Phẫu thuật Sọ mặt và Tạo hình. Trung tâm ứng dụng các kỹ thuật điều trị và trang thiết bị hiện đại, nhằm điều trị hiệu quả cho bệnh nhân và hỗ trợ nhân đạo.
Facing The World là tổ chức nhân đạo có sự tham gia của rất nhiều phẫu thuật viên, chuyên gia y tế hàng đầu trong lĩnh vực phẫu thuật sọ mặt và tạo hình. Trong 10 năm qua, Facing The World đã triển khai các hoạt động phẫu thuật nhân đạo cho hơn 1.200 bệnh nhân nghèo Việt Nam thông qua các chương trình phẫu thuật từ thiện.
Lê Nga
Theo VNE
Hoại tử nặng vì hút mỡ bụng giảm béo
TS Nguyễn Huy Cảnh, Phó chủ nhiệm phụ trách khoa Y học thực nghiệm cho biết, bệnh nhân bị hoại tử sau khi thực hiện hút mỡ tạo hình thành bụng tại một thẩm mỹ viện.
Mới đây Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tiếp nhận bệnh nhân N.T. H. (Hà Nội) trong tình trạng tổn thương da bụng sâu, phù nề cùng chằng chịt các vết khâu mổ (ảnh). TS Nguyễn Huy Cảnh, Phó chủ nhiệm phụ trách khoa Y học thực nghiệm cho biết, bệnh nhân bị hoại tử sau khi thực hiện hút mỡ tạo hình thành bụng tại một thẩm mỹ viện.
Bệnh nhân chia sẻ, do mặc cảm với bụng nhiều mỡ nên đã làm phẫu thuật tạo hình thành bụng và hút mỡ bụng ở một cơ sở y tế tư nhân nhưng bị hoại tử. Sau đó bác sĩ của cơ sở này đã mổ cắt lọc tổ chức hoại tử và khâu đóng vết thương tại chỗ nhưng vẫn để lại những vết khâu chằng chịt.
Bác sĩ Cảnh cho hay thường xuyên gặp các ca hoại tử do hút mỡ và tạo hình thành bụng. Hoại tử do hút mỡ và tạo hình thành bụng chủ yếu xuất phát từ việc làm sai kỹ thuật (hút mỡ sai vị trí, hút quá nông hoặc quá sâu) gây tổn thương đến các mạng mạch nuôi vùng da bụng. Hút mỡ không phải muốn hút bao nhiêu là được vì quá trình làm có thể gây tổn thương mạch máu, khi hút mỡ sẽ có lẫn máu. Hay bơm lượng dịch làm tan mỡ thì dịch của tế bào cũng sẽ vào đó và bị hút ra. Do đó hút nhiều mỡ đồng nghĩa với việc cơ thể sẽ mất nhiều dịch, thiếu máu, các chỉ số sinh hóa thay đổi, khối lượng tuần hoàn giảm... Tai biến do hút mỡ tạo hình thành bụng có thể gặp như hoại tử da, tắc mạch phổi, tai biến mạch máu não.
Bác sĩ Cảnh cho biết thêm, không nên hút mỡ quá 4-5% trọng lượng cơ thể. Mỡ là nơi dự trữ năng lượng, hút nhiều quá có thể gây ra rối loạn chuyển hoá của cơ thể. Nếu hút khoảng 1,5 lít trở xuống, các chỉ số sinh hóa không thay đổi. Hút trên 3 lít chắc chắn sẽ ảnh hưởng.
Nguy cơ đáng sợ nhất của hút mỡ là gây tắc mạch phổi. Vì vậy, một số phòng khám ở ngoài bệnh viện thỉnh thoảng có bệnh nhân tử vong là do yếu tố này. Theo các bác sĩ, tắc mạch phổi rất khó xử trí, có khoảng 0,5-1% số trường hợp có thể gây tắc mạch phổi, tỷ lệ tử vong cao. Ở một số nước dù tại bệnh viện, có hệ thống hồi sức cấp cứu tốt thì nguy cơ bệnh nhân bị tắc mạch phổi chết cũng chiếm khoảng 15-50%. TS Cảnh cảnh báo, hút mỡ ở phòng khám ngoài bệnh viện cơ hội cứu sống nếu bị tắc mạch phổi rất thấp.
Thái Hà
Theo Tiền phong
Bị nghẹn cổ, đi khám phát hiện 'tổ' kén phế quản Tiền sử chưa từng mắc các bệnh lý ở phổi, bệnh nhân không ngờ căn bệnh khiến mình nhập viện đã có từ khi vừa sinh ra. TS. BS Ngô Vi Hải, Khoa Phẫu thuật Lồng ngực - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết, Bệnh viện vừa tiếp nhận trường hợp bệnh nhân Vũ T. Y. (SN 1987) vào viện...