Gần 90% nhân viên tại Mỹ của United Airlines tiêm vaccine ngừa COVID-19
Hãng hàng không United Airlines ngày 16/9 cho biết gần 90% nhân viên làm việc tại Mỹ đã cung cấp giấy chứng nhận tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 trước hạn chót 27/9 do hãng này đề ra.
United Airlines cho biết những nhân viên không tiêm vaccine ngừa COVID-19 sẽ tạm thời nghỉ phép không lương kể từ ngày 2/10. Ảnh: Bloomberg
United Airlines đã đưa ra lập trường kiên quyết đối với những nhân viên từ chối tiêm chủng. Đầu tháng Tám, United Airlines đã trở thành hãng hàng không đầu tiên của Mỹ thông báo rằng tiêm vaccine là yêu cầu bắt buộc đối với nhân viên.
Hãng trên cũng cho biết khoảng 95% đội ngũ quản lý tại Mỹ đã được tiêm phòng đầy đủ. Tuy nhiên, Giám đốc điều hành United Airlines, Scott Kirby, cho hay hãng này sẽ không đưa ra yêu cầu về tiêm vaccine đối với hành khách.
Tuần trước, United Airlines cho biết những nhân viên không tiêm vaccine ngừa COVID-19 sẽ tạm thời nghỉ phép không lương kể từ ngày 2/10. Kể từ khi hãng hàng không này công bố chính sách tiêm chủng bắt buộc, đã có gần 20.000 nhân viên gửi lên giấy tờ tiêm chủng.
Chính phủ của Tổng thống Mỹ Joe Biden đầu tuần này thông báo hầu hết các nhân viên liên bang phải được tiêm chủng đầy đủ trước ngày 22/11, qua đó, thúc đẩy các nhà tuyển dụng lớn phải tiến hành tiêm chủng hoặc xét nghiệm cho nhân viên hàng tuần.
Một số quan chức của các hãng hàng không cho biết họ đang chờ quy định Tiêu chuẩn Tạm thời Khẩn cấp (ETS) của Bộ Lao động Mỹ để nắm rõ những yêu cầu chi tiết về vaccine hoặc xét nghiệm COVID-19 đối với các công ty tư nhân lớn trước khi ra các quy định mới cho nhân viên.
Chuyên gia Hong Kong: Chỉ nên tiêm 1 mũi vaccine cho thanh thiếu niên
Các chuyên gia cố vấn của Chính quyền Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) kiến nghị chỉ nên tiêm một mũi vaccine ngừa COVID-19 của hãng Pfizer-BioNTech cho thanh thiếu niên từ 12-17 tuổi.
Sau khi phát hiện tỷ lệ xuất hiện các hiện tượng viêm cơ tim hoặc viêm màng ngoài tim sau khi tiêm vaccine trong nhóm tuổi này ở Hong Kong cao hơn dự kiến ban đầu.
Các nhân viên y tế chờ được tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Hong Kong, Trung Quốc, ngày 23/2/2021. Ảnh mih họa: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Hong Kong, bác sĩ Trần Giám Thiêm, chuyên gia tim mạch Hong Kong, cho biết tình trạng bệnh của những người bị viêm cơ tim rất khác nhau và mức nặng có thể phải nhập viện chăm sóc đặc biệt. Nếu sau khi tiêm vaccine có các hiện tượng thở dốc hoặc tim đập nhanh cần nhanh chóng đến bệnh viện để kiểm tra, ngay cả khi bình phục xuất viện cũng phải nghỉ ngơi từ 3 đến 6 tháng, duy trì tập thể dục và chế độ ăn uống lành mạnh, đồng thời quay lại bệnh viện khám. Trong trường hợp tim bị tổn thương hoặc nhịp tim bất thường, theo thông lệ nước ngoài phải được theo dõi ít nhất 5 năm. Bệnh viện Nhi Hong Kong sẽ theo dõi các trường hợp liên quan về lâu dài.
Trước đó, ngày 15/9, Hội đồng chuyên gia thuộc Trung tâm Bảo vệ sức khỏe Hong Kong công bố tỷ lệ viêm cơ tim hoặc viêm màng ngoài tim ở người trẻ tuổi sau khi tiêm vaccine ngừa COVID-19 tăng gần gấp đôi từ 0,005% lên 0,02%. Trong đó 80% trường hợp tập trung ở mũi tiêm thứ hai vaccine ngừa COVID-19 của hãng Pfizer-BioNTech. Hội đồng trên kiến nghị nên thực hiện giống như Na Uy và Anh, chỉ tiêm một mũi vaccine cho thanh thiếu niên từ 12 đến 17 tuổi.
Theo bác sĩ Lưu Vũ Long, Chủ tịch Ủy ban Khoa học về các bệnh có thể phòng ngừa bằng vaccine Hong Kong, Ủy ban đã tham khảo số liệu trong và ngoài nước, xác nhận rằng viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim là tác dụng phụ sau khi tiêm vaccine của Pfizer-BioNTech. Kể từ khi tiêm vaccine vào ngày 14/6 cho các thanh thiếu niên, đã phát hiện 37 trường hợp có hiện tượng viêm cơ tim, trong đó 26 trường hợp xuất hiện tình trạng này sau khi tiêm mũi thứ 2. Hầu hết các trường hợp này sau đó đã xuất viện an toàn. Sau khi đánh giá những lợi ích và rủi ro, Ủy ban cho rằng thanh thiếu niên vẫn cần phải tiêm chủng, nhưng không cần thiết tiêm mũi thứ hai vì hiện tại nguy cơ lây nhiễm ở Hong Kong tương đối thấp.
Cục Giáo dục Hong Kong đã ngay lập tức thay đổi các yêu cầu về học trực tiếp toàn thời gian vào ngày 16/9, theo đó, học sinh từ 12 đến 17 tuổi đã tiêm một mũi vaccine ngừa COVID-19 đáp ứng yêu cầu học trực tiếp toàn thời gian.
Italy ban hành luật mới về 'thẻ xanh' Italy có kế hoạch ban hành luật bắt buộc tất cả người lao động sử dụng "thẻ xanh" nhằm tăng tỷ lệ tiêm vaccine trước mùa đông năm nay. Xuất trình thẻ xanh COVID-19 tại Rome, Italy, ngày 6/8/2021. Ảnh: AFP/TTXVN Theo luật mới dự kiến có hiệu lực kể từ ngày 15/10, người lao động không tiêm vaccine ngừa COVID-19 hoặc không...