Gần 90% diện tích canh tác vụ Xuân ở Hà Nội đã có nước
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, tính đến trưa nay (9/2), khoảng 90% diện tích canh tác vụ Xuân 2022 trên địa bàn thành phố đã có nước.
Nhiều địa phương hoàn thành công tác chống hạn vụ Xuân, như: Sóc Sơn, Phú Xuyên, Đan Phượng, Sơn Tây.
Nông dân huyện Thạch Thất gieo cấy lúa Xuân. Ảnh tư liệu: Vũ Sinh/TTXVN
Để bảo đảm đủ nước gieo cấy vụ Xuân, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đề nghị các doanh nghiệp thủy lợi trên địa bàn thành phố triển khai nhiều giải pháp. Tuy nhiên, trước diễn biến sông Nhuệ – Đáy ngày càng thiếu hụt nguồn nước và ô nhiễm, việc xây dựng công trình thay thế nhiệm vụ lấy nước của Trạm bơm Liên Mạc là ứng phó cần thiết.
Thông tin từ 4 doanh nghiệp thuỷ lợi, ngày 9/2, các đơn vị tiếp tục vận hành tổng số 116 trạm bơm để tập trung lấy nước gieo cấy vụ Xuân 2022. Thực tế công tác chống hạn được các doanh nghiệp duy trì liên tục, kể cả trong giai đoạn người dân cả nước nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần.
Video đang HOT
Vụ Xuân 2022, Công ty TNHH một thành viên Đầu tư phát triển thủy lợi sông Nhuệ đảm nhiệm cấp nước làm đất, gieo cấy, tưới dưỡng cho gần 21.726 ha lúa của 8 quận, huyện thuộc thành phố Hà Nội và tạo nguồn nước tưới cho 7.415 ha trong vùng phục vụ của Công ty TNHH một thành viên Đầu tư phát triển thủy lợi sông Đáy, 2.047 ha của Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi tỉnh Hà Nam. Mặc dù trong vùng phục vụ có tới 3 dòng sông: Hồng, Nhuệ, Đáy nhưng đơn vị này luôn khó khăn về nguồn nước, đặc biệt là chất lượng nguồn nước.
Theo ông Bùi Anh Tuấn, Trưởng phòng Quản lý nước và công trình (Công ty TNHH một thành viên Đầu tư phát triển thủy lợi sông Nhuệ), do biến đổi lòng dẫn nên mực nước trên sông Hồng từ tháng 11 năm trước đến tháng 5 năm sau luôn ở mức rất thấp. Trong 2 đợt điều tiết hồ thủy điện vừa qua, cống Cẩm Đình không thể vận hành để đưa nước sông Hồng vào sông Đáy. Còn cống Liên Mạc phải thường xuyên đóng để ngăn nước lưu trong sông Nhuệ chảy ngược ra sông Hồng. Đặc biệt, thượng lưu sông Nhuệ, đoạn từ K0 đến K30 800 còn nhiều vị trí bị bồi lắng, chưa được nạo vét, cản trở dòng chảy tới hạ lưu…
Ngoài giải pháp trước mắt của doanh nghiệp thủy lợi, UBND thành phố Hà Nội có chủ trương đầu tư xây dựng cụm công trình thủy lợi đầu mối thay thế nhiệm vụ của cống Liên Mạc giai đoạn 2021 – 2025. Tuy nhiên, trong thời gian chờ thực hiện dự án trên, doanh nghiệp thủy lợi và người dân các huyện: Thanh Trì, Thường Tín, Phú Xuyên… UBND thành phố cho phép lắp đặt bơm dã chiến thay thế một phần nhiệm vụ của cống Liên Mạc để thích ứng thiếu hụt nguồn nước, cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường…
Theo ông Nguyễn Văn Quyến, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, công tác chống hạn vụ Xuân 2022 của Hà Nội cơ bản đáp ứng yêu cầu về tiến độ. Tuy nhiên, doanh nghiệp thuỷ lợi cần tập trung vận hành tối đa công suất các trạm bơm để sớm hoàn thành lấy nước đổ ải. Bên cạnh đó, cần tận dụng nguồn nước trong đợt xả thứ 3 tới đây để tích nước phục vụ tưới dưỡng cho lúa Xuân.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cũng đề nghị các quận, huyện, thị xã tiếp tục tuyên truyền, vận động bà con nông dân thu hoạch sớm cây vụ Đông trên đất lúa. Tận dụng tối đa nguồn nước hiện có; thực hiện đưa nước đến đâu, làm đất gieo cấy đến đó; tuyệt đối tránh thất thoát, lãng phí nguồn nước gieo cấy vụ Xuân.
Hà Nội chấn chỉnh quận, huyện sau vụ "nhầm" tiền vắc xin phòng Covid-19
Trước việc nhiều địa phương thông báo người dân, doanh nghiệp... tiêm vắc xin Covid-19 phải trả phí với mức 350.000 đồng, UBND TP Hà Nội hỏa tốc ra văn bản chấn chỉnh.
(Ảnh minh họa).
Tối 11/6, UBND TP Hà Nội đã ban hành văn bản gửi các cơ quan liên quan về việc quán triệt kế hoạch tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho người dân trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021 - 2022.
Nội dung văn bản do Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng ký thể hiện, thực hiện Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26/2 của Chính phủ về việc mua và sử dụng vắc xin phòng Covid-19 cùng các văn bản liên quan, UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 118/KD-UBND về việc triển khai tiêm vắc xin cho người dân trên địa bàn.
Nhằm đảm bảo việc triển khai tiêm vắc xin theo đúng quy định, công bằng, minh bạch và tiêm miễn phí cho các đối tượng ưu tiên theo Nghị quyết 21, UBND thành phố yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã triển khai xây dựng kế hoạch, rà soát, lập danh sách đối tượng ưu tiên tiêm vắc xin phòng Covid-19 theo đúng Kế hoạch số 118 đã ban hành.
Các quận, huyện phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đơn vị liên quan triển khai hiệu quả phong trào vận động theo đúng tinh thần chỉ đạo của Trung ương và thành phố.
Hà Nội cũng tích cực huy động các nguồn lực xã hội hóa để thực hiện phòng, chống dịch và tiêm vắc xin phòng Covid-19 theo chỉ đạo đã đề ra.
Lãnh đạo thành phố cũng yêu cầu cơ quan chức năng chỉ đạo rà soát, kiểm tra và kịp thời chấn chỉnh việc ban hành văn bản không rõ nội dung, không thống nhất với chủ trương, kế hoạch của thành phố đã ban hành.
Thành phố giao Sở Thông tin và Truyền thông tiếp tục phối hợp với Sở Y tế và các cơ quan liên quan thực hiện các hoạt động truyền thông; tăng cường tuyên truyền ý nghĩa, mục đích và các chính sách của thành phố để người dân hiểu, kịp thời nắm bắt thông tin, ủng hộ chủ trương của Chính Phủ và Hà Nội...
Không thể bên mẹ lần cuối, nữ điều dưỡng bái vọng trước bàn thờ ở khu cách ly Biết tin mẹ mất nhưng nữ điều dưỡng Hà Thị Trinh, Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh không thể về chịu tang do đang thực hiện nhiệm vụ chống dịch COVID-19. Ngày 9/6, khi đang chăm sóc các bệnh nhân mắc COVID-19 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh, chị Trinh nhận được tin mẹ mất đột ngột ở Hà Nội khi...