Gần 80.000 lượng vàng đi đâu?
Chênh lệch giá vàng trong nước hạ nhiệt không đáng kể, dù các ngân hàng và DN mua tới gần 80.000 lượng vàng chỉ trong ít ngày qua đã đặt ra câu hỏi về sự “biến mất bí ẩn” của số vàng mua tại các phiên đấu thầu.
Phiên đấu thầu bán vàng miếng thứ tư được NHNN tổ chức sáng (9/4) kết thúc với phần lớn số vàng mang ra chào bán được các DN tham gia đấu thầu mua vào. Cụ thể, theo công bố của Vụ Quản lý ngoại hối (NHNN), trong tổng số 26.000 lượng vàng mang ra chào bán, có 15 thành viên tham gia phiên là các TCTD và DN trúng thầu với khối lượng 25.600 lượng. Giá trúng thầu cao nhất là 43,35 triệu đồng/lượng và giá trúng thầu thấp nhất là 43,3 triệu đồng/lượng.
Một điểm đáng lưu ý, đây cũng là phiên đấu thầu thứ ba liên tiếp (trong tổng số bốn phiên), NHNN bán gần hết số vàng mang ra chào bán; nhờ đó cung cấp cho thị trường và các TCTD một lượng vàng miếng lên tới 79.000 lượng. Sau phiên đấu thầu buổi sáng, giá vàng miếng SJC có dấu hiệu giảm giá rõ rệt- còn 43,25-43,33 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên, dù giá vàng trên thị trường thế giới cũng đang có xu hướng giảm, chênh lệch giá vàng giữa hai thị trường vẫn chưa có dấu hiệu giảm sút. Đến chiều tối 9/4, mỗi lượng vàng thế giới vẫn rẻ hơn giá vàng trong nước 3,58 triệu đồng.
Vì vậy, số vàng gần 80.000 lượng nói trên có được đưa ra thị trường thông qua kênh mua bán của các DN hay không là câu hỏi đáng được lưu tâm. Chênh lệch cao của giá vàng trong nước với giá vàng thế giới hạ nhiệt không đáng kể sau 4 phiên đấu thầu gợi lại một số hoài nghi về trạng thái thanh khoản vàng của một số NH hiện nay. Cần nhắc lại rằng, trạng thái thanh khoản vàng của các NH chính là nguyên do khiến NHNN phải liên tục gia hạn yêu việc ngừng huy động và cho vay vàng. Theo hạn định hiện nay là các TCTD đang huy động và còn số dư cho vay vốn bằng vàng được tiếp tục phát hành chứng chỉ huy động ngắn hạn mới đáo hạn trước 30/6/2013.
Nhu cầu của một số TCTD phải mua vàng để tất toán số dư vàng huy động đúng hạn nói trên có thể giải thích đường đi của một phần số vàng gần 80.000 lượng vừa được NHNN bán ra. Động thái này cũng không nằm ngoài dự tính của NHNN và theo nhận định của Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối – ông Nguyễn Quang Huy – tất nhiên các TCTD này sẽ ưu tiên mua vàng để tất toán số dư đó. Câu chuyện là, các NH nói trên sẽ cần bao nhiêu lượng vàng để hoàn tất việc tất toán và đóng trạng thái. Bởi phải đến lúc đó, toàn bộ số vàng bán ra sau các phiên đấu thầu mới có thể tới được thị trường thông qua các kênh mua bán của DN, tới tay người dân và may ra mới có tác động giảm mạnh chênh lệch giá trên thị trường.
Chỉ biết rằng, nhu cầu vàng của các TCTD không tính bằng lượng mà phải dùng tới đơn vị tấn. Con số thống kê của NHNN cho thấy, chỉ trong vòng 6 tháng (tính đến cuối tháng 10.2012), các TCTD phải mua tới hơn 60 tấn vàng để tất toán hợp đồng. Số vàng còn thiếu để hoàn tất việc tất toán vào thời điểm đó lên tới khoảng 20 tấn và việc các NH mua vàng- theo xác nhận của lãnh đạo NHNN, chính là nguyên nhân khiến giá trong nước (vào thời điểm cuối năm 2012) đắt hơn thế giới hàng triệu đồng một lượng. Có thể hình dung, chỉ khi nào cơn khát vàng của các NH chấm dứt, chênh lệch giá vàng mới có cơ may quay về khoảng chênh “mơ ước” 400 nghìn đồng mỗi lượng- như lời một lãnh đạo NHNN. 80.000 lượng vàng mà NHNN bán ra mấy ngày gần đây, quy ra chỉ tương đương có 3 tấn.
Theo Dantri
Giá vàng lao dốc không phanh
Diễn biến thị trường vàng trong nước đang đảo ngược hoàn toàn so với những gì diễn ra trước ngày 10-1, giá giảm nhanh hơn nhiều so với thế giới, giúp mức chênh lệch thu hẹp hàng triệu đồng.
Tính đến 10h20 sáng nay, mỗi lượng vàng miếng thu gom đã giảm hơn 1 triệu đồng so với cuối ngày hôm qua mặc dù thế giới hôm nay ngừng giao dịch, đưa khoảng chênh giữa giá nội và ngoại co hẹp còn 2,9 triệu đồng. Chỉ một tiếng đồng hồ sau khi mở cửa, Tập đoàn DOJI đã giảm giá mua vàng xuống 740.000 đồng, còn bán ra mất 700.000 đồng lúc 10h20.
Như vậy, mỗi lượng vàng đã giảm hơn 1,1 triệu đồng chiều bán và gần 900.000 đồng chiều mua so với cuối ngày hôm qua. Chốt buổi sáng, vàng miếng SJC do đơn vị này bán chỉ còn 44,74 - 45,14 triệu đồng một lượng. Động thái này được nhiều thông tin cho rằng, Ngân hàng Nhà nước sắp vào cuộc để đưa giá vàng trong nước về gần với thực tế, theo chỉ đạo từ Chính phủ.
Theo ANTD
26.000 lượng vàng SJC tiếp tục mở bán vào sáng nay 9h sáng 9/4, Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức đấu thầu phiên thứ tư với khối lượng 26.000 lượng vàng (tương đương 1 tấn vàng). Giá tham chiếu để tính giá trị đặt cọc mà cơ quan này đưa ra là 43,39 triệu đồng/lượng. Sẽ bán hết 26.000 lượng vàng vào sáng mai? Chiều nay 8/4, Ngân hàng Nhà nước đã phát...