Gần 77.000 người chết do nCoV ở Mỹ
Mỹ ghi nhận thêm hơn 2.600 ca tử vong do nCoV trong 24 giờ qua, nâng số người chết lên 76.864 trong gần 1,3 triệu ca nhiễm.
Mỹ tiếp tục là vùng dịch lớn nhất thế giới với 1.290.242 ca nhiễm nCoV, tăng 32.191 ca so với hôm trước. Nước này cũng là nơi báo cáo nhiều người tử vong nhất vì nCoV với 76.864 ca, sau khi ghi nhận thêm 2.674 người chết trong 24 giờ qua.
New York, tâm dịch Covid-19 của nước Mỹ, ghi nhận thêm 409 ca tử vong do nCoV. Tổng ca nhiễm và tử vong ở New York hiện lần lượt hơn 337.000 và gần 26.000.
Dự kiến 44 bang của Mỹ mở cửa một phần vào ngày 10/5. Tình hình được cải thiện rõ rệt ở 16 bang, bao gồm Montana, New York và Colorado, nơi một số trường học đang dần mở lại.
Tuy nhiên mọi thứ đang trở nên tồi tệ hơn ở Minnesota và Puerto Rico, nơi ghi nhận ca nhiễm tăng 50% trong hai tuần qua. Các bang như Texas và Washington không bị ảnh hưởng nặng nề, nhưng ca nhiễm vẫn tăng 10-50% mỗi tuần. Chỉ vài bang như California và Florida đang duy trì mức tăng số ca nhiễm ổn định.
Nhân viên y tế di chuyển bệnh nhân đeo khẩu trang bên ngoài bệnh viện NYU Langone trong đại dịch Covid-19 ở thành phố New York, Mỹ hôm 3/5. Ảnh: Reuters.
Theo mô hình lấy dữ liệu từ Cơ quan Quản lý Tình huống Khẩn cấp Liên bang (FEMA), Mỹ có thể tăng 200.000 ca nCoV mới một ngày vào tháng 6, gấp nhiều lần mức khoảng 25.000 ca/ngày hiện nay, số ca tử vong cũng có thể tăng gấp đôi, lên khoảng 3.000 trường hợp/ngày.
Dự báo được đưa ra trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump thúc giục các bang mở cửa trở lại nền kinh tế. Các con số cũng nhấn mạnh thực tế rằng những rủi ro từ dịch bệnh vẫn tồn tại và có thể gia tăng nhanh khi các bang nới lỏng hạn chế.
“Mở cửa càng nhanh, thiệt hại về kinh tế sẽ càng được giảm nhưng thiệt hại về người sẽ tăng lên”, Thống đốc New York Andrew Cuomo nói tại họp báo ở Manhattan hôm 5/5. “Sinh mạng con người là vô giá”.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 6/5 thừa nhận Covid-19 tàn phá nước Mỹ hơn cả vụ khủng bố 11/9 hay trận tập kích Trân Châu Cảng trong Thế chiến II. Trump cũng cho rằng Covid-19 đáng lẽ đã có thể bị ngăn chặn ngay tại Trung Quốc. Bắc Kinh phản đối tuyên bố này của Trump, cho rằng Mỹ “ăn nói khó nghe”.
Các quan chức y tế công cộng cảnh báo nếu không làm phẳng đường cong Covid-19 cũng như tỷ lệ lây nhiễm ở nhiều khu vực, hàng chục nghìn người Mỹ nữa sẽ chết khi các bang nới lỏng “cách biệt cộng đồng” và doanh nghiệp cũng rục rịch mở cửa trở lại.
Tiêm kích Mỹ biểu diễn tri ân y bác sĩ New York
Đội bay Blue Angels và Thunderbirds lượn nhiều vòng trên thành phố New York, tâm dịch của Mỹ, để cổ vũ nhân viên y tế đang đối phó Covid-19.
Màn biểu diễn được tổ chức chiều 28/4 khi 12 tiêm kích của đội biểu diễn Blue Angels và Thunderbirds bay lượn trên thành phố New York trong 40 phút. Các phi cơ chia làm hai biên đội hình tam giác và phun khói, tạo hình giống như hai mũi tên đang lao qua bầu trời.
"Chúng tôi rất vinh dự khi có cơ hội tri ân những người đang làm việc ở tuyến đầu trong cuộc chiến chống Covid-19, chúng tôi ngưỡng mộ trước sức mạnh và sự bền bỉ của các bạn", trung tá Brian Kesselring, chỉ huy đội bay Blue Angels, phát biểu trước sự kiện.
Blue Angels và Thunderbirds biểu diễn trên bầu trời New York hôm 28/4. Video: Twitter/anniedestef.
Nhiều người dân đã đổ ra đường phố và bến cảng New York để theo dõi màn biểu diễn của hai phi đội. Phần lớn người New York tỏ ra vui mừng trước màn tri ân này, nhưng một số cho rằng chi phí tổ chức các chuyến bay nên dành để mua trang thiết bị bảo hộ cho y bác sĩ.
Đây là chuyến bay đầu tiên trong Chiến dịch America Strong (Nước Mỹ Hùng mạnh), chương trình biểu diễn kéo dài hai tuần được quân đội Mỹ triển khai nhằm tôn vinh nhân viên y tế và những lực lượng quan trọng trong đại dịch. Hoạt động này được Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố trong buổi họp báo tại Nhà Trắng hôm 23/4.
Được hải quân Mỹ thành lập năm 1946, Blue Angels là đội biểu diễn lâu đời thứ hai thế giới. Tiêm kích F/A-18C/D Hornet của Blue Angels được chỉnh sửa đặc biệt, không giống phiên bản trong biên chế chiến đấu. Chúng được tháo toàn bộ radar và hệ thống kiểm soát hỏa lực, trong khi tay lái được gắn lò xo để tăng độ nặng, giúp phi công điều khiển máy bay chính xác hơn so với thông thường.
Thunderbirds được không quân Mỹ thành lập năm 1953, là đội bay biểu diễn lâu đời thứ ba thế giới, chỉ sau Patrouille de France của Pháp và Blue Angels. Họ sử dụng tiêm kích F-16C/D được bỏ pháo 20 mm và thay bằng thiết bị tạo khói, cùng một số chỉnh sửa nhỏ để bảo đảm an toàn cho khán giả trên mặt đất. Phi cơ của Thunderbirds có thể trở lại biên chế chiến đấu trong thời gian ngắn nếu cần thiết.
Cả hai đội bay thường thực hiện các động tác cơ động khó, ít được áp dụng trong chiến đấu và rất hiếm khi cùng biểu diễn.
Tiêm kích Thunderbirds (trái) và Blue Angels biểu diễn tại New York hôm 28/4. Ảnh: AP.
Covid-19 khởi phát từ Trung Quốc vào tháng 12/2019, xuất hiện tại 210 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 3,1 triệu ca nhiễm và gần 217.000 người chết. Mỹ là vùng dịch lớn nhất thế giới với hơn một triệu người nhiễm và hơn 58.000 ca tử vong.
Vũ Anh
Mỹ đặt mục tiêu nới lỏng biện pháp "cách ly tại nhà" từ 1/5 Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang đặt mục tiêu ngày 1/5 sẽ là ngày có thể nới lỏng biện pháp "cách ly tại nhà" trên khắp nước Mỹ. Trả lời trên kênh truyền hình ABC, ông Stephen Hahn - Ủy viên Cơ quan quản lý dược và thực phẩm Mỹ cho rằng, nước Mỹ đã nhìn thấy "ánh sáng cuối...