Gần 7.700 cuộc tấn công vào website Việt Nam trong ba tháng đầu năm
Trong 3 tháng qua, Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT, thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông) đã ghi nhận gần 7.700 sự cố tấn công vào các website tại Việt Nam, gồm 2.848 trang bị tấn công Deface (thay đổi giao diện), 3.783 trang bị cài Malware ( mã độc) và 1.050 website bị đặt Phishing (lừa đảo).
Hacker 15 tuổi tấn công vào website của Cảng hàng không Tuy Hòa. (Ảnh chụp màn hình)
Thông tin trên được tiến sỹ Nguyễn Khắc Lịch, Phó Giám đốc VNCERT chia sẻ tại phiên khai mạc chương trình diễn tập “Các mối đe dọa tấn công từ chối dịch vụ mới” với 28 tổ chức tới từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ diễn ra vào ngày 22/3.
Cũng trong quý 1, dư luận đặc biệt quan tâm tới việc hai hacker U15 tấn công vào website của các cảng hàng không nhằm cảnh báo lỗ hổng. Nói về vấn đề này, đại diện VNCERT cho hay, các website nói trên sử dụng phần mềm mã nguồn mở Joomla rất cũ làm CMS.
Ngay sau khi nhận thông tin, VNCERT phối hợp với Cục An toàn thông tin điều phối Tập đoàn VNPT, FPT hỗ trợ ứng cứu. Hiện nay, để đưa toàn bộ hệ thống trở lại hoạt động bình thường như trước khi xảy ra sự cố, Tổng công ty cảng hàng không phải chỉ đạo các đơn vị cập nhật phiên bản phẩn mềm mới, rà soát, khắc phục, kiểm tra đánh giá toàn bộ website.
Video đang HOT
“VNCERT sẽ theo dõi chặt chẽ diễn biến, chỉ đạo sát sao các đơn vị chức năng phối hợp hỗ trợ, xử lý, sớm ổn định tình hình,” ông Lịch nói.
(Biểu đồ số liệu các cuộc tấn công mạng nhắm vào website Việt Nam trong quý 1/2017)
Về các xu hướng tấn công mạng trong thời gian tới, ông Lịch cho hay có 5 loại tấn công phổ biến.
Cụ thể, mã độc tống tiền ( ransomware) sẽ lan truyền với tốc độ cao đặc biệt sẽ xuất hiện mã độc tống tiền tấn công vào các thiết bị di động (smartphone, máy tính bảng,…) và điện toán đám mây; Các website của cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam liên tục là mục tiêu bị tấn công.
Xu hướng tiếp theo là hacker khai thác, tấn công từ các thiết bị IoT như camera, smartTV…; Xuất hiện các cuộc tấn công có chủ đích (APT) nhằm vào cơ quan Chính phủ và hệ thống hạ tầng trọng yếu (ngân hàng, điện lực, viễn thông, hàng không,…). Cuối cùng là xu hướng sử dụng các mạng xã hội để phát tán mã độc, lừa đảo trúng thưởng, mạo danh đánh cắp thông tin.
Theo Vietnamnet
75% mã độc tống tiền từ tội phạm mạng Nga?
Trong 62 mã độc tống tiền (ransomware) mới được các nhà nghiên cứu tại Kaspersky Lab phát hiện trong năm 2016, có ít nhất 47 ransomware được phát triển bởi tội phạm mạng nói tiếng Nga.
Hacker Nga là tác giả của 75% mã độc tống tiền trên thế giới?. - Ảnh: Kaspersky Lab
Đây là một trong những kết quả nghiên cứu do Kaspersky Lab tiến hành về ransomware ở thế giới ngầm tại Nga.
Để hiểu rõ hơn về bản chất những cuộc tấn công này, các nhà nghiên cứu tại Kaspersky Lab đã tiến hành đánh giá chung về thế giới ngầm của những tội phạm mạng nói tiếng Nga. Họ đã phát hiện rất nhiều nhóm lớn những tội phạm mạng nói tiếng Nga chuyên phát triển ransomware và phát tán nó.
Những nhóm này có thể gồm 10 người, mỗi người sẽ có một chương trình tấn công riêng và danh sách nạn nhân của chúng không chỉ gồm những người dùng internet thông thường mà còn là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, và thậm chí là những tập đoàn.
Đầu tiên chúng nắm vào người dùng, các công ty Nga và CIS. Hiện nay, chúng đang nhắm tới nhiều công ty trên toàn thế giới.
Một trong những kết quả quan trọng cho thấy sự gia tăng tấn công từ ransomware trong những năm gần đây là do hệ sinh thái ngầm vô cùng thân thiện và linh hoạt, cho phép tội phạm mạng thực hiện chiến dịch tấn công với bất kì kĩ năng máy tính và nguồn lực tài chính nào.
Chúng ta đã từng nghe nói nhiều đến Crypto ransomware (phần mềm mã hóa dữ liệu đòi tiền chuộc) - loại phần mềm độc hại mã hóa tập tin của nạn nhân và đòi tiền chuộc để đổi lấy key giải mã, là một trong những loại phần mềm độc hại nguy hiểm nhất hiện nay. Theo ghi nhận của Kaspersky Lab, trong năm 2016 có hơn 1.445.000 người dùng (bao gồm cả những doanh nghiệp) trên toàn cầu bị loại phần mềm độc hại này tấn công.
Theo ước tính của Kaspersky Lab, doanh thu mỗi ngày của chương trình tấn công có thể đạt từ 10 đến hàng trăm ngàn đô la Mỹ, trong đó 60% là lợi nhuận.
Anton Ivanov, nhà nghiên cứu bảo mật tại Kaspersky Lab, tác giả bản đánh giá này cho biết: "Rất khó để lí giải vì sao rất nhiều ransomware đều bắt nguồn từ những kẻ nói tiếng Nga, nhưng quan trọng hơn là hiện nay chúng ta thấy được chúng đang phát triển, từ những nhóm nhỏ với năng lực còn hạn chế thành những công ty tội phạm lớn sở hữu nhiều nguồn lực và mục tiêu của chúng không chỉ là người Nga".
Theo Tuổi Trẻ
Hơn 1/3 doanh nghiệp mất tới 20% doanh thu vì tin tặc Báo cáo An ninh mạng thường niên năm 2017 của Cisco chỉ ra: Hơn 1/3 tổ chức từng bị vi phạm an ninh trong năm 2016 chịu thiệt hại đáng kể do mất khách hàng, cơ hội và doanh thu lên đến hơn 20%. Hơn 1/3 doanh nghiệp mất tới 20% doanh thu vì tin tặc Theo báo cáo, tổn thất sau các...