Gần 70% dân số Afghanistan sống nhờ vào viện trợ nhân đạo
Liên hợp quốc (LHQ) ước tính 28 triệu người dân Afghanistan, chiếm gần 70% dân số nước này, sẽ phải sống dựa vào viện trợ nhân đạo trong năm 2023.
Trẻ em tại một trại tị nạn ở Qala-i-Naw, tỉnh Badghis, Afghanistan. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu ngày 8/3 tại một cuộc họp của Hội đồng Bảo an LHQ, đặc phái viên của Tổng Thư ký LHQ về Afghanistan, bà Roza Otunbayeva cho biết các nhu cầu nhân đạo đòi hỏi khoản hỗ trợ lên tới 4,62 tỷ USD. Đây là số tiền kêu gọi viện trợ lớn nhất từ trước đến nay dành cho một nước.
Theo quan chức LHQ, khoảng 20 triệu người, chiếm gần 50% dân số Afghanistan, đang hứng chịu khủng hoảng do mất an ninh lương thực và 6 triệu người đang đứng bên bờ vực của nạn đói. Tuy nhiên, bà Otunbayeva nhấn mạnh hỗ trợ nhân đạo đang gặp thách thức do việc tiếp cận và môi trường an ninh ngày càng phức tạp. Đặc phái viên của Tổng Thư ký LHQ bày tỏ quan ngại việc chính quyền Taliban cấm phụ nữ làm cho các tổ chức phi chính phủ, cũng như cấm nữ sinh học đại học có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng không chỉ đối với người dân Afghanistan, mà còn khiến mối quan hệ giữa chính quyền Taliban và cộng đồng quốc tế trở nên căng thẳng.
Ngoài ra, việc cung cấp viện trợ nhân đạo còn bị ảnh hưởng mối quan ngại ngày một lớn từ sự đe dọa của Nhà nước Hồi giáo tỉnh Khorasan (ISIL-K) – nhánh chính thức của tổ chức “Nhà nước Hồi giáo “(IS) tự xưng hoạt động ở Afghanistan.
Đặc phái viên của Tổng Thư ký LHQ về Afghanistan nhấn mạnh việc giảm thiểu các mối đe dọa này đòi hỏi sự quan tâm đồng bộ và nhất quán hơn. Đây cũng là vấn đề cần đạt được giữa cộng đồng quốc tế với chính quyền Taliban.
Đặc phái viên của Qatar gặp đại diện chính quyền Taliban
Theo thông báo của Bộ Ngoại giao Afghanistan, đặc phái viên Mutlaq Bin Majed Al-Qahtani đã có cuộc gặp với ông Amir Khan Muttaqi, người đứng đầu Bộ Ngoại giao trong chính quyền Taliban.
Các lực lượng Taliban tuần tra tại tỉnh Badghis , Afghanistan. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Đặc phái viên của Ngoại trưởng Qatar đã tới thủ đô Kabul của Afghanistan ngày 5/2 và có cuộc gặp với đại diện chính quyền Taliban.
Theo thông báo của Bộ Ngoại giao Afghanistan, đặc phái viên Mutlaq Bin Majed Al-Qahtani đã có cuộc gặp với ông Amir Khan Muttaqi, người đứng đầu Bộ Ngoại giao trong chính quyền Taliban.
Thông báo nêu rõ hai bên đã thảo luận về hợp tác chính trị, mối quan hệ song phương và vấn đề hỗ trợ nhân đạo.
Đến nay chưa có quốc gia nào chính thức công nhận chính quyền Taliban, dù Trung Quốc và Pakistan năm ngoái đã cử bộ trưởng ngoại giao tới Afghanistan. Phó đặc phái viên của Liên hợp quốc mới đây cũng đã đến Afghanistan để thảo luận về quyền của phụ nữ và vấn đề viện trợ cho quốc gia Tây Nam Á này.
Chính quyền Taliban đang gây quan ngại cho cộng đồng quốc tế, trong đó có Qatar, khi áp đặt các hạn chế đối với phụ nữ về giáo dục và quyền làm việc trong các tổ chức phi chính phủ.
Lực lượng Taliban từng đặt trụ sở tại Qatar từ năm 2012 cho đến khi giành quyền kiểm soát Afghanistan năm 2021.
LHQ tuyên bố duy trì cứu trợ cho Afghanistan Liên hợp quốc (LHQ) ngày 29/12 tuyên bố sẽ không ngừng hỗ trợ cho Afghanistan cho dù chính quyền Taliban cấm phụ nữ làm việc trong lĩnh vực cứu trợ của quốc gia Tây Nam Á này. Phụ nữ và trẻ em di chuyển trên đường phố tại Kabul, Afghanistan, ngày 15/12/2021. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN Phát biểu với báo giới, điều phối...