Gần 68% khách mua xe bán tải tại Việt Nam năm 2020 chọn Ford Ranger
Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 khiến lượng tiêu thụ xe bán tải tại Việt Nam năm 2020 sụt giảm, trong đó phần lớn người mua bán tải đều lựa chọn Ford Ranger, góp phần giúp doanh số mẫu xe này tiếp tục dẫn đầu phân khúc.
Ford Ranger vẫn thống trị phân khúc xe bán tải về doanh số
Không thuộc diện hưởng ưu đãi giảm 50% lệ phí trước bạ cùng với những quy định mới về tải trọng, điều kiện lưu thông, cũng như khó khăn của thị trường ô tô… khiến lượng tiêu thụ xe bán tải tại Việt Nam trong năm 2020 sụt giảm so với năm 2019.
Năm 2020, người Việt mua sắm gần 20.000 xe bán tải
Theo báo cáo bán hàng từ Hiệp Hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), trong năm 2020 tổng lượng xe bán tải tiêu thụ tại Việt Nam chỉ đạt 19.697 xe, giảm 13,5% tương đương 3.070 xe so với năm 2019. Số liệu này chưa bao gồm doanh số bán hàng của hai mẫu xe Nissan Navara đnag trong giai đoạn chuyển giao nhà phân phôi và Chevrolet Colorado không được VinFast công bố doanh số.
Tổng lượng xe bán tải tiêu thụ tại Việt Nam chỉ đạt 19.697 xe, giảm 13,5% tương đương 3.070 xe so với năm 2019
Đặt trong bối cảnh toàn nghành sản xuất, kinh doanh ô tô tại Việt Nam cũng như toàn cầu gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, mức sụt giảm doanh số bán xe bán tải trong năm 2020 dĩ nhiên không quá khó hiểu. Bởi theo ông Nguyễn Quang Khải – Giám đốc kinh doanh Phú Mỹ Ford lý giải: “Đại dịch Covid-19 bùng phát ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống xã hội, ngành kinh doanh ô tô cũng không ngoại lệ. Không riêng gì một vài đại lý mà dịch bệnh đã ảnh hưởng đến cả hệ thống của ngành ô tô. Dịch bệnh cũng ảnh hưởng nặng nề đến ngành du lịch và hoạt động vận tải, chính vì vậy lượng xe được bán theo lô, bán sĩ của các đại lý cũng bị sụt giảm” .
Trong khi đó, bà Châu Thiên Hiếu, Tổng Giám đốc đại lý Mitsubishi Phương Nguyên cho biết: ” Thời điểm dịch bệnh Covid-19 bắt đầu bùng phát tại Việt Nam, đại lý chúng tôi dường như bị động hoàn toàn. Số lượng lượng khách đến đại lý mua xe cũng như bảo dưỡng sửa chữa xe giảm 50 – 60% so với năm 2019. Tất nhiên, không riêng gì Mitsubishi Phương Nguyên mà theo tôi toàn nhiều doanh nghiệp trong ngành kinh tế đều gặp khó khăn, đặc biệt về mặt tài chính, với các vấn đề về xoay vòng vốn, hàng tồn kho… ”
Video đang HOT
Doanh số bán hàng của hầu hết các mẫu xe bán tải trong năm 2020 đều sụt giảm so với năm 2019
Tuy nhiên, so với các phân khúc ô tô khác tại Việt Nam như sedan hạng B, xe SUV hay Crossover… Xe bán tải là một trong những phân khúc có mức sụt giảm doanh số cao nhất trong năm 2020.
Điều này một phần xuất phát từ việc các mẫu mã xe bán tải tại Việt Nam đều nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan, vì vậy nguồn cung cũng như tiến độ bán hàng của các đại lý ít nhiều bị chậm lại do ảnh hưởng của dịch bệnh. Bên cạnh đó, xe bán tải cũng không thuộc diện được hưởng ưu đãi giảm 50% lệ phí trước bạ như các mẫu mã ô tô lắp ráp, sản xuất trong nước.
Doanh số bán Toyota Hilux năm 2020 chỉ đạt 2.642 xe, giảm 221 xe so với năm 2019
Vì vậy, doanh số bán hàng của hầu hết các mẫu xe bán tải trong năm 2020 đều sụt giảm so với năm ngoái. Điều này cho thấy so với các dòng xe khác trên thị trường, xe bán tải cũng đang mất dần sức hút trong mắt người tiêu dùng Việt Nam. Dù sở hữu khả năng vận hành linh hoạt, sự đa dụng trong việc chuyên chở hàng hoá… Tuy nhiên, việc khá kén chọn khách hàng, khi hầu như là dành cho khách hàng nam giới cùng với những quy định mới về tải trọng, điều kiện lưu thông, không gian cabin hạn chế… chính là một phần lý do khiến xe bán tải không đủ sức thuyết phục khách hàng.
68% khách mua bán tải chọn Ford Ranger
Trong số 7 mẫu xe bán tải đang được các doanh nghiệp phân phối tại Việt Nam trong năm 2020, Ford Ranger vẫn được người tiêu dùng ưu chuộng nhất, bất chấp mẫu xe này nảy sinh các vấn đề kỹ thuật liên quan đến việc rò rỉ dầu. Tuy nhiên, Ford Việt Nam đã từng bước khắc phục và đưa ra chính sách bảo hành, góp phần giúp Ranger vẫn duy trì được sức hút.
Theo số liệu bán hàng VAMA công bố, có đến 68% khách hàng mua xe bán tải trong năm 2020 đều lựa chọn Ford Ranger. Đây cũng là mẫu xe bán tải duy nhất tại Việt Nam trong năm 2020 đạt doanh số bán trung bình trên 1.100 xe mỗi tháng. Thậm chí doanh số bán của Ford Ranger trong cả năm 2020 còn nhiều gấp đôi tổng doanh số của các đối thủ như Toyota Hilux, Mitsubishi Triton, Mazda BT-50 và Isuzu D-Max cộng lại.
Điều này cho thấy được sự thống trị cũng như sức hút của Ford Ranger trong phân khúc xe bán tải tại Việt Nam. Đây chính là động lực để Ford Việt Nam quyết định đầu tư dây chuyền sản xuất, lắp ráp Ford Ranger bắt đầu từ năm 2021 theo như chia sẻ của ông Phạm Văn Dũng, Tổng giám đốc Ford Việt Nam tại sự kiện của Ford tổ chức gần đây.
Những bước tiến mạnh mẽ cũng như phong độ tăng trưởng doanh số ổn định của Ford Ranger trong năm 2020, cũng ít nhiều khiến các đối thủ bám đuổi hụt hơi. Toyota đã nỗ lực tung ra thị trường bản nâng cấp mới của Hilux, tuy nhiên kết quả kinh doanh của mẫu xe này lại càng khiến thương hiệu Nhật Bản thêm đau đầu. Được cải tiến về thiết kế, công nghệ, tính năng tuy nhiên doanh số bán Toyota Hilux năm 2020 chỉ đạt 2.642 xe, giảm 221 xe so với năm 2019.
Mitsubishi cũng đã rất nỗ lực để gia tăng sức hút cho Triton, nhưng doanh số bán mẫu xe này cũng chỉ dừng lại ở mức 2.247 xe, giảm 422 xe so với năm 2019
Mitsubishi cũng đã rất nỗ lực để gia tăng sức hút cho Triton, nhưng doanh số bán mẫu xe này cũng chỉ dừng lại ở mức 2.247 xe, giảm 422 xe so với năm 2019. Trong khi đó, Mazda BT-50 đang “lao dốc không phanh” với kết quả kinh doanh năm 2020 đạt 1.329 xe, giảm 565 xe so với năm 2019. Đây cũng là mẫu xe có mức sụt giảm doanh số cao nhất ở phân khúc xe bán tải trong năm qua.
Tuy nhiên, với việc nhiều mẫu mã như Isuzu D-Max, Mazda BT-50 đã bước sang thế hệ mới tại các thị trường trong khu vực và hứa hẹn sẽ về Việt Nam trong thời gian tới. Cùng với việc Ford Việt Nam sẽ tung phiên bản Ranger lắp ráp trong nước ra thị trường từ quý II.2021… Phân khúc xe bán tải trong năm 2021 sẽ ngày cành cạnh tranh.
Lưu ý cần thiết khi đi xe gầm cao mùa mưa lũ
Ngoài kinh nghiệm xử lý tình huống khi trời mưa, chủ phương tiện cần hiểu rõ khả năng lội nước của chiếc xe mình đang đi để phòng ngừa trường hợp bất trắc.
Trên thực tế, các nhà sản xuất xe hơi đều không khuyến cáo khách hàng lái xe qua những đoạn đường bị ngập sâu bởi điều này tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ hỏng hóc. Bên cạnh vấn đề về thủy kích, những chiếc xe hiện đại ngày nay được trang bị nhiều cảm biến điện tử đặt dưới thân xe nên chúng rất nhanh hỏng nếu xe bị ngâm trong nước.
Mặc dù mỗi chiếc xe đều có khả năng lội nước ở mức nhất định nhưng độ sâu an toàn là bao nhiêu thì tùy thuộc vào thiết kế của mỗi chiếc xe. Một số chiếc xe bán tải có thể hoạt động bình thường ở mực nước sâu xấp xỉ 50-70 cm thế nhưng các dòng xe sedan, compact nhỏ có khoảng sáng gầm thấp thì chỉ nên đi qua vùng nước có độ sâu 20 cm trở xuống.
Khoảng sáng gầm trên xe Toyota Fortuner. Ảnh: Theo BazTro
Thông thường xe có gầm càng cao thì khả năng lội nước càng tốt. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông số khoảng sáng gầm ở một số dòng xe phổ biến.
Khoảng sáng gầm của dòng xe Hatchback (chỉ nên hoạt động ở mực nước sâu dưới 20 cm):
Hyundai Grand i10 (152 mm); Kia Morning (152 mm); Mitsubishi Mirage (160 mm); Vinfast Fadil (150 mm); Toyota Wigo (160 mm); Toyta Yaris (135 mm); Mazda 2 (143 mm); Mazda 3 (155 mm): Suzuki Swift (120 mm); Chevrolet Spark 160 mm)...
Dòng xe sedan (chỉ nên hoạt động ở mực nước sâu dưới 20 cm)
Toyota Vios (150 mm); Toyota Altis (130 mm); Toyota Camry (150 mm); Mitsubishi Attrage (170 mm); Nissan Sunny (150 mm); Mazda 6 (165 mm); Honda Civic (133 mm); Honda City (135 mm); Hyundai Accent (150 mm); Hyundai Elantra (150 mm); Vinfast Lux A2.0 (150 mm)...
Dòng xe SUV (có thể hoạt động ở mực nước sâu 30-50 cm):
Hyundai Tucson (172 mm); Hyundai Santafe (185 mm); Mitsubishi Outlander (190 mm); Mitsubishi Pajero Sport (218 mm); Mitsubishi Xpander (205 mm); Toyota Innova (178 mm); Toyota Rush (220 mm); Toyota Fortuner (219 mm); Toyota Land Cruiser Prado (215 mm); Toyota Land Cruiser (230 mm); Nissan Xtrail (200 mm); Ford Everest (210 mm); Ford Explorer (198 mm); Mazda CX5 (200 mm); Honda CRV (198 mm); Suzuki Vitara (185 mm); Suzuki Ertiga (180 mm);; KIA Sorento (185 mm)...
Dòng xe bán tải (có thể hoạt động ở mực nước sâu 50-70 cm):
Mitsubishi Triton (205 mm); Nissan Navara (230 mm); Toyota Hilux (310 mm); Ford Ranger (200 mm); Chevrolet Colorado (210-220 mm); Isuzu Dmax (220 mm)...
Vị trí bộ ECU trên xe Mercedes C Class. Ảnh: Pelicanparts
Tuy nhiên, thông tin về khoảng sáng gầm chỉ thể hiện tương đối khả năng lội nước của chiếc xe. Cụ thể hơn, chủ phương tiện cần hiểu rõ thiết kế của chiếc xe đang đi. Quan trọng nhất là ví trí 3 bộ phận không được để gặp nước gồm: Bộ điều khiển ECU, cổ hút gió và 2 cực của bộ ắc quy.
Bộ điều khiển ECU là một mạch vi xử lý có vai trò như bộ não của xe hơi, do cấu tạo bằng các linh kiện điện tử nên bộ ECU rất dễ hỏng hóc khi gặp nước.
Bộ phận thứ hai là cổ hút gió có nhiệm vụ lấy không khí vào động cơ, nếu nước bị tràn nhiều vào cổ hút gió sẽ dẫn đến hiện tượng thủy kích gây cong, gãy tay biên.
Còn ắc quy thường được nhà sản xuất đặt ở các vị trí cao trong khoang máy, tuy nhiên nếu bị dính nước sẽ gây ra hiện tượng ngắn mạch gây hư hại các thiết bị điện tử khác.
Xe bán tải Isuzu D-Max có doanh số bán gấp 6 lần Ford Ranger Ra mắt vào cuối tháng 10/2019, chiếc Isuzu D-Max thế hệ mới đã trở thành mẫu xe bán tải bán chạy hàng đầu tại Thái Lan trong 5 tháng vừa qua, và chiếm thị phần cao nhất trong phân khúc bán tải cỡ trung tại Thái Lan. Thái Lan được biết đến là quốc gia tiêu thụ xe bán tải cỡ trung hàng...