Gần 60.000 tỷ đồng phát triển công nghệ thông tin
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 6109/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghệ thông tin (CNTT) đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Theo đó, Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2020 phát triển CNTT đi đầu trong cả nước, hướng tới xây dựng xã hội thông tin theo các lĩnh vực, trở thành một trong những thành phố phát triển về chính quyền điện tử, trung tâm mạnh về công nghiệp CNTT trong khu vực. Cụ thể, về hạ tầng CNTT, 100% cán bộ công chức trong cơ quan nhà nước (đến cấp xã) được trang bị máy tính; 100% sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và
80-90% các UBND xã, phường, thị trấn được kết nối bằng cáp quang với mạng diện rộng. Về ứng dụng CNTT được chia ra các lĩnh vực: xây dựng và phát triển công dân điện tử; xây dựng và phát triển chính phủ điện tử; xây dựng và phát triển doanh nghiệp điện tử; phát triển giao dịch và thương mại điện tử với các chỉ tiêu cụ thể.
Về công nghiệp CNTT sẽ quy hoạch và xây dựng 5 khu công nghiệp phần mềm và nội dung số, 2 phân khu công nghiệp phần cứng. Về phát triển nguồn nhân lực, 100% lãnh đạo sở, ban, ngành, UBND cấp huyện và cấp xã được đào tạo kiến thức, kỹ năng khai thác sử dụng các ứng dụng CNTT… Tổng nguồn vốn đầu tư cho phát triển CNTT khoảng 59.558 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước dự kiến là 8.033 tỷ đồng, nguồn xã hội hóa là 51.505 tỷ đồng.
Theo ANTD
Video đang HOT
"Nếu cần thiết, có thể điều chỉnh dự án bôxít"
"Hiệu quả một dự án cần tính trong cả vòng đời. Với những dự án có hiệu quả nhưng trước mắt gặp khó khăn, nhà nước có thể xem xét một số cơ chế hỗ trợ" - Bộ trưởng Vũ Đức Đam trao đổi về việc Vinacomin xin cơ chế đặc thù cho bôxít Tây Nguyên.
Trả lời nhiều câu hỏi về những diễn biến "nóng" nhất liên quan đến dự án khai thác bôxít ở Tây Nguyên trong cuộc họp báo Chính phủ tháng 2, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam nhấn mạnh, bôxít là một trong rất ít tài nguyên của Việt Nam có quy mô ở tầm quốc tế, thuộc số ít nước đứng hàng đầu thế giới. Vì vậy, trong nhiều nhiệm kỳ gần đây, chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước là phải thăm dò, khai thác để phục vụ việc phát triển kinh tế của khu vực và cả đất nước.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam
Từ năm 2007, Chính phủ đã có chủ trương đầu tư, tiến hành các dự án thử nghiệm với tinh thần vừa làm vừa xem xét kỹ lưỡng không chỉ với từng công trình dự án mà với cả chủ trương đầu tư để có điều chỉnh phù hợp.
"Trữ lượng bô xít của ta rất lớn, không phải ngay một lúc khai thác hết. Chúng ta cũng chưa có kinh nghiệm về việc khai thác, chế biến tài nguyên này nên không chỉ cân nhắc các yếu tố môi trường, điều kiện hạ tầng kỹ thuật mà còn cả các yếu tố thị trường thế giới..." - Bộ trưởng Đam trao đổi.
Ông Đam khẳng định, nguyên tắc chung, tài nguyên là hữu hạn nên sử dụng phải tiết kiệm, khai thác phải dùng công nghệ tiên tiến để bảo vệ môi trường. Dự án cũng chỉ được thực hiện khi có hiệu quả kinh tế xã hội. Đối với từng dự án cụ thể, hiệu quả phải tính trên cả vòng đời của dự án cũng như các lợi ích gián tiếp mang lại.
Với câu hỏi Chính phủ có tính đến việc tạm dừng dự án bôxít Tây Nguyên chờ thời điểm phù hợp hơn, ông Đam trả lời, dự án này nằm trong quy hoạch phát triển của một ngành công nghiệp. Trong quá trình thực hiện, nếu cần thiết có thể cân đối, điều chỉnh.
Về vấn đề tập đoàn Than-Khoáng sản (Vinacomin) xin cơ chế đặc thù trong bối cảnh nhà máy đầu tiên đi vào hoạt động đã thua lỗ, nhiều khó khăn phát sinh, ông Đam chia sẻ: "Hiệu quả một dự án cần tính trong cả vòng đời, có khi tới 30-50 năm, trong khi thị trường luôn đầy biến động. Trường hợp những dự án có hiệu quả nhưng trước mắt chưa có hiệu quả kinh tế ngay, nhà nước cũng có thể xem xét một số cơ chế hỗ trợ".
Lấy ví dụ về hiệu quả tổng hợp của một dự án, ông Đam đề cập câu chuyện địa điểm nhà máy lọc dầu Dung Quất (Quảng Ngãi). Khi chuẩn bị đầu tư, nhiều chuyên gia trong và ngoài nước đều "can gián" vị trí đặt nhà máy. Nếu xét ở khía cạnh kinh tế đơn thuần, thực hiện dự án tại Quảng Ngãi không có nhiều lợi thế. Nhưng xét đến khả năng tạo hiệu quả lan tỏa, "làm bừng dậy cả khu vực kinh tế miền Trung", phương án vẫn được quyết định.
Thông tin về quyết định dừng đầu tư xây dựng cảng Kê Gà, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ khẳng định, Vinacomin được giao đầu tư hợp phần này để phục vụ việc vận chuyển, tiêu thụ bôxít. Khi làm dự án, Vinacomin đã khảo sát năng lực, nhu cầu vận chuyển, đầu tư đường sá và báo cáo việc cần thiết phải làm cảng này.
Tuy nhiên, quá trình triển khai, xem xét lại quy mô dự án tại thời điểm này cũng như tổng quy hoạch phát triển giao thông, hạ tầng của khu vực, Vinacomin thấy chưa cần thiết đầu tư cảng Kê Gà. Thời gian trước mắt có thể sử dụng cảng lân cận trong khu vực như cảng Dầu Giây... nên đề xuất dừng dự án.
"Đây là quyết định hợp lý. Đương nhiên mỗi dự án khi chuẩn bị dầu tư cũng đã phải mất một phần chi phí nhưng tính toán lại, nếu thấy việc dừng lại có lợi hơn việc tiếp tục thì phải cân nhắc dừng. Theo Bộ Công thương và các cơ quan chức năng, việc dừng xây dựng cảng này cũng không ảnh hưởng lớn đến quy hoạch phát triển Cảng biển khu vực" - ông Đam nói.
Theo Dantri
Cần rõ ràng để không ảnh hưởng đến an ninh thông tin quốc gia Sau bài phỏng vấn ông Lê Quốc Vinh, chủ kênh truyền hình Fansipan TV, "Nhà mạng "khó thở" phải lấn sân sang truyền hình trả tiền", Báo An ninh Thủ đô đã nhận được bài viết phản hồi của ông Đào Trung Thà Tôi có mấy ý như sau với tư cách là người hoạt động trong lĩnh vực viễn thông lâu năm...