Gần 6.000 trẻ em tị nạn mất tích ở Đức
Gần 6.000 trẻ em và thiếu niên tị nạn năm ngoái mất tích ở Đức, khi quan ngại đang gia tăng về những kẻ buôn người và tội phạm lợi dụng khủng khoảng tìm nạn nhân.
Trẻ tị nạn tại châu Âu. Ảnh: AFP
Bộ Nội vụ Đức đầu tuần này cho biết 5.835 trẻ em tị nạn được xác định mất tích hồi năm ngoái. “Những trẻ em không người đi cùng, vị thành niên mất tích chủ yếu từ Afghanistan, Syria, Eritrea, Morocco và Algeria”, báo Local dẫn Bộ này cho biết nhưng không nói lý do mất tích. Trong số đó, có khoảng 550 trẻ dưới 14 tuổi.
Đức thừa nhận con số ước tính có thể quá thấp. Giới chức đang xem xét tình hình “rất nghiêm túc” nhưng rất khó theo dõi các trường hợp do thiếu thông tin, phát ngôn viên Bộ Nội vụ Johannes Dimroth nói.
Cơ quan cảnh sát châu Âu (Europol) trước đó cho hay ít nhất 10.000 trẻ em tị nạn mất tích năm ngoái ở châu lục này.
Video đang HOT
Quy mô chính xác của khủng hoảng hiện chưa rõ ràng. Hệ thống đăng ký quá tải và thô sơ đồng nghĩa với việc châu Âu không có bức tranh rõ ràng về số trẻ em đến nước này hay theo dõi chặng đường của họ.
Một số những người mất tích có thể không bao giờ đăng ký vì lo sợ bị các quan chức nhốt. Những người khác có thể đã được đoàn tụ với gia đình và không báo với quan chức địa phương.
Theo Guardian, cuối tháng ba, một nhóm nghị sĩ nghị viện châu Âu cảnh báo các chính phủ rằng những trẻ em tị nạn không được bảo vệ có nguy cơ trở thành nạn nhân của các băng nhóm tội phạm xuyên châu Âu, có thể ép nạn nhân bán dâm, làm nô lệ, hoặc buôn ma túy hay nội tạng.
Trọng Giáp
Theo VNE
Trẻ em sống sót sau trận động đất Nepal bị bán làm nô lệ ở Anh
'Chúng rất khỏe và giỏi làm việc nhà' -những kẻ buôn người quảng cáo về các trẻ em Nepal bị bán làm nô lệ ở Anh.
Những đứa trẻ sống sót sau vụ động đất khủng khiếp tại Nepal tháng 4/2015 bị đưa tới chợ đen để bán làm đầy tớ cho những gia đình Anh giàu có mà không hề được trả công.
Trẻ em Nepal sống sót sau vụ động đất tại nước này. Ảnh AP
Theo một cuộc điều tra, những tay buôn người máu lạnh ở Punjab, Ấn Độ, bán những đứa trẻ 10 tuổi với giá 5.250 (khoảng trên 160 triệu VNĐ). Những kẻ này săn những đứa trẻ tị nạn ở Nepal và cả những gia đình nghèo khổ ở Ấn Độ cho dịch vụ của mình nhưng phần lớn số đó là trẻ em Nepal.
Bộ trưởng Nội vụ Anh Theresa May gọi việc buôn bán trẻ em là "một tội ác đáng ghê tởm" và kêu gọi Cơ quan tội phạm quốc gia điều tra các cáo buộc về việc này. Bà May phát biểu: "Chúng ta không thể để bất cứ một đứa trẻ nào trên thế giới bị tước đoạt khỏi gia đình mình và bị bắt làm nô lệ."
"Đó là lý do năm 2015, chúng tôi đưa ra Đạo luật Chế độ nô lệ hiện đại, đề cập đến việc tăng cường bảo vệ cho những trẻ em dễ trở thành nạn nhân của nạn buôn nô lệ và buộc những kẻ phạm tội phải chịu tù chung thân.", bà May cho biết thêm.
Theo tờ báo The Sun, một tay buôn bán trẻ em là Makkhan Singh bắt những đứa trẻ đứng xếp hàng cho phóng viên ngầm chọn và giới thiệu rằng: "Những đứa trẻ được đưa tới Anh là do chúng tôi cung cấp."
"Chọn bọn trẻ người Nepal đi. Chúng nó rất khỏe và giỏi làm việc nhà. Chúng nấu ăn ngon nữa. Không ai nghi ngờ ông đâu." - tên Singh quảng cáo.
Trận động đất 7,8 độ richter ở Nepal vào tháng 4 năm ngoái khiến gần 9.000 người thiệt mạng và hàng triệu người phải trong cảnh cần viện trợ
Ước tính có hàng triệu người trên thế giới là nạn nhân của nạn nô lệ hiện nay, bị buôn bán qua biên giới và bị bắt làm nô lệ.
Tháng 10/2015, Đạo luật Chế độ nô lệ hiện đại được đưa vào để kiểm soát chặt chẽ nạn nô lệ ngày nay và bảo vệ nạn nhân của nạn buôn bán./.
CTV Vân Anh (express.co.uk)
Theo_VOV
Tổng thư ký LHQ gặp gỡ 'nô lệ tình dục Nhật Bản' hiếm hoi còn sống Hôm 11-3, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon đã gặp gỡ một trong số chưa tới 50 nạn nhân còn sống sót của hệ thống nhà thổ thời chiến do quân đội Nhật Bản tổ chức. Trong thời chiến, rất nhiều phụ nữ Trung Quốc và Hàn Quốc đã bị buộc trở thành nô lệ tình dục phục vụ cho quân...