Gần 6.000 học sinh đang “mắc kẹt” ở vùng dịch
Năm học mới đã diễn ra được gần một tháng, tuy nhiên, còn hàng nghìn học sinh của nhiều địa phương đang “mắc kẹt” trong các vùng dịch chưa thể trở về.
Tại Thanh Hóa, theo thống kê của Sở GD&ĐT, tỉnh này hiện có 1.357 học sinh rời khỏi địa phương đến các tỉnh, thành khác chưa trở về. Bên cạnh đó, còn có 896 học sinh các địa phương khác đang “mắc kẹt” tại Thanh Hóa.
Theo ông Nguyễn Ngọc Thành, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở GD&ĐT Thanh Hóa, liên quan đến việc học sinh mắc kẹt trong các vùng dịch, Bộ GD&ĐT đã có chỉ đạo xuyên suốt trên cả nước tạo điều kiện cho các cháu tiếp tục học theo lớp mà các cháu đang học. Về phía Thanh Hóa, Sở GD&ĐT cũng đã có văn bản chỉ đạo các cơ sở giáo dục trong tỉnh tạo điều kiện cho học sinh địa phương khác đang ở Thanh Hóa theo học.
Các địa phương tạo điều kiện tối đa cho học sinh học tập trong điều kiện dịch chưa thể trở về trường cũ (Ảnh: Xuân Sinh).
“Sở cũng chưa nhận được phản hồi gì từ phía các bậc phụ huynh, học sinh. Không chỉ Thanh Hóa mà các địa phương cũng tạo điều kiện tối đa để hỗ trợ học sinh trong vùng dịch chưa thể trở về địa phương học tập”, ông Thành cho biết.
Tại Nghệ An, đến nay tỉnh này vẫn còn 1.641 em học sinh từ bậc tiểu học đến THPT đang ở các tỉnh phía Nam chưa thể quay về để đi học. Trong đó có 1.002 em học sinh ở bậc tiểu học, 639 em học sinh từ lớp 6 đến lớp 12.
Theo ông Thái Văn Thành, Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An, Sở đã chỉ đạo Phòng GD&ĐT các huyện và các đơn vị trực thuộc phải theo dõi sát, tổ chức dạy học trực tuyến, cung cấp tài liệu, bài giảng giúp các em nắm kiến thức, để sau khi quay về có thể theo kịp chương trình ngay.
Dù năm học 2021-2022 đã chuyển sang học trực tiếp được hơn nửa tháng, song Hà Tĩnh hiện còn 1.380 học sinh các cấp học vẫn chưa thể về. Trong đó, chủ yếu học sinh “mắc kẹt” tại TPHCM và các tỉnh phía Nam.
Video đang HOT
“Có nhóm học sinh nằm trong các khu vực cách ly, phong tỏa thì học trực tuyến, còn ở những khu vực bị “mắc kẹt” mà vẫn đi học được trực tiếp thì chỉ cần thông báo đến địa phương nơi mình bị “mắc kẹt” đó là được, không cần thủ tục gì”, lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Tĩnh cho biết.
Sở GD&ĐT Hà Tĩnh cũng đã chỉ đạo các trường học có học sinh đang ở vùng dịch, theo dõi, liên lạc để có phương án hỗ trợ các em.
“Tỉnh ủy Hà Tĩnh cũng đã có chủ trương đón học sinh bị mắc kẹt về quê học tập. Sở cũng đã chỉ đạo các trường học có phương án hỗ trợ để các em có thể theo kịp được chương trình học sau khi về quê”, lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Tĩnh cho biết thêm.
Còn tại Quảng Bình , trước khi bước vào năm học mới, tỉnh này có khoảng 1.500 học sinh đang “mắc kẹt” tại các tỉnh có dịch Covid-19. Hiện nay Quảng Bình vẫn đang triển khai học trực tuyến và trong tuần này sẽ có báo cáo cụ thể số lượng học sinh đang “mắc kẹt” để có phương án đón, hỗ trợ các em trở về trước khi bước vào học trực tiếp.
Sở GD&ĐT Quảng Bình đã giao các trường thống kê, liên hệ cụ thể số lượng học sinh để có phương án hỗ trợ, đảm bảo công tác giảng dạy online có hiệu quả, đồng thời phối hợp cùng gia đình và các địa phương lên phương án đón các em về quê theo đúng quy định phòng, chống dịch mà UBND tỉnh này đưa ra.
Quảng Trị là địa phương hiện chỉ còn 40 học sinh đang “mắc kẹt” tại các tỉnh, thành khác. Bên cạnh đó, có hơn 300 học sinh các địa phương khác đang học tập tại Quảng Trị.
Sở GD&ĐT Quảng Trị đã gửi công văn đến các Phòng GD&ĐT, các đơn vị trực thuộc Sở, các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên về việc tiếp nhận, tạo điều kiện cho học sinh có nguyện vọng học tập tại nơi cư trú trong thời gian phòng, chống dịch và xác nhận kết quả rèn luyện, học tập của học sinh khi các em quay lại trường cũ.
Đồng thời, tiếp nhận lại học sinh kèm theo kết quả rèn luyện và học tập của học sinh. Đối với học sinh có nguyện vọng xin chuyển trường, lãnh đạo các đơn vị, trường học phải tạo thuận lợi cho các em.
Ngoài ra, Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Trị cũng gửi công văn đến các tỉnh, thành phố khác đề nghị phối hợp tiếp nhận, tạo điều kiện cho học sinh tại địa phương.
Học sinh mắc kẹt ở Bình Dương: Có em là F0, có em không có sách để học
Nhiều học sinh các tỉnh nghỉ hè đi thăm ba mẹ ở Bình Dương rồi bị mắc kẹt tại đây không thể về đi học. Có em còn mắc COVID-19, chưa thể tham gia việc học trực tuyến, có em không có sách vở để học bài.
Học sinh mắc kẹt ở điểm đỏ phong tỏa tại Bình Dương không thể về quê đi học.
Có em là F0, có em không có SGK để học
Ngày 4.10, tại điểm phong tỏa (đường H5, khu phố 6 phường Thới Hòa, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương) trong phòng trọ nhỏ, một người phụ nữ đang kèm cặp cho 2 đứa trẻ học nhìn học trực tuyến qua điện thoại, 2 đứa em khác đang nô đùa ở bên cạnh.
Đây là gia đình chị Đỗ Thị Hữu Trang (43 tuổi, quê Quảng Ngãi), chị Trang chia sẻ chị làm công nhân Công ty Panko Vina, còn chồng làm thợ hồ. Trong quá trình ở nhà tránh dịch, chồng chị bị lây nhiễm COVID-19 hiện vẫn đang điều trị tại Bệnh viện dã chiến ở trường Đại học Việt Đức.
Vợ chồng chị Trang có 4 đứa con, con đầu Phan Minh Trung đang học lớp 6. Từ lúc nghỉ hè cháu vào Bình Dương ở với ba mẹ rồi dịch bệnh ập đến cũng không thể về quê dù cháu rất mong ngóng được đi học cùng bạn bè. "Ở quê đã vào học năm mới được 1 tháng rồi, tôi muốn đưa con về đi học, nhưng do dịch bệnh không biết phải làm sao. 2 con tôi học online qua điện thoại nhưng năm học mới cũng không có sách vở vì không có tiền cũng không đi mua được"- chị Trang chia sẻ.
Một học sinh bị mắc kẹt ở Bình Dương đang mày mò kết nối học online.
Cũng ở điểm phong tỏa này, có trường hợp của gia đình anh Mai Văn Lăm (34 tuổi, quê Kiên Giang), hiện anh đang làm việc "3 tại chỗ" trong khu công nghiệp Mỹ Phước II, còn vợ thì bị mắc COVID-19 đang điều trị. Gia đình anh cũng có 2 con trong độ tuổi học sinh bị mắc kẹt ở Bình Dương chưa thể về đi học.
Qua lời kể của người thân, kỳ nghỉ hè vừa rồi anh Lăm có đón con lên Bình Dương chơi nhưng dịch kéo dài. Hai con cùng vợ anh Lăm ở nhà trọ bị mắc COVID-19. Cháu Mai Hoàng Thi học lớp 8 và Mai Thành Tài học lớp 7 vừa mới được điều trị khỏi bệnh về dãy trọ đang nương nhờ dì, còn mẹ vẫn đang điều trị.
Do là 2 cháu là F0 mới đi cách ly về nên gia đình vẫn chưa đăng ký học online được. Các cháu rất muốn về quê để đến lớp cùng bạn bè nhưng chưa không có ai đưa về. Hiện các cháu chỉ biết ở trong dãy trọ lo lắng cho mẹ.
Học sinh bị mắc kẹt ở Bình Dương.
Nguy cơ dở dang việc học
Để không bị gián đoạn việc học cho con, 2 ngày qua, nhiều gia đình ở miền Tây đã phải tức tốc đi xét nghiệm và chạy xe máy về quê. Anh Văn Công Vui (48 tuổi) đang làm việc ở Bến Cát Bình Dương chia sẻ: "Thấy mọi người nói chạy xe máy về được, tôi đánh liều cùng vợ vội đưa con về quê để các cháu còn đi học, chứ không các cháu lỡ mất 1 năm".
Trong khi đó, ở thành phố Dĩ An, Bình Dương, chị P.T.T.T (35 tuổi, quê Gia Lai) không thể chở 2 con về quê đi học được. Chị T chia sẻ, con trai lớn vào lớp 10, xuống Bình Dương thăm mẹ thì bị mắc kẹt do dịch bệnh không thể về Gia Lai đi học, con trai nhỏ cũng bắt đầu vào lớp 1 tại phường An Bình.
Hiện 3 mẹ con ở trong phòng trọ chỉ khoảng 10m2, không gian học tập cho các cháu rất nhỏ hẹp. Đáng nói, do ở trọ, điều kiện kinh tế khó khăn, con trai lớn không thể học online hiệu quả. Việc học thời gian qua bị gián đoạn, chị T đang tính phương án cho cháu tạm dừng việc học THPT một thời gian, khi hết dịch bệnh sẽ tìm trường cho cháu ở Bình Dương để vừa học nghề vừa học văn hóa, còn cháu nhỏ thì xin học ở Bình Dương luôn.
UBND tỉnh Bình Dương cho biết, tỉnh chưa có chính sách riêng về việc hỗ trợ đưa học sinh về quê đi học. Tỉnh Bình Dương đã gửi công văn đến các tỉnh để phối hợp tổ chức đưa người lớn tuổi, phụ nữ mang thai và trẻ em về quê. Có 10 địa phương phối hợp thực hiện và đã đưa được trên 5.000 người, trong đó có cả học sinh về quê đi học.
Lên phương án đón học sinh quay về thành phố Ngày 4-10, ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM, hiện TPHCM cho phép người dân đăng ký đón con đang cư trú tại các tỉnh, thành phố khác trở lại TPHCM. Học sinh học trực tuyến Để đăng ký, phụ huynh có thể làm đơn đề nghị (theo mẫu) kèm hình chụp giấy tờ tùy thân và một số giấy tờ...