Gần 600 ngư dân Việt Nam bị bắt giữ vì vi phạm lãnh hải đánh bắt
Các ngư dân thuộc 77 tàu cá đã đánh bắt hải sản ở khu vực vùng biển chồng lấn, tranh chấp, đã bị nước ngoài bắt giữ, xử phạt.
Đó là báo cáo của Thứ trưởng Bộ NNPTNT Vũ Văn Tám tại Hội nghị trực tuyến về một số vụ cấp bách để khắc phục cảnh báo của Uỷ ban châu Âu (EC) về chống khai thác hải sản bất hợp pháp – IUU.
Gần 600 ngư dân bị nước ngoài bắt giữ, xử lý tại khu vực chồng lấn, tranh chấp, vùng nước lịch sử, chưa rõ tọa độ. Ảnh: IT
Về việc EC cảnh báo và công tác khắc phục “thẻ vàng” đối với sản phẩm thủy sản khai thác của Việt Nam, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Vũ Văn Tám cho biết: “Sau hơn 8 tháng (kể từ khi EC cảnh báo thẻ vàng ngày 23/10/2017), với sự nỗ lực, quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp, Việt Nam đã đạt được một số kết quả ban đầu quan trọng trong việc chống khai thác IUU”.
Công tác tuyên truyền, phổ biến về chống khai thác IUU đã được quan tâm thực hiện; nhận thức của các cơ quan quản lý thủy sản từ Trung ương đến địa phương, cộng đồng ngư dân và doanh nghiệp đã được nâng cao.
Thứ trưởng Vũ Văn Tám cho biết, tình hình tàu cá vi phạm vùng biển của các nước quốc đảo Thái Bình Dương hầu như chấm dứt.
Video đang HOT
Tuy nhiên, bên cạnh những việc làm được, một số địa phương chưa nghiêm túc triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt là sau thời điểm EC cảnh báo thẻ vàng đối với sản phẩm thủy sản khai thác của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU vẫn để tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài, tính từ ngày 23/10/2017 đến nay đã xảy ra 44 vụ/75 tàu/482 ngư dân vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài bị bắt giữ, xử lý.
Ngoài ra còn có 48 vụ/77 tàu/589 ngư dân bị nước ngoài bắt giữ, xử lý tại khu vực chồng lấn, tranh chấp, vùng nước lịch sử, chưa rõ tọa độ.
Bên cạnh đó, Thứ trưởng Vũ Văn Tám cũng cho rằng, một số vùng biển giáp ranh giữa Việt Nam với một số nước trong khu vực (Indonexia, Malayxia, Brunay, Philippines…) chưa được phân định vì vậy vẫn còn tình trạng lực lượng chức năng các nước bắt giữ tàu cá và ngư dân Việt Nam hoạt động trong khu vực này.
Cũng tại hội nghị này, ông Lê Viết Chữ, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Quảng Ngãi cho rằng, để quản lý giám sát hoạt động tàu cá ngư dân, một trong những việc cần làm ngay đó là các bộ ngành liên quan cần ban hành quy chuẩn để quản lý thiết bị giám sát hành trình, điều này cần được ưu tiên. Cần lắp đặt trang thiết bị công nghệ để quản lý kiểm soát chặt chẽ số lượng tàu có ở địa phương cũng như có mặt tại vùng biển của địa phương.
Đồng tình với ý kiến trên, ông Ngô Minh Tiến – Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam (Bộ Quốc phòng), cho rằng lắp đặt thiết bị hành trình là bài toán phải làm, làm đến đâu cần có tính toán cụ thể.
“Trong năm 2018, chúng tôi đã thực hiện nhiều vụ việc cứu hộ ngư dân, chỉ cần một ngư dân có vấn đề trên biển là chúng tôi phải huy động trực thăng đến ứng cứu. Có những vụ tìm kiếm rất khó khăn. Vì vậy lắp đặt giám sát tàu cá là vấn đề cấp bách cần làm ngay”, ông Tiến nhấn mạnh.
Theo Danviet
Liên kết sản xuất tiêu thụ, đưa nông sản sạch về Thủ đô
Tăng cường liên kết với các địa phương vệ tinh, khuyến khích doanh nghiệp, HTX, nông dân liên kết phát triển các chuỗi cung ứng nông sản an toàn, nhân rộng các chuỗi siêu thị... là những cách làm hiệu quả của Hà Nội nhằm mục tiêu tăng nguồn cung, đồng thời bảo đảm nông sản về với Thủ đô thực sự an toàn.
Hợp tác để phát triển sản xuất
Hà Nội là một trong những thành phố có nhu cầu lớn nhất cả nước về lương thực, thực phẩm. Ngoài 10 triệu người đang cư trú thường xuyên, trung bình hàng năm Hà Nội còn đón thêm khoảng 20 triệu lượt du khách. Tuy nhiên, nguồn cung cấp thực phẩm tại chỗ mới đáp ứng được từ 40 - 60% nhu cầu. Mặt khác, do điều kiện thời tiết nên sản phẩm nông nghiệp của Hà Nội chỉ được cung cấp theo mùa, vì thế Hà Nội rất cần mở rộng hợp tác liên kết với các tỉnh, thành để đưa nông sản sạch về tiêu thụ.
Người dân Thủ đô chọn mua nông sản đặc sản các tỉnh thành tại một hội chợ diễn ra tại số 489 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội. Ảnh: I.T
Nhằm tạo điều kiện thúc đẩy tiêu thụ nông sản an toàn, thời gian tới, Hà Nội sẽ tập trung đầu tư 2 chợ đầu mối phía Nam (quận Hoàng Mai) và chợ Minh Khai (quận Bắc Từ Liêm); đồng thời UBND thành phố cũng chỉ đạo công an thành phố, Sở GTVT tổ chức phân luồng giao thông, tạo điều kiện tốt nhất đưa nông sản an toàn về với Hà Nội... Ông Tạ Văn Tường
Theo ông Tạ Văn Tường - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nội, hiện thành phố đã xây dựng và duy trì được 65 chuỗi liên kết an toàn thực phẩm (ATTP) từ sản xuất đến tiêu thụ. Trong đó các chuỗi có nguồn gốc động vật đã thu hút gần 3.000 hộ chăn nuôi, khoảng 100 doanh nghiệp/cá nhân hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thức ăn, cung cấp thuốc thú y, cơ sở giết mổ và tiêu thụ, xây dựng được 5 nhãn hiệu tập thể, 13 nhãn hiệu hàng hóa, 1 nhãn hiệu được chứng nhận...
Hoạt động sản xuất rau an toàn từng bước cũng đã được kiểm soát, diện tích sản xuất rau an toàn đạt 5.300ha, trong đó 224ha rau VietGAP và gần 50ha rau hữu cơ.
Để việc trao đổi hàng hóa thuận tiện, theo ông Nguyễn Văn Sửu - Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố: "Các nhà quản lý, doanh nghiệp và người sản xuất cần tăng cường liên kết, trao đổi thông tin. Phải tạo điều kiện để gắn kết, giảm khoảng cách giữa nhà sản xuất với doanh nghiệp tiêu thụ".
Giám sát chặt chất lượng nông sản
Nhằm tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng các sản phẩm nông lâm thủy sản từ sản xuất đến kinh doanh, các đơn vị chuyên ngành của TP.Hà Nội đã tiến hành lấy 2.587 mẫu nông lâm thủy sản, qua đó đã phát hiện 115 mẫu vi phạm, chiếm 4,5%. Đối với các mẫu vượt ngưỡng có nguồn gốc của các tỉnh, các chi cục chuyên ngành của Hà Nội đã thông báo kịp thời cho chi cục các tỉnh để điều tra, truy xuất nguồn gốc, xác định nguyên nhân tại các cơ sở có mẫu vi phạm và có giải pháp khắc phục quản lý chặt chẽ nhằm đảm bảo chất lượng, ATTP cung cấp cho người tiêu dùng.
Công tác thanh tra, kiểm tra công tác ATTP cũng được TP.Hà Nội đẩy mạnh. Tuy nhiên, theo đánh giá của Thứ trưởng Bộ NNPTNT Vũ Văn Tám, việc kiểm soát chất lượng nông sản cần được Hà Nội tiếp tục quan tâm, làm tốt.
Nhấn mạnh việc phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn giữa Hà Nội với 21 tỉnh, thành phố "đã làm khá nhưng chưa thể hài lòng", Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Nguyễn Văn Sửu đề nghị trong thời gian tới Sở NNPTNT, Trung tâm Xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch Hà Nội cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa các chương trình liên kết. Không chỉ tăng về số lượng, mà còn cần phải bảo đảm nông sản về với Thủ đô "thực sự an toàn".
Theo Danviet
Ồ ạt đổ bộ, nhãn Sông Mã chính thức "đánh chiếm" thị trường Thủ đô Sáng ngày 3.8, "Tuần lễ Nhãn và nông sản an toàn tỉnh Sơn La năm 2018" đã chính thức được khai mạc tại Trung tâm Xúc tiến Thương mại Nông nghiệp số 489 Hoàng Quốc Việt - Cầu Giấy - Hà Nội, kéo dài từ 3.8 đến 9.8. Đây là một trong những hoạt động trọng tâm triển khai kế hoạch tổ chức...