Gần 600 cán bộ dân số mất việc sau quyết định đột ngột của Thanh Hóa
559 cán bộ bán chuyên trách dân số kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) của tỉnh Thanh Hóa công tác hơn 10 năm nay bỗng mất việc vì tỉnh bỏ cán bộ dân số.
Trước năm 2020 tỉnh Thanh Hóa có 635 cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ. Sau khi sáp nhập thôn, xã, đến nay tỉnh còn 559 người làm trong lĩnh vực này, hầu hết có thời gian công tác hơn chục năm.
Bỗng dưng mất việc
Ngày 12/12/2019, Nghị quyết số 232/2019/NQ-HĐND tỉnh không còn chức danh cán bộ dân số xã. Gần 600 con người đang công tác trong lĩnh vực DS-KHHGĐ bị bỏ rơi, bơ vơ không có việc làm.
Anh Phạm Văn Công (37 tuổi), cán bộ DS-KHHGĐ xã Giao Thiện ( huyện Lang Chánh) cho biết, anh học trung cấp y. Năm 2008, Bộ Y tế có Thông tư số 05 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy DS-KHHGĐ ở địa phương. Do đó, nhiều tỉnh, thành trên cả nước đã sắp xếp, bố trí cán bộ dân số xã là viên chức trạm y tế.
Anh Công đã có 10 năm công tác bỗng dưng mất việc
“10 năm qua, tỉnh Thanh Hóa tuyển dụng những người làm công tác dân số như chúng tôi. Bỗng nhiên cuối năm 2019 lại cắt chức danh này khiến chúng tôi mất luôn việc làm”, anh Công bức xúc nói.
Video đang HOT
Cũng theo anh Công, trong suốt quá trình công tác, ngoài bằng cấp chuyên môn theo quy định, các anh còn được cử đi học, tập huấn các lớp nghiệp vụ do Chi Cục DS-KHHGĐ tỉnh Thanh Hóa đào tạo, cấp chứng chỉ.
Chị Lê Thị Hồng (36 tuổi) học trung cấp điều dưỡng cũng làm cán bộ DS-KHHGĐ ở thị trấn Hà Trung 10 năm nay, từ ngày phụ cấp chỉ vài trăm nghìn đồng.
“Với mức phụ cấp không đủ tiền xăng xe mỗi lần xuống cơ sở nhưng nghĩ mình có bằng cấp thì sau này được tuyển dụng vào biên chế. Ai ngờ đến nay chúng tôi không còn có vị trí để làm. Chừng ấy thời gian mà làm công việc khác thì giờ chúng tôi đã ổn định rồi”, chị Hồng chia sẻ.
Vì sao Thanh Hóa không làm rõ chức danh dân số?
Ngày 17/3/2020, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 2048 về việc bổ sung biên chế sự nghiệp y tế cho Thanh Hóa, tổng số 2.911 biên chế.
Theo đó, yêu cầu Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, UBND các tỉnh thống kê, làm rõ chức danh cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ tại trạm y tế xã. Trên cơ sở đó, đề xuất bổ sung số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập (biên chế sự nghiệp y tế) để thực hiện việc chuyển đổi nhân viên y tế hợp đồng lao động tại các trạm y tế cấp xã thành nhân viên chính thức.
Ngày 22/5, Bộ Y tế cũng có văn bản số 2822/BYT-TCDS về việc ổn định tổ chức, bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ trong đó có nội dung nêu rõ: Đối với những tỉnh/thành phố đã tuyển dụng viên chức/chuyên trách dân số xã thì giao cho trạm ytế quản lý.
Đối với những tỉnh/thành phố chưa tuyển dụng được viên chức/chuyên trách dân số xã thì chỉ đạo Sở Y tế phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức tuyển dụng hoặc bố trí cán bộ không chuyên trách xã thực hiện nhiệm vụ công tác DS-KHHGĐ.
Chị Hồng có bằng trung cấp điều dưỡng, suốt 10 năm qua mong chờ được tuyển dụng thì bỗng dưng lại mất việc
Trao đổi với VietNamNet, Trưởng phòng Tổ chức Sở Y tế Thanh Hóa Đoàn Nam Hương cho biết, ngày 15/6, Sở đã có báo cáo, đề xuất với tỉnh về tổ chức, bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ.
Theo ông Hương, trước năm 2020 toàn tỉnh có 635 cán bộ công tác DS-KHHGD xã, nay sáp nhập xã còn 559 người được hưởng phụ cấp bằng 0,7 mức lương cơ bản. 100% cán bộ dân số xã có bằng chuyên môn từ trung cấp trở lên và hầu hết đã được đào tạo kiến thức cơ bản về DS-KHHGĐ 3 tháng.
Sở Y tế báo cáo tỉnh, cho xin cho trạm y tế kiêm nhiệm vụ dân số
Hiện nay, theo Nghị quyết số 232/2019/NQ-HĐND ngày 12/12/2019 của HĐND tỉnh không còn chức danh cán bộ dân số xã. Do đó, Sở Y tế đề xuất đối với cán bộ dân số xã giao cho trạm y tế xã, phường, thị trấn thực hiện công tác dân số.
“Hiện nay theo theo Nghị quyết của HĐND tỉnh thì không còn chức danh dân số. Hơn nữa những cán bộ này là thuộc bên chính quyền, không phải ngành dọc của Sở Y tế quản lý. Do vậy, để tuyển dụng những người này vào trạm y tế là vượt quá thẩm quyền của Sở. Cái này phải do tỉnh quyết định”, ông Hương cho biết.
Về vấn đề trên, Giám đốc Sở Y tế Thanh Hóa Trịnh Hữu Hùng cho biết, ông cũng rất trăn trở cho những cán bộ làm công tác dân số nhiều năm trước đó.
“Bạn đọc có khúc mắc, bày tỏ quan điểm hay cần truyền thông tham gia giải quyết các vấn đề cá nhân, cộng đồng… hãy liên lạc với chúng tôi theo địa chỉ email banxahoi@vietnamnet.vn. Mọi thắc mắc, kiến nghị, đề xuất đều được xem xét hỗ trợ trong thời gian sớm nhất. Trân trọng!”
Xã Tân Phúc nâng cao chất lượng dân số
Xã Tân Phúc (Lang Chánh) có 1.442 hộ với gần 6.200 nhân khẩu, phân bố ở 9 thôn, trong đó thôn xa nhất cách trung tâm xã 12km.
Nhờ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, triển khai các mô hình như: Câu lạc bộ tiền hôn nhân; câu lạc bộ phòng chống suy dinh dưỡng; giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; sàng lọc trước sinh và sơ sinh để phát hiện sớm các dị tật ở trẻ..., những năm gần đây chất lượng dân số trên địa bàn xã được cải thiện đáng kể.
Cán bộ dân số xã Tân Phúc tuyên truyền thực hiện chính sách dân số tại hộ gia đình.
Trao đổi với ông Hà Văn Bằng, phó chủ tịch UBND xã được biết: Để nâng cao chất lượng dân số, xã đã đưa những quy định cụ thể trong việc xây dựng quy mô gia đình ít con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc vào hương ước, quy ước thôn để người dân có trách nhiệm thực hiện. Nhờ đó, 3 năm trở lại đây, xã đã có những chuyển biến tích cực trong công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình, giảm tình trạng tảo hôn và kết hôn cận huyết thống. Nhờ đi từng nhà, rà từng đối tượng, số trẻ là con thứ 3 trở lên ở xã cũng đã giảm đáng kể và được kiểm soát thường xuyên, kịp thời. Đội ngũ làm công tác dân số chủ yếu tuyên truyền nhóm nhỏ cho người dân vào các buổi tiêm chủng; tuyên truyền tư vấn tại gia đình vào các buổi tối, khi người dân đông đủ ở nhà. Tại xã, cán bộ y tế thôn nắm địa bàn rất chắc và có kinh nghiệm trong tuyên truyền, vận động. Đặc biệt, công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về chính sách dân số luôn được chú trọng và thực hiện linh hoạt, phù hợp với từng địa bàn thôn, bản. Ngoài việc treo băng zôn, tuyên truyền qua loa truyền thanh xã..., trạm y tế xã cũng thường xuyên phối hợp với các trưởng thôn, đoàn thể tổ chức tuyên truyền lồng ghép vào các buổi sinh hoạt định kỳ, thành lập và duy trì hoạt động của các câu lạc bộ không sinh con thứ 3, chăm sóc sức khỏe sinh sản... Hàng tháng, đội ngũ nhân viên y tế thường xuyên theo dõi và nắm bắt số lượng phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, cặp vợ chồng sinh con một bề... để tiếp cận và tuyên truyền. Các bà mẹ thường xuyên được cán bộ trạm y tế kiểm tra sức khỏe, theo dõi tiêm phòng đầy đủ; thai nhi trong 3 tháng đầu, 3 tháng cuối được theo dõi tầm soát để sớm phát hiện và sàng lọc các dị tật bẩm sinh. Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động mà nhận thức của người dân đã có những chuyển biến tích cực. Hầu hết các hộ gia đình trong xã đã nắm được những kiến thức cơ bản về thực hành chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ, trẻ em như khám thai định kỳ, tiêm phòng uốn ván trước khi sinh, 100% trẻ em trong độ tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc-xin phòng bệnh, uống vitamin A, phòng chống suy dinh dưỡng, bảo đảm sức khỏe trong giai đoạn đầu đời.
Chị Hà Thị Thịnh ở thôn Tân Phong, xã Tân Phúc chia sẻ: Trước đây, tôi vẫn cho rằng cha mẹ khỏe, ắt con cũng khỏe. Thế nhưng, khi mang thai, tôi đến khám thai tại cơ sở y tế đã được tư vấn về việc sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh thì thấy đây là việc làm rất cần thiết. Nếu không được tuyên truyền, tư vấn, tôi cũng như nhiều phụ nữ mang thai khác sẽ không biết, chủ quan bỏ qua.
Chọn nghề cũ hay nhảy nghề mới để sinh tồn khi mất việc? COVID-19 chính là một tình huống của VUCA - chữ viết tắt của 4 tính từ: biến động, bất định, phức tạp và mơ hồ. Trạng thái VUCA của thế giới hiện tại đặt bạn vào rất nhiều tình cảnh tương tự COVID-19. Các nhân viên, kỹ sư công nghệ làm việc tại Công ty phần mềm VNG - Ảnh: T.T.D. "Sắp tới...